Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Ùn tắc cổng trường: Nhìn từ ý thức phụ huynh

Thái Sơn: Thứ hai 07/11/2022, 06:00 (GMT+7)

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trước cổng trường học rất cần có sự nỗ lực từ nhiều phía. Để xe máy lộn xộn; dừng, đỗ ô tô không đúng nơi quy định; sang đường không theo hàng lối… là thực trạng thường xuyên diễn ra trước nhiều cổng trường vào giờ đưa, đón học sinh.

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trò chuyện với chị Bích Hạnh, một phụ huynh đang chờ đón con trước cổng trường trên phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Phụ huynh chờ đón con trước cổng trường THCS Phan Đình Giót

Phụ huynh chờ đón con trước cổng trường THCS Phan Đình Giót

PV: Chào chị Hạnh

Chị Hạnh: Chào anh

PV: Chị đang chờ đón cháu phải không ạ, cháu nhà chị học lớp mấy rồi?

Chị Hạnh: Vâng tôi đang chờ đón cháu, cháu nhà tôi học lớp 7.

PV: Nhà mình có gần đây không chị? Mỗi lần chị đưa đón con thế này thì mất khoảng bao lâu?

Chị Hạnh: Nhà tôi cách trường hơn 1 cây số thôi, nhưng đi đón con cũng tùy thuộc tình trạng giao thông. Trung bình mất khoảng 20 phút. Nhưng có những hôm tắc đường mất tới 1 tiếng đồng hồ mới về đến nhà.

PV: Một cây số mà mất 1 tiếng đồng hồ cơ ạ?

Chị Hạnh: Vâng, 1 cây số mà mất 1 tiếng đồng hồ đấy. Bởi có nhiều hôm cổng trường giờ tan tầm bị tắc cứng, tắc đến mức mà không thể di chuyển được, nhất là các buổi trưa thứ 7.

Có hôm tôi đi đón con mà tắc đường đến mức mà tôi gọi grab, họ đã nhận cuốc xe của tôi rồi, nhưng thời gian chờ anh grab di chuyển đến vượt qua đám đông phải đến 30 phút anh đó mới đến được chỗ tôi đang đứng và sau đó lại 30 phút nữa để vượt qua đám đông đấy đi được về đến nhà.

Ùn tắc cục bộ trước cổng trường vào giờ đưa đón học sinh

Ùn tắc cục bộ trước cổng trường vào giờ đưa đón học sinh

PV: Bản thân tôi nhiều hôm đi đón con cũng mất cả tiếng đồng hồ, dù nhà tôi cũng chỉ cách trường 2 cây thôi.

Chị Hạnh: Vâng, thực ra phải nói là có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là bản thân phố Nhân Hòa là một con phố rất hẹp nhưng lại được di chuyển hai chiều và gần chợ Nhân Chính nên lượng người đi lại rất đông.

Thêm vào đó là khi đến giờ tan học thì mỗi một phụ huynh lại kèm theo một chiếc xe máy hoặc một ô tô để đón các con, thế là người tham gia giao thông tăng đột biến. Mà ai cũng muốn đón con nhanh, cho nên cũng cứ muốn đỗ sát vào cổng trường để cho các con ra là nhìn thấy mình luôn, điều đấy lại càng làm cho các con từ trong trường ùa ra thì phụ huynh đứng chắn xe như thế thì lại càng khó đi lại hơn.

Đến khi đón con được rồi thì để vượt qua đám đông tắc đường thì ai cũng muốn đi thật nhanh vào anh lại lấn sang xe máy lấn sang làn đối diện lấn sang làn ô tô. Họ không di chuyển được lại càng tạo thành một đám đông ùn tắc cục bộ mà vượt qua đám đông đấy thì đúng là khủng khiếp luôn.

PV: Vâng, tới giờ tan tầm đón con thì ai cũng muốn về nhà nhanh cho kịp bữa cơm chiều vì lúc đấy mình đi làm cũng đã mệt rồi. Nhưng mỗi người chịu nhường nhau đi theo đúng phần đường của mình thì đường sẽ đỡ tắc hơn đúng không chị?

Chị Hạnh: Đúng rồi. Tôi nghĩ là ý thức của người tham gia giao thông đóng một phần rất quan trọng, bởi vì đồng ý là đông rồi. Ai cũng vội thế. Nhưng ví dụ như chúng ta đỗ xe máy không đỗ chắn trước cổng trường nữa mà đỗ gọn vào để cho các con từ trong trường đi ra các con có thể di chuyển nhanh được.

Bởi vì có những bạn đi bộ nhưng có những bạn đi xe đạp nữa. Khi tham gia giao thông chúng ta nên đi đúng làn đường phần đường quy định của mình không nên lấn sang làn khác bởi vì làn nào cũng đông cả.

Bây giờ nếu chỉ cần một hàng xe máy lấn sang làn đối diện, xe ô tô bên này không thể di chuyển được và như thế thì tại một địa điểm nó cứ dồn lại tắc mãi thôi.

Lực lượng chức năng phân luồng giao thông

Lực lượng chức năng phân luồng giao thông

PV: Tôi thấy nhiều trường học áp dụng mô hình cho học sinh tan theo giờ so le nhau, cũng góp phần đỡ tắc đường, theo chị giải pháp này như thế nào?

Chị Hạnh: Tôi nghĩ đấy là một giải pháp rất hay, nhưng thực ra phải nói một tháng trở lại đây, chắc là do hiện tượng tắc đường này cũng đã phản ánh đến các cơ quan chức năng cũng như là Ban giám hiệu nhà trường. Cho nên gần đây có một đồng chí công an đứng ra để phân làn để xe nào đi đúng làn đường không lấn sang làn bên cạnh.

Ngoài ra còn có hai đồng chí giáo viên của nhà trường được cử ra để hỗ trợ. 2 đồng chí giáo viên đó sẽ có trách nhiệm là kêu gọi mọi người không đứng trước cổng trường, phụ huynh không đứng trước cổng trường và các em học sinh thì lấy xe đạp, xe máy ra, thì nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực trước cổng trường.

Nhờ sự phối hợp giữa cảnh sát giao thông, công an phường và giáo viên nhà trường, khoảng một tháng trở lại đây, nhất là buổi trưa thứ 7, tôi thấy không còn tắc đường mặc dù mật độ vẫn rất đông, di chuyển chậm nhưng không ùn tắc cục bộ.

PV: Giải pháp chị vừa nói rất hay, khi cơ quan chức năng mà phối hợp cùng nhà trường thì các phụ huynh cũng sẽ đồng thuận hơn. Tôi nghĩ rằng mô hình này cần nhân rộng hơn ra nhiều trường trên địa bàn Hà Nội để giảm thiểu tình trạng ùn tắc và mọi người cũng đưa đón con được thuận tiện hơn. Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện.

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Chiều 4/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an TP HCM và các cơ quan chức năng thông tin về việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, bị bạo hành.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.