Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Xuống giống lúa Thu Đông: Cân nhắc kỹ tránh lợi bất cập hại

Xuân Quang – Mỹ Phụng : Thứ tư 20/09/2023, 12:09 (GMT+7)

Trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023–2024 sẽ diễn ra khốc liệt, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của các địa phương, ngành chức năng thời gian qua đã tích cực khuyến cáo, tuyên truyền người dân chủ động cắt vụ lúa Thu Đông để không bị ảnh hưởng của hạn mặn vụ lúa Đông Xuân...

Anh Trần Văn Mạnh – ngụ tại ấp Cộng Lạc, xã Bình Đông, Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang vừa trúng lớn với hơn 1ha diện tích lúa Hè Thu. Trong lòng phấn khởi anh lập tức chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo. Tính đến nay anh đã xuống giống vụ lúa Thu Đông gần được 10 ngày dù trước đó anh đã được chính quyền địa phương khuyến cáo cắt vụ này để hạn chế rủi ro hạn mặn cho vụ lúa Đông Xuân sắp tới.

Anh Mạnh chia sẻ: Thấy lúa có giá, bỏ thì uổng. Giờ làm thì làm vậy thôi chứ mình cũng đâu có biết trước được, có ảnh hưởng gì thì mình chịu chứ nhà nước đã không cho rồi. Hổm cũng nghe nói vậy đó. Nhà nước đã ngăn rồi nhưng do mình tự làm, rồi mai mốt có thất thoát gì thì nhà nước có cho thì cho, không cho thì thôi chứ tại mình làm đại mà.

Bên Bình Xuân, người cột chèo làm bên đó, người ta cũng đâu có cho nhưng dần dần sau này người ta cũng sạ hết ráo hà. Bên đó cũng có họp nữa đó. Có một số người, người ta mướn ruộng 1 năm bao nhiêu tiền vậy đó, rồi hỏng lẻ người ta bỏ ruộng trống trong thời gian đó?

Vụ 3 của năm rồi lúa bắt đầu có giá chứ còn mấy năm trước làm toàn thua lỗ tại giá lúa rẻ. mà giờ lúa đang có giá thế này, nhằm người mướn mấy mẫu luôn. Bây giờ người ta làm sao thì mình làm theo vậy.

Trà lúa thu đông của người dân xã Bình Đông, Thị xã Gò Công, Tiền Giang

Trà lúa thu đông của người dân xã Bình Đông, Thị xã Gò Công, Tiền Giang

Giống như anh Mạnh, chị Trần Thị Thúy Liễu, canh tác hơn 10 công ruộng ở ấp Cộng Lạc, xã Bình Đông cũng không tỏ ra lo lắng gì trước cảnh báo của ngành chức năng khi xuống giống vụ Thu Đông. Trà lúa Thu Đông của gia đình chị Liễu cũng được hơn 10 ngày tuổi nằm dọc các tuyến kênh. Hiện nay, nguồn nước ở tuyến này còn rất dồi dào nên gia đình chị Liễu cho rằng không lo thiếu nước tưới nếu có xảy ra hạn mặn đi chăng nữa: Dân phản đối quá trời, dân nói nếu trời không mưa thì dân chịu. Chứ như mấy người đi mướn ruộng, nếu không làm thì cũng phải trả tiền cho chủ đất. Chính quyền địa phương cũng họp hội nhiều lần rồi rốt cuộc dân cũng làm đó có bị gì đâu, bình thường mà. Nói chứ có cũng đâu có sao đâu. Lúc đó nó lọt ra tới tháng giêng, tháng 2 thì lúa đã chín. Với lại dưới kênh còn nước, còn bơm lên được.

Qua ghi nhận thực tế, những ngày qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn các huyện phía Đông như Gò Công Tây, Thị xã Gò Công và thậm chí là Gò Công Đông, sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu, nông dân không tuân thủ khuyến cáo cắt vụ mà tranh thủ xuống giống lúa Thu Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ riêng vùng ngọt hóa Gò Công, nông dân đã xuống giống trên 7.200ha lúa Thu Đông; trong đó, tập trung nhiều ở huyện Gò Công Tây gần 6.000 ha, huyện Gò Công Đông 230 ha, Thị xã Gò Công 1.200 ha...

Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động cắt vụ nhưng vẫn có một số diện tích nông dân vẫn xuống giống: “Giải pháp chỉ tiếp tục tuyên truyền, vận động chứ đâu có biện pháp chế tài nào đối với hộ sản xuất đâu. Các xã hiện vẫn tiếp tục vận động, hiện nay có cái khó là giá tăng đột biến quá. Năm rồi vụ Thu đông vẫn gieo sạ hơn 200 ha và không có bị thiệt hại”.

Không chỉ tuyên truyền chủ trương cắt vụ của UBND tỉnh, chính quyền địa phương còn thực hiện biện pháp để khuyến khích người dân tuân thủ lịch cắt vụ lúa Thu Đông như hỗ trợ 1 triệu đồng cho mỗi hecta cắt vụ. Bên cạnh đó,  có nơi còn chế tài bằng cách phạt chủ máy cày khi phát hiện cày, sới đất. Tuy nhiên, các biện pháp cũng không thể ngăn được người dân xuống giống.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Đội trưởng đội vận hành cống Rạch Giá – xã Tân Trung cho biết: Cũng có tuyên truyền cho bà con để cắt vụ nhưng bà con vẫn làm.  Bởi theo tính toán của bà con, nếu bỏ 1 vụ thì tiệt xịt thuốc diệt cỏ, tiền hỗ trợ không đủ để xịt thuốc. Cỏ lên dữ lắm. Bên chính quyền cũng ngăn dữ lắm, ngăn máy cày không cho xuống ruộng nhưng khi lực lượng rút về thì họ vẫn tiếp tục cày. Hễ lực lượng ra thì người ta bỏ máy cày đi trốn, khi lực lượng về thì mấy ổng cày tiếp. Tại vì vụ 3 là lúa có giá nữa.

Tại hội nghị về sơ kết sản xuất trồng trọt Hè Thu, Thu Đông năm 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày 14-9 vừa qua tại Thành phố Cần Thơ, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo, xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm.

Vì thế, để đảm bảo sản xuất, Cục Trồng trọt đề ra nhiều giải pháp trong đó có đề ra khung thời vụ và diện tích xuống giống cụ thể cho từng vùng ở đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Đông Xuân tới để hạn chế tối đa việc hạn mặn ảnh hưởng đến sản xuất. Vì vậy, nếu vì lợi trước mắt mà bất chấp khuyến cáo thì bên cạnh ảnh hưởng sản xuất chung thì người chịu thiệt hại nhất chính là bà con nông dân.

Empty


Nếu như đúng với dự báo của các nhà khoa học, tình hình hạn mặn năm 2023 – 2024 tại ĐBSCL sẽ diễn biến rất khốc liệt, việc gieo sạ lúa không đúng với lịch thời vụ khuyến cáo thì nguy cơ bị thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

Dẫu biết rằng, kinh tế của người dân trồng lúa chủ yếu phụ thuộc vào 3 vụ lúa trong năm, tuy nhiên, năm nay ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên gieo sạ vụ lúa Thu Đông tại những vùng có nguy cơ ảnh hưởng bởi hạn mặn mà cho đất nghỉ ngơi một thời gian rồi bắt tay vào sản xuất lúa Đông Xuân.

Bởi lẽ, theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn năm nay sẽ xuất hiện sớm và lấn sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số thời điểm sẽ tương đương với đợt hạn mặn năm 2015 – 2016 và thậm chí là bằng với năm 2019 – 2020 nên có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng lúa của bà con nơi đây. Vì vậy nếu thời điểm này xuống giống vụ lúa Thu Đông thì cuối tháng 11, đầu tháng 12-2023 mới thu hoạch.

Sau đó, nếu gieo sạ vụ lúa Đông Xuân thì tháng 3-2024 mới có thể thu hoạch. Lúc đó, nếu đúng theo dự báo thì hạn mặn ập đến trước khi kịp thu hoạch vụ lúa Đông Xuân thì nguy cơ thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

Thực tế đáng lo ngại hiện nay, mặc dù địa phương đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cắt vụ lúa thu đông để tránh ảnh hưởng bởi hạn, mặn, nhưng nhiều nông dân chưa đồng thuận cao vì nhiều lý do. Với tập quán sản xuất theo kiểu tư duy “hên – xui” hoặc “nhờ trời” nên nhiều người dân vẫn phớt lờ khuyến cáo của ngành chức năng.

Bên cạnh đó, hiện nay giá lúa đang trên đà cao nên việc vận động người dân ngưng vụ cũng là vấn đề khó khăn. Ngoài ra người dân cũng cho rằng, nếu bỏ vụ thì lãng phí đất trồng trọt, nông dân không có việc làm, không có nguồn thu nhập. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ sâu xa hơn thì đó chỉ là những cái lợi trước mắt tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra.

Nếu ai đã từng chứng kiến 2 đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016 và 2019-2020 đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn trái của người dân thì ắt hẳn không khỏi ám ảnh về sự khắc nghiệt của thời tiết. Bài học nhãn tiền còn đó. Không những thế, những năm gần đây, hầu hết thông tin dự báo của các nhà khoa học rất chính xác.

Năm nay, dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra khốc liệt nên việc xuống giống lúa Thu Đông cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ vụ Thu Đông không phải là vụ sản xuất chính trong năm mà vụ chính là vụ Đông Xuân. Đây là vụ lúa trúng nhất trong năm – vừa trúng mùa lại vừa trúng giá. Do đó, nếu sản xuất lúa Thu Đông thì buộc lòng cắt vụ Đông Xuân để né hạn mặn hoặc nếu vẫn sản xuất thì sẽ đẩy vụ Đông Xuân vào nguy cơ mất trắng nếu hạn mặn xảy ra như dự báo. Như vậy liệu có đáng đánh đổi?

Người dân lo lắng về việc mất việc làm nếu cắt vụ lúa. Tuy nhiên, phải hiểu rằng cắt vụ lúa là thay bằng vụ màu chứ không phải cắt đứt, bỏ hẳn thời gian dài. Có thể xen canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, hoặc 2 vụ màu, 1 vụ lúa. Chỉ cần làm sao đảm bảo vụ Đông Xuân phải thu hoạch trước tháng giêng năm sau để né hạn mặn.

Khi luân canh mô hình canh tác lúa - màu trên nền đất lúa sẽ mang lại những lợi ích về sinh thái rất lớn, bởi việc luân canh sẽ hạn chế mầm sâu bệnh lưu tồn và cắt đứt nguồn lây lan, giúp giảm thuốc trừ sâu và bồi bổ cho đất - là một trong những yếu tố để nông nghiệp phát triển bền vững.

Những năm gần đây, hầu hết thông tin dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn rất chính xác. Vì vậy, trước dự báo tình hình El-nino có thể xuất hiện trong mùa khô năm nay thì bà con nông dân cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng để tránh “lợi bất cập hại”.

 

Xuân Quang – Mỹ Phụng /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Vừa qua Sở Y tế TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khám chữa bệnh ngoại trú của toàn thành phố đạt hơn 20 triệu lượt khám, chưa tính lượng bệnh ở các BV tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.