Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TP.HCM mới sẽ xứng tầm với “Singapore, Thượng Hải” của Việt Nam?

Huy Hoàng: Thứ sáu 16/05/2025, 11:44 (GMT+7)

Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong đó, Trung ương nhất trí việc hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP.HCM, lấy tên là TP.HCM. Theo các chuyên gia, khi TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập là một mô hình tuyệt vời cho định hướng phát triển mới mà cả nước đang hướng tới, đó là phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhất là từ khi được Quốc hội trao cho cơ chế đặc thù để phát triển, TP.HCM đang định hướng lại sự phát triển rất hợp lý. 

Một góc TP.HCM về đêm – trung tâm tài chính, thương mại năng động

Một góc TP.HCM về đêm – trung tâm tài chính, thương mại năng động

Nhằm thực hiện kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sau khi phối hợp với Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, UBND TP.HCM đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án sắp xếp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP.HCM.

Theo đó, TP.HCM mới thành lập sẽ là thành phố trực thuộc trung ương. TP.HCM sau sắp xếp có diện tích tự nhiên hơn 6.770km2 với quy mô dân số hơn 13,7 triệu người và 168 đơn vị hành chính trực thuộc. Theo lộ trình, Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/9 và TP.HCM mới sẽ đi vào hoạt động từ ngày 15/9 sẽ mang đến những kỳ vọng mới cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

"Thì em hy vọng rằng là trong quá trình tinh gọn bộ máy, sáp nhập địa giới hành chính này thì sẽ đi kèm theo là các cải cách hành chính một cách phù hợp, nhằm thúc đẩy được phát triển kinh tế 1 cách mạnh mẽ. Đặc biệt là trong các lĩnh vực như là đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ".

"3 nơi này nếu mà sáp nhập thì chắc chắn rồi, nó sẽ trở thành 1 siêu đô thị phát triển mạnh nhất của Việt Nam, đời sống nhân dân sẽ khá hơn, phát triển hơn. Và các nền đi theo, ví dụ như hệ thống bệnh viện, hệ thống giáo dục, trường học, hay các hệ thống khác nó đều phát triển theo".

Theo các chuyên gia, TP.HCM mới sau khi gộp với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ. Với "đầu tàu" kinh tế TP.HCM là trung tâm tài chính, công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước. Bình Dương là "thủ phủ công nghiệp" hàng đầu với GRDP đứng thứ ba cả nước, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội. Còn Bà Rịa - Vũng Tàu là "cửa ngõ" ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với quy mô kinh tế thứ 6 cả nước. Sau sáp nhập, vai trò "đầu tàu kinh tế" của TP.HCM càng rõ nét, khi GRDP gần gấp đôi Hà Nội và chiếm 1/4 GDP cả nước.

Nút giao Trạm 2 (quận Thủ Đức), một trong những nút giao trọng điểm ở khu Đông TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Nút giao Trạm 2 (quận Thủ Đức), một trong những nút giao trọng điểm ở khu Đông TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho rằng, sau khi sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị hành chính mới sẽ thừa hưởng những thế mạnh của 3 địa phương trước đây để tiếp tục giữ vị thế đầu tàu kinh tế cả nước: “Tôi cho rằng, TP.HCM trong năm tới sẽ có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn, sẽ là 1 trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng của cả nước. Và tôi cũng hy vọng với những quyết tâm về giải ngân đầu tư công, rồi tăng trưởng kinh tế, du lịch,… thì kỳ vọng TP.HCM là 1 trong những đầu tàu kéo nền kinh tế cả nước đi lên để đạt được mức tăng trưởng cao nhất.”.

Đồng quan điểm, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) khi TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập thành TP.HCM mới, thực sự là một mô hình tuyệt vời cho định hướng phát triển mới mà cả nước đang hướng tới, đó là phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, việc sáp nhập TP.HCM – Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ giải quyết được vấn đề cốt lõi trong phát triển vùng nhiều năm qua, đó là tính cục bộ địa phương. Khi các tỉnh, thành cùng muốn tăng trưởng nhanh nhất có thể sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh bởi ai cũng muốn thu hút dòng vốn đầu tư, cơ hội phát triển tốt nhất về mình. Trong khi, nếu tư duy "cùng thắng", hành động và chính sách của các địa phương sẽ có cách tiếp cận rất khác, gồm cả trong quy hoạch.

Bà cũng kỳ vọng với sự kết hợp giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, chắc chắn sẽ biến TP.HCM mới thành một Singapore hoặc một Thượng Hải của Việt Nam trong tương lai: “TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tuyệt vời khi cả 3 kết hợp với nhau. Thực sự 3 tỉnh đều đã giỏi và đã có những lợi thế của mình, kết hợp được thì những lợi thế đó không những là cộng mà còn nhân lên được nhiều lần, tạo thành sức mạnh mới. Tôi nghĩ yếu tố then chốt nhất bây giờ là quản trị của lãnh đạo thành phố mới. Các nhà đương nhiệm của TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rất cần bàn bạc với nhau kỹ và chuẩn bị tốt lực lượng để có thể làm việc sau này để làm rõ lợi thế của từng nơi cũng như những cái điều mà 3 nơi có thể bổ sung cho nhau”.

Sau hơn 2 năm thi công, dự án xây dựng nút giao An Phú (thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) đang từng bước về đích theo đúng tiến độ đề ra. (Ảnh: Nhất Hoàng)

Sau hơn 2 năm thi công, dự án xây dựng nút giao An Phú (thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) đang từng bước về đích theo đúng tiến độ đề ra. (Ảnh: Nhất Hoàng)

Bà Lan cũng đưa ra định hướng phát triển cho TP.HCM mới sau khi sáp nhập là mô hình đô thị "đa lõi", được hình thành từ thế mạnh riêng biệt của 3 vùng gồm: TP.HCM là trung tâm tài chính – thương mại, Bình Dương là đầu tàu công nghiệp – công nghệ cao, còn Bà Rịa - Vũng Tàu giữ vai trò then chốt về cảng biển, năng lượng và nhiều tiềm lực lớn khác.

Mạng lưới công nghiệp hiện tại của cả ba địa phương đã có tổng cộng 61 khu công nghiệp và khu chế xuất. Trong đó, Bình Dương nổi bật với các khu công nghệ cao, thành phố thông minh và loạt dự án đầu tư nước ngoài hàng tỷ USD như tổ hợp LEGO, Tokyu, VSIP…

Trong khi đó, Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành trung tâm năng lượng mới của cả nước với điện gió ngoài khơi, khí hóa lỏng và cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải – nơi duy nhất ở Việt Nam có thể đón tàu trọng tải lớn kết nối trực tiếp châu Âu, Bắc Mỹ: “Bình Dương sẽ phát huy được rất lớn, rất tốt cái khả năng công nghệ của Bình Dương, nhất là chúng ta muốn đi vào những ngành công nghệ mới, công nghệ cao, thành những sản phẩm cạnh tranh được trên thế giới. Thì Bình Dương có lợi thế để có thể làm việc đó khi kết hợp với TP.HCM cùng nhau làm. Còn Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tuyệt vời khi trở thành trung tâm cảng biển của phía Nam. Đáp ứng được cả yêu cầu của TP.HCM, cũng như các vùng phía Nam. Trung tâm cảng biển, trung tâm logictis, trung tâm du lịch lớn, kể cả 1 số lĩnh vực khác cao cấp nữa. Thì tôi nghĩ là cùng nhau sẽ phát huy được lợi thế của 3 tỉnh khi mà gộp lại thành 1 TP.HCM mới”.

Dư địa nhiều, thách thức cũng không ít

Khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội thống nhất chủ trương sáp nhập các tỉnh thành và xác định đây là chủ trương chiến lược, bước đột phá mạnh mẽ để đưa đất nước bước vào kỹ nguyên vươn mình thì rất nhiều người trong đó có tôi thực sự cảm thấy phấn khích. Chính cái không khí sôi nổi trong hơn nửa năm qua đã và đang tạo được một niềm tin không nhỏ trong đông đảo quần chúng rằng ngày đất nước thay đổi và toả sáng đã không còn xa.

Giao thông nhộn nhịp tại trung tâm TP.HCM – “đầu tàu” kinh tế của cả nước.

Giao thông nhộn nhịp tại trung tâm TP.HCM – “đầu tàu” kinh tế của cả nước.

Trở lại với TP.HCM cũng như các tỉnh thành sẽ được sáp nhập tới đây là Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu, với tất cả các thông số thống kê về địa chính trị đã được xác lập thì việc bộ 3 này trở thành một “thế lực mới” của đất nước, của khu vực Đông Nam Á hay Châu Á là điều gần như hiển nhiên mà rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã mạnh mẽ xác nhận. Tuy nhiên để có thể hiện thực hoá mục tiêu ấy, quyết tâm thôi là chưa đủ.

Không khó để chỉ ra những thế mạnh đặc biệt của tam giác tăng trưởng TP.HCM, Bà Rịa Vung Tàu và Bình Dương, tuy nhiên làm thế nào để khớp nối, vận hành trơn tru cũng như phát huy tối đa các thế mạnh ấy là một công trình vô cùng phức tạp. Ở đó, những người lãnh đạo TP.HCM không khác gì những người kiến trúc sư đặc biệt vừa có tầm nhìn nhưng cũng phải có tài thao lược.

Chưa khi nào TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đứng trước một vận hội và sứ mệnh quan trọng như hiện nay. Nhìn vào hệ sinh thái "chuỗi đô thị - công nghiệp - cảng biển - dịch vụ" cùng với trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển xanh bền vững sẽ hình thành trong tương lai gần, không khó để nhận ra những kỳ vọng mà Đảng và Nhà nước ta đang gửi gắm cho địa phương này. 

Nếu giải quyết tốt cùng lúc phải bài toán nhân sự sau sáp nhập và tiếp tục phát huy các cơ chế chính sách đặc thù từ Nghị quyết 98 của Quốc hội thì cơ hội sẽ mở ra. Ngược lại, nếu tâm lý an toàn, tư duy cát cứ vẫn tồn tại thì “giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ”.

Theo chúng tôi, để có thể đưa TP.HCM trở thành 1 siêu đô thị ngang tầm với những Thượng Hải, Singapore, Seoul hay Tokyo thì quyết tâm thôi là chưa đủ. TP.HCM và những người lãnh đạo thành phố này trước tiên cần bức phá ra khỏi vùng an toàn và sẵn sàng tâm thế bước những bước tiên phong. Khó khăn là điều đã được dự báo, nhưng cần sòng phẳng với nhau rằng trong hành trình đưa TP.HCM trở thành  “một thế lực mới” chắc chắn không có chỗ cho những người sợ sai hay né tránh trách nhiệm. 

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

Sáng ngày 15/5, một học sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Định Của (TP Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ bị ngã từ tầng cao trong khuôn viên trường. Sự việc xảy ra vào đầu buổi học, khi em học sinh này được cho là đứng trên ghế gần lan can và bị trượt ngã.

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội cho biết, vào khoảng 0h15 ngày 10/5/2025, tại khu vực hầm chui Kim Liên (địa phận phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), xảy ra vụ va chạm giao thông nghiêm trọng.

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 15/5, giá xăng, dầu đều tăng trở lại

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

Bác sĩ Phạm Tiến Mạnh từng gây chú ý với chiếc xe hơi mang dòng chữ “Tôi là bác sĩ. Nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”. Anh cho biết, điều này xuất phát từ thực tế khiến anh trăn trở: Nhiều nạn nhân gặp tai nạn giao thông không được sơ cấp cứu kịp thời hoặc đúng cách...

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Về vụ sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình, tỉnh Tây Ninh hôm 11/5 vừa qua, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị nạn cần được xác định rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Sau khi tiếp nhận thông báo chùa Quán Sứ mở cửa xuyên đêm để Phật tử có thể về lễ Phật, người dân từ khắp nơi đổ về, sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Hà Nội, TP.HCM siết tiêu chuẩn khí thải cao hơn, có lo ngại hàng loạt xe bị loại?

Hà Nội, TP.HCM siết tiêu chuẩn khí thải cao hơn, có lo ngại hàng loạt xe bị loại?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải ô tô. Theo đó, xe ô tô sản xuất từ năm 2017 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4.