Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Về “Ngàn” Hậu Giang

Nhật Minh: Thứ hai 25/03/2024, 15:31 (GMT+7)

Kênh xáng Xà No trăm năm trước đã biến Hậu Giang từ đồng hoang trở thành vựa lúa gạo Tây sông Hậu, một thời trên bến dưới thuyền.

Các con kênh ngang được xẻ thẳng vào tận cánh đồng, được đặt tên từ Một Ngàn đến Mười Bốn Ngàn, rồi Mười Bốn Ngàn Rưỡi, sau này hình thành nên “Xứ Ngàn” của Hậu Giang ngày nay.  

Xứ Ngàn là tên gọi thân thương và đặc biệt để nói về vùng đất Hậu Giang trù phú, nơi xứ của ruộng đồng, xứ của những vườn cây trái, kênh rạch dọc ngang. Xứ ngàn gắn liền với một công trình lịch sử: Kênh xáng Xà No - Con đường lúa gạo trăm năm của đồng bằng Nam bộ.

Với bao con nước lớn ròng chở nặng phù sa đã vun bồi cho ruộng, vườn tươi tốt và ấp ôm trong nó những câu chuyện đáng nhớ của bề dày lịch sử trăm năm. Kênh Xà No dài khoảng 40km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ, đoạn qua huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây.

Kênh Xáng Xà No - Con đường lúa gạo vùng Tây sông Hậu

Kênh Xáng Xà No - Con đường lúa gạo vùng Tây sông Hậu

Vào cuối thế kỉ XIX, để khai thác Nam Kỳ, người Pháp thấy cần thiết phải mở mang giao thông thuỷ đạo tiến về phía Tây của Nam Bộ. Từ năm 1866, họ đã dùng 2 chiếc xáng vét lại rạch Bến Lức và sông Bảo Định (Mỹ Tho), kênh xáng Xà No, kênh Lái Hiếu, kênh Thốt Nốt, kênh Rạch Giá – Hà Tiên và những con kênh hợp lại thành vùng Ngã Năm, Ngã Bảy. Đến mùa khô năm 1901, kênh xáng Xà No chính thức được khởi công và tháng 7/1903 thì hoàn thành. Tên gọi Xà No được đọc trại từ tên của người Pháp chỉ huy xáng múc con sông này là Saint-Tanoir.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng lý giải thêm: "Xà No là vùng đất trồng nhiều cây điên điển, một xóm dân cư của người Khmer, Sóc Snor là xóm dân cư nhiều cây điên điển. Trong xóm dân cư này có 1 cái rạch gọi là rạch Xà No, đây có thể nói là công trình thủy nông đào bằng máy xáng đầu tiên của vùng Đông Nam Á, Đông Dương".

Cái tên Xà No còn được dân gian truyền miệng nhau câu chuyện khi các nhân công mở đường cho chiếc Xáng vận hành, người ta bắt gặp một con rắn rất to, nó đang no căng bụng nên không di chuyển nhanh được. Thấy vậy, người ta gọi là Xà No cho dễ nhớ, Xà là rắn, no là no mồi. Sau khi đào kênh Xà No, người Pháp tiếp tục đào xẻ ngang hơn 20 kênh sườn được đào theo lối “xôm lươn”, “dẫn thủy nhập điền”, tháo phèn, bồi đắp phù sa, làm màu mỡ những cánh đồng lúa ở miệt Ngàn.

Theo các bậc cao niên, một người Pháp thường được gọi là ông đốc Cary là người có ý tưởng đầu tiên đào những kênh sườn này. Ông Cary nhận ra ngay vùng này có tiềm năng lớn để trồng lúa nên xin chính quyền Pháp khai khẩn đất đai, lập đồn điền rộng tới 3.600ha dọc hai bờ kênh Xáng Xà No. Để có nước trồng lúa, ông huy động dân phu và tá điền đào những kênh sườn hai bên “xương sống” Xáng Xà No. Để quản lý đồn điền, đốc Cary phân cấp cho các chủ bao, mỗi chủ “bao” một vùng chừng 400-500ha rồi cho tá điền mướn. Tới mùa tá điền đóng lúa cho đốc Cary và nộp lãi cho chủ bao. Do bị các chủ bao ăn xén ăn bớt nên sau một thời gian, đốc Cary lỗ nặng, phải bán lại cả vùng đất cho một người Pháp thường được gọi là “Tây già”.

“Tây già” cùng với con trai thường gọi là “Tây be” mở rộng đồn điền lên 7.200ha, bắt đầu từ kênh Tám Ngàn cho tới kênh Mười Bốn Ngàn Rưỡi. Trong quá trình mở đất, “Tây già” cho xẻ thêm những con kênh sườn nhỏ nữa, song song và ở giữa những kênh sườn đã có, rút ngắn khoảng cách giữa các kênh từ 1.000m xuống còn 500m. Những kênh sườn đào sau có tên bắt đầu từ... Năm Trăm rồi Một Ngàn Rưỡi, Hai Ngàn Rưỡi... cho tới Mười Bốn Ngàn Rưỡi! Nhờ cách làm thủy lợi mạng nhện này, đồn điền của hai ông Tây trúng mịt trời.

Ông Trần Văn Tâm, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, người cố cụ vùng này, cho biết: "Vào cái thời Tây lận, hồi đó là nào con kênh là 500m có con kênh. Rồi như vậy, con kênh từ 1000 vô như vậy là tới 1.500 rồi 2.000, 2.500, 3.000, 3.500. Sau này, lấp bớt mấy con kênh 250 hết rồi á. Nó lấp lại thành ra bây giờ chỉ còn là kênh 1.000, 1.500, 2.000, kênh 2.500, kênh 3.000, 3.500, kênh 4.000, kênh 5.000. Toàn là nghề nông không, rửa phèn với dẫn nước phục vụ nông nghiệp đó con. Cuộc sống bà con mình thì hiện nay khấm khá hơn mười mấy năm về trước. Kinh tế từng bước phát triển, đa số là đi đường xe không".

Kênh xáng Xà No đoạn qua thành phố Vị Thanh - Ảnh baoxaydung

Kênh xáng Xà No đoạn qua thành phố Vị Thanh - Ảnh baoxaydung

Ngay tại vị trí chợ Bảy Ngàn ngày nay, hồi đó Tây già cho xây một nhà máy xay xát chạy bằng hơi nước cỡ lớn nhất vùng, trên diện tích 13 công đất, có sân phơi, kho chứa. Để chở gạo lên Sài Gòn, hai cha con Tây già còn sắm cả sà lan loại 2.700 tấn, lập xưởng cơ khí để sửa chữa máy cày, ghe tàu, quy tụ cả trăm nhân công. Mãi cho đến năm 1952 người dân Bảy Ngàn đánh chiếm được lầu trắng, sau năm 1975 thì nơi này trở thành trụ sở UBND xã và đến 2005 thì nhà nước phá bỏ để xây dựng chợ Bảy Ngàn.

Ông Trần Văn Tâm kể tiếp: "Xay xát lúa là chỗ lầu trắng 7.000 đập phá rồi làm khu thương mại rồi. Lầu trắng lớn lắm. Lầu trắng này hồi thời ông Tây Albert, hồi năm 1945-1954 là có rồi đó. Cái lầu trắng là để xay xát lúa gạo. Nó tới 12 máy xay lận. Coi như là bà con mình thu lúa màu là tập trung về đó, cái đó là cái điểm chính. Bây giờ chỗ đó là khu thương mại, cái chợ 7 ngàn".

Trở lại với cuộc sống cư dân trong vùng. Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” với vùng đất nào có những yếu tố gần chợ, gần sông, gần lộ thì cư dân ở đó không những thuận lợi trong cuộc sống, làm ăn mà con ở việc di chuyển, giao thương. Trong Đất Gia Định – Bến Nghé xưa và người Sài Gòn, cố nhà văn Sơn Nam, mô tả: “… Nhà cất hàng dài hai bên bờ, đất do xáng thổi lên trở thành đường lộ cao ráo như kiểu đất giồng nhân tạo, phía trước cất nhà, hai bên và sau nhà có thể trồng dừa, trồng mía. Nhìn bản đồ, ta liên tưởng đến một thành phố, kinh là con đường, nhà hai bên sắp hàng ngay thẳng”.

Những ngôi chợ đã được hình thành 2 bên bờ kênh. Trong đó, phải kể đến chợ Một Ngàn, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hay Chợ Vị Thanh ở thành phố Vị Thanh, ... Nếu có dịp ghé thăm chợ Một ngàn, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, hỏi thăm những tiểu thương lâu năm ở đây, chúng ta sẽ được kể về ngôi chợ này những ngày sơ khai. Từ ngôi chợ nhỏ, mua bán tạm bợ thuở mởi hình thành, nay chợ Một Ngàn được mở rộng, có nhà lồng, khang trang, nhộn nhịp hơn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Ông Nguyễn Văn Lại, ở thị trấn Một Ngàn, chia sẻ: "Trước đây khi đơn vị hành chính này thành lập được chia tách từ UBND xã Tân Thuận ra đơn vị thị trấn 1 ngàn thì nói chung cơ sở vât chất còn khó khăn lắm, đường xá cũng chưa hoàn chỉnh, đến giờ này đường xá, trường trạm, rồi giao lưu hàng hóa có nhiều mặt nhân dân có lợi, kinh tế thì phát triển".

Nhìn trên bản đồ hôm nay, kênh xáng Xà No không khác gì sợi chỉ nối thẳng tắp từ Vàm Xáng đến thành phố Vị Thanh. Dọc bờ kênh là những miệt vườn cây trái, những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, những khu dân cư tấp nập. Lịch sử cũng đúc kết rằng chính dòng kênh này đã đánh thức cả một miền đồng bằng rộng lớn của Hậu Giang cũng như các tỉnh nằm trong vùng bán đảo Cà Mau.

Tạm xa “xứ Ngàn” thân thương, người ta nhớ mãi về sự hào sảng, mến khách của người dân xứ này. Từ vùng đất chịu nhiều tổn thương trong chiến tranh đã chuyển mình mạnh mẽ. Và tên gọi xứ ngàn vẫn mãi còn đó như chứng minh cho một giai đoạn lịch sử đã qua, là niềm tự hào của người dân vùng đất này mỗi khi nhắc đến. 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.