Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Trăm năm một làng nghề

Nhóm PV: Thứ hai 26/12/2022, 21:16 (GMT+7)

Cồn An Hiệp – một trong hai xã cù lao của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa dòng sông Tiền và sông Sa Đéc, không những nổi tiếng là “vựa chanh” lớn nhất huyện Châu Thành, mà còn được nhiều người biết đến bởi thương hiệu của làng nghề làm gạch truyền thống tồn hơn nửa thế kỷ: làng gạch An Hiệp.

Sông Sa Đéc – dòng sông nối liền hai dòng chảy lớn của miền đất Cửu Long, đó là sông Tiền và sông Hậu, dòng phù sa ngọt lành bồi đắp cho vùng đất phía nam tỉnh Đồng Tháp, làm nên những vườn cây trái trĩu quả, tưới mát cho những đóa hoa khoe sắc giữa miền đồng bằng.

Cồn An Hiệp – một trong hai xã cù lao của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa dòng sông Tiền và sông Sa Đéc, không những nổi tiếng là “vựa chanh” lớn nhất huyện Châu Thành, mà còn được nhiều người biết đến bởi thương hiệu của làng nghề làm gạch truyền thống tồn hơn nửa thế kỷ: làng gạch An Hiệp.

Một góc làng lò gạch An Hiệp. Ảnh: Nông thôn Việt

Một góc làng lò gạch An Hiệp. Ảnh: Nông thôn Việt

Men theo quốc lộ 80 phía bên bờ xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, sẽ dẫn dàng bắt gặp hình ảnh của hàng loạt những chiếc lò gạch tròn như những khối tháp nối liền nhau soi bóng bên dòng Sa Giang.

Làng gạch An Hiệp, thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm thành phố Sa Đéc khoảng 3 km về phía nam, nơi đây mang nét đặc trưng cổ kính với những mái ngói rêu phong, những ụ tháp nằm liền kề nhau cao vút như những công trình kiến trúc kỳ vĩ đầy mê hoặc.

An cư mới lạc nghiệp, chuyện xây nhà ở bao giờ cũng quan trọng trong tâm thức của người Việt. Thế nên, không hề khó hiểu khi tại vùng đồng bằng đã mọc lên những xóm, những làng gắn bó nhau cùng theo nghề làm gạch.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ rất sớm, khắp Nam bộ, tỉnh nào cũng có những lò gạch truyền thống, hình tròn, mái vòm với các thông số thường tròn 9: đường kính lọt lòng từ 6,3 - 8,1m, cao từ 9 - 13,5m. Tường lò dày khoảng 1,8m (phần dưới) - 0,9m (phần đỉnh). Thời trước, vận chuyển đường thủy là thuận tiện và rẻ nhất nên các lò gạch đều nằm ven các sông lớn. Lò gạch Nam bộ có từ thời mở đất, cha truyền con nối, dịch chuyển theo dòng đời.

Thời hoàng kim, những cửa lò tại làng gạch An Hiệp cũng ngày đêm rực lửa, những gương mặt nhễ nhại mồ hôi, những viên gạch đỏ màu đất sét cứ theo những chuyến ghe thương hồ tỏa đi khắp đất phương nam.

Ông Châu Văn Nhĩ (tên thường gọi Sáu Nhĩ) – chủ cơ sở Thuận Thiên – một trong những người đã gắn bó với nghề làm gạch từ những ngày còn sức trẻ đến khi tuổi đã quá lục tuần, kể lại: "Làm được 15 năm rồi, sử dụng từ 30-40 nhân công, một ngày chắc cũng ra được 30 ngàn viên. Thời hoàng kim nó ngon lắm, thời đó là thời bán gạch xuất qua Campuchia, lúc đó người dân làm rất là phát triển. Hồi đó, làng An Hiệp, Châu Thành mình là tiếng tăm lắm đó. Tính ra bây giờ cũng gần cả trăm năm".

Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, những lò gạch ở đây từng có lúc không nghỉ, ngày đêm nhả khói, cho ra đời hàng trăm ngàn thiên gạch, phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia; góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương.

Trong ký ức của ông Sáu Nhĩ, hồi đó, ghe tàu lúc nào cũng tấp nập về cù lao, bốc gạch, dỡ hàng rồi chở đi tứ phương, hết chuyến này lại đến chuyến khác, bất kể ngày đêm. Hẳn những ai đã đến An Hiệp một lần, được nhìn tận mắt quá trình làm gạch, nhìn những chóp nón lá nhấp nhô giữa trưa nắng và cả những giọt mồ hôi rơi trên nụ cười của cô công nhân lò gạch thì sẽ biết vì sao giữa bao vất vả, nhọc nhằn, người ta vẫn mải miết theo nghiệp, bám nghề.

photo1639275763622-1639275763745460384798

Sau bao nhiêu năm thăng trầm có đủ, xóm nghề vẫn bền bĩ tồn tại như minh chứng cho sự kiên cường với thời gian, với dòng xô đẩy của nhịp sống xã hội. Bao nhiêu năm tồn tại, thì cũng chừng ấy năm làng nghề trải qua không ít những thăng trầm, có lúc làng nghề tưởng chừng như bị mai một, bởi dân làm nghề không mấy ai mặn mà, thu nhập cũng bấp bênh, nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cũng vì vậy mà đến nay số miệng lò ở An Hiệp đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, nguồn đất sét để làm gạch đang dần cạn kiệt cùng giá trấu nung gạch tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc trong việc sản xuất bằng phương pháp truyền thống ở làng gạch An Hiệp. Hiện nay, chỉ có khoảng 10% số lò gạch tại đây còn hoạt động cầm chừng với vài công nhân, số còn lại bị bỏ hoang.

Chú Sáu Nhĩ tâm sự: "Làng nghề mình chắc phải mai một rồi, tiếc nuối lắm chứ, yêu nghề lắm. Từ hồi còn nhỏ, rồi khi gặp bà xã, có con, cho con đi học nước ngoài, cũng nhờ cái nghề này. Lực bất tòng tâm, buồn lắm chứ…"

Không buồn sao được, khi cái nghề bao nhiêu năm qua nuôi lớn những thế hệ người con An Hiệp giờ đây đứng trước bờ vực của sự mai một. Nguyên liệu làm gạch ngày một khan hiếm, đắt đỏ, viên gạch làm ra lời không được bao nhiêu. Và cũng trách làm sao được khi ai đó muốn tìm nghề khác làm kế sinh nhai, bởi làm gạch quanh năm phải còng lưng khuân những chồng gạch nặng nề phơi dưới cái nắng trưa, phải chịu cái nóng hừng hực của những lò nung hườm hườm màu lửa đỏ và những cô chú lớn tuổi, tối tối phải nhờ con cháu xoa cho chút dầu gió, bóp vai cho đỡ mỏi để ngày mai còn ra phơi gạch, đứng lò.

"Muốn có tiền để đổi nghề, chứ nghề này cũng cực khổ lắm, gắn bó chắc hổng nổi quá, nghề này lớn tuổi chắc làm không nổi đâu".

"Giờ vất vả cỡ nào, nghèo khổ cỡ nào cũng phải đi làm chứ, chừng nào lò nghỉ mình nghỉ". 

Trước những khó khăn, thách thức dần mai một của làng nghề, những người con tâm huyết với nghề đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, để mong sao nâng cao được chất lượng và sản lượng, cũng như giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Do đó, công nghệ Hoffman được bà con học hỏi đưa về áp dụng tại làng nghề, bước đầu đạt được hiệu quả tích cực. Lò gạch Đức Thành 8, một trong những lò gạch đi đầu trong việc áp dụng công nghệ Hoffman khoảng 10 năm nay, đã gặt hái được nhiều thành công nhất định trong thời gian vừa qua.

Ông Võ Phước Tuấn – Chủ lò gạch Đức Thành 8, cho biết: "Tui chuyển sang công nghệ hoffman từ năm 2007, trước mắt là thấy giảm thiểu  ô nhiễm môi trường, ít hao nhiên liệu, thứ hai là giảm giá thành, thứ ba là  nhẹ nhân công, mướn ít nhân công cũng được. Nói chung là mặt hàng ổn định, ra liên tục, ở bên mặt hàng truyền thống thì không nắm bắt được thị trường, còn lò hoffman này thì nắm bắt được thị trường hết".

Lò gạch cũ cỏ trùm ma mị. Ảnh: Nông thôn Việt

Lò gạch cũ cỏ trùm ma mị. Ảnh: Nông thôn Việt

Tiết kiệm được thời gian, đỡ hao nhiên liệu, ít tốn sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường… là những lợi ích trước mắt mà công nghệ lò gạch hoffman mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì công nghệ này cũng tồn tại một số khó khăn, nhất là đối với dân lao động địa phương.

Hoffman giảm được nhân công, do vậy mà số lao động chân tay ở địa phương không có nhiều việc làm, một số chuyển sang làm công việc khác, số còn lại chuyển đi đến các đô thị lớn làm công nhân, nên đó cũng chính là lý do vì sao hình ảnh làng nghề truyền thống này chỉ còn trong ký ức của những người con xa xứ.

Hôm nay, một nhịp sống mới bên dòng Sa Đéc đang dần được hình thành, một làng nghề truyền thống từng bước được hồi sinh bởi sự cần mẫn sáng tạo của những người dám nghĩ dám làm. Họ đổi mới để tồn tại, đổi mới để cạnh tranh, đổi mới để phát triển, và hơn hết là để lưu một nét đẹp truyền thống được vẽ nên bằng những đôi tay tài hoa của bà con làng nghề.

Làng gạch An Hiệp vẫn lặng lẽ đứng đó, ngắm nhìn dòng chảy của thời gian, làm nơi tựa nương của những con người cần mẫn giữa chốn cù lao sông nước. Họ ôm quá khứ vào lòng, nâng niu từng viên gạch như thể cất giữ báu vật của đời mình, để rồi bất giác nghe tiếng gạch lóp cóp va vào nhau như chạm vào những tâm hồn xưa cũ:

Về nha Mân hỏi thăm cô gái nhỏ

Đi đường nào cho tỏ lò gạch cao?

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Cuối năm là thời điểm nhu cầu sản xuất hàng hóa gia tăng ở mức cao, kéo theo nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cần phải đặt lên hàng đầu.

Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh được nhiều người dân mong chờ và ủng hộ, nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Bên cạnh sự lãng phí lớn từ tình trạng ùn tắc giao thông, từ các công trình đầu tư xây dựng “chưa trúng đích”, không phát huy hiệu quả, các dự án thí điểm bị phá sản, lãng phí trong giao thông còn đến từ các chính sách, quy định bất cập, gây lãng phí tài sản, thời gian, công sức của người dân.

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Sáng ngày 10 và ngày 12/12/2024, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024.

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Việt Nam đang có tốc đô thị hóa nhanh chóng với 42% dân số sống tại đô thị tính đến năm 2023 và dự kiến con số này sẽ đạt 50% vào năm 2030.

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Những đối tượng lừa đảo đã đánh vào đúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và thiếu hiểu biết của người dân về đầu tư tài chính để dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Cảnh giác “sập bẫy” lừa đảo vay tiền online dịp cuối năm

Cảnh giác “sập bẫy” lừa đảo vay tiền online dịp cuối năm

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Nắm bắt tâm lý muốn vay nhanh và thủ tục đơn giản của nhiều người, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng thủ đoạn tinh vi, bằng hình thức cho vay online để chiếm đoạt tài sản của chính nạn nhân.