Những công trình giao thông trọng điểm sẽ hoàn thiện trong năm 2022
Phóng viên - 31/01/2022 | 23:02 (GTM + 7)
Năm mới đang đến với những niềm hy vọng, bên cạnh hy vọng kiểm soát, tiến tới chấm dứt dịch bệnh; còn kỳ vọng vào sự vực dậy của nền kinh tế nước nhà mà một trong những yếu tố thể hiện điều đó chính là việc về đích của các công trình giao thông trọng điểm
Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh nhưng nhiều dự án/công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành và đi vào sử dụng trong năm Tân Sửu 2021 như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long tại khu vực Hà Nội; dự án nâng cấp sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (TPHCM) hay dự án cải tạo tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp (khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long)…
Năm mới đang đến với những niềm hy vọng, bên cạnh hy vọng kiểm soát tiến tới chấm dứt dịch bệnh thì người dân cả nước còn kỳ vọng vào sự vực dậy của nền kinh tế nước nhà mà một trong những yếu tố thể hiện điều đó chính là việc về đích của các công trình giao thông trọng điểm còn đang dang dở.
Trước thềm năm mới, mời quý vị và các bạn cùng VOV Giao thông điểm qua những công trình mang nhiều kỳ vọng hoàn thành trong năm Nhâm Dần 2022.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Ở khu vực Hà Nội, có thể kể đến đầu tiên là Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Đây là tuyến đường sắt đô thị có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu euro, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước.
Đến thời điểm này, tiến độ toàn dự án đã đạt khoảng 75% và sẽ đưa vào khai thác đoạn trên cao từ tháng 12/2022.
Một công trình quan trọng khác là Cầu Vĩnh Tuy 2, cây cầu này sẽ là dự án trọng điểm được đưa vào sử dụng cuối năm 2022. Cầu Vĩnh Tuy 2 nằm phía hạ lưu sông Hồng, có thiết kế tương tự và nằm song song với cầu giai đoạn 1. Ngoài ra, dự án Hầm chui Lê Văn Lương với tổng chiều dài khoảng 475m trị giá đầu tư khoảng 700 tỷ đồng sau khoảng 2 năm thi công dự kiến sẽ hoàn thành và thông xe vào quý IV/2022….
Bộ Giao thông vận tải cho biết trong năm Nhâm Dần 2022 sẽ chứng kiến sự về đích của nhiều dự án cao tốc thuộc mạng lưới cao tốc Bắc Nam. Đầu tiên có thể kể đến là tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được đưa vào phục vụ bà con ngay dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022.
Ngoài ra, nhiều dự án cao tốc khác cũng hứa hẹn sẽ về đích trong cuối năm 2022 như Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn; cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45; Cao tốc Cam Lộ - La Sơn; Cao tốc La Sơn - Túy Loan; cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Cũng theo Bộ GTVT thì Dự án cải tạo đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2022. Theo đó, sẽ có khoảng 6km đường băng cất hạ cánh cùng các công trình phụ trợ tại 2 sân bay lớn nhất nước sẽ được cải tạo nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng.
Trong năm Nhâm Dần 2022, TPHCM dự chi hơn 54.000 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án giao thông quan trọng như xây dựng mở rộng quốc lộ 50, đường nối đường Trần Quốc Hoàn – Cộng hòa, nút giao An Phú, cầu vượt thép tại ngã 4 Bốn Xã, hoàn thiện 1 số đoạn còn lại của tuyến Vành đai 2 hay cao tốc TPHCM – Mộc Bài…
Tuy nhiên đó là những dự án sẽ cần thêm nhiều thời gian để hoàn thành.
Còn trong năm Nhâm Dần 2022, ngành giao thông TPHCM cho biết sẽ có nhiều dự án quan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng như dự án cầu Thủ Thiêm 2 (dự kiến thông xe vào dịp 30/4/2022); nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; toàn bộ dự án Cầu Bưng; nâng cấp cải tạo đường và kênh Nước Đen hay dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2…
Hi vọng rằng với nỗ lực của mình, ngành giao thông sẽ có thêm nhiều dự án quan trọng hoàn thành, về đích trong năm Nhâm Dần 2022, qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tạo thêm nhiều cú hích tích cực cho quá trình phục hồi kinh tế xã hội của đất nước sau đại dịch Covid 19.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.