Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô tô bị ngập nước: Hậu quả và giải pháp khắc phục

Lê Tùng - 24/05/2022 | 15:01 (GTM + 7)

Những ngày qua, giông bão và mưa rào là nỗi ám ảnh của cánh tài xế khi tham gia giao thông tại các cung đường dễ ngập. Bởi, nước không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất mà nghiêm trọng hơn còn gây hư hỏng động cơ khi tràn vào buồng đốt; xảy ra hiện tượng thủy kích.

Vì vậy, việc bộ phận nào của xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất và làm thế nào để giảm thiệt hại khi đi trên đường ngập, có lẽ là vấn đề được nhiều bác tài quan tâm. 

Trong những tình huống khẩn cấp buộc phải di chuyển qua vùng ngập, hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn.

Hậu quả khi xe đi qua vùng nước ngập

Nước sẽ gây hại cho các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hướng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, cảm biến,…

Hệ thống điện rất nhạy cảm với nước. Sự có do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên ô tô xảy ra trước khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe.

Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc các chức năng của ô tô hoạt động sai quy trình. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng.

Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ông hút gió, nước sẽ tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. (Hiện tượng thủy kích). Nếu bị nhẹ thì phải thay tay biên, nặng thì có lẽ phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí rất đắt đỏ.

Trường hợp khác, nước có thể tràn vào xy-lanh cũng gây nguy hiểm. Bởi, lúc này lòng xy-lanh có thể bị gỉ và sau đó thì việc xe “uống xăng như nước” là điều khó tránh khỏi.

Hau-qua-khi-oto-ngap-nuoc-va-cach-xu-li-hieu-qua-1

Một vài giải pháp giảm thiệt hại khi đi trên đường nước ngập

Chú ý đi tốc độ chậm và đều ga - Khi đi qua vùng ngập nước, đầu tiên phải xác định mực nước ở thời điểm đó nông hay sâu và xe sử dụng là dòng SUV hay Sedan. Nếu mực nước không quá 20 cm, xe có thể di chuyển qua một cách an toàn.

Lưu ý: Lái xe nên đi số thấp, tắt tất cả các hệ thống như điều hòa, màn hình giải trí… để tăng khả năng vận hành của động cơ.

Bên cạnh đó, với dòng xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ S, các lái xe nên tăng ga từ từ và không nên thốc ga. Việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích. 

Đặc biệt, không dừng lại quá lâu trong vùng ngập. Nếu bắt buộc thì phải về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăng bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập.

Không nên cố khởi động lại xe khi xe chết máy - Với những ô tô bị chết máy khi đi qua đoạn ngập nước, tuyệt đối không được khởi động lại máy vì nếu người lái cố đề máy, khi nước vào dễ xảy ra hiện tượng bó máy.

Nếu có nước trong động cơ, hộp số hay hệ thống nhiên liệu mà bạn vẫn cố khởi động thì đây là cách…”phá xe nhanh nhất”.

Vì thế, cách tốt nhất là không cố khởi động mà nên rút chìa khóa điện, đẩy xe vào vị trí cao và gọi ngay cho cứu hộ.

Tháo cực âm ắc quy - Đây được xem là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại và cũng góp phần tránh hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU hoặc hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.

Kiểm tra que thăm dầu - Việc kiểm tra này nhằm xem có dấu hiệu của nước lọt vào hệ thống bôi trơn không. Nếu có nước, khả năng rất cao là động cơ cũng đã bị ngập nước và nếu xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thăm thì cần phải thay dầu và lọc dầu.

1543290645-nhuyich171543199461r1200x0

Nước ngập vào khoang nội thất thì xử lý như thế nào?

Xe bị ngập nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, do đó nên tắt chìa khóa điện. Việc này giúp bảo vệ các thiết bị điện tử và tránh bị chập. Hơn nữa, khi mực nước ngập quá cao thì tuyệt đối không mở cửa xe.

Nước sẽ tràn vào bên trong làm hư hỏng các bộ điều khiển và nội thất xe. Nếu cần rời khỏi xe, lái xe nên hạ kính và chui ra khỏi xe.

Việc cửa xe bị ngập nước sẽ đọng lại rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn, hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi. Sau mỗi lần ngập, bạn nên mang xe tới xưởng kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ để tránh mất thêm chi phí sửa chữa.

Lưu ý: Nếu quan sát thấy mực nước sâu thì không nên liều lĩnh chạy qua. Rất có thể nước sẽ tràn vào trong khoang nội thất, lúc này người lái cần phải gọi ngay cho cứu hộ, đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?

// //