Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sản vật mùa nước nổi lên chợ

Thanh Phê: Thứ ba 12/09/2023, 20:18 (GMT+7)

Mùa nước nổi năm nay, nước lên không nhiều và về muộn hơn mọi năm nhưng những sản vật mùa nước nổi dù nhiều hay ít cũng theo con nước sinh sôi, nảy nở tạo nên sự phong phú lựa chọn cho người tiêu dùng.

Mùa nước nổi ở miền Tây bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch hàng năm nhưng con nước lên cao nhất từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9. Mùa nước về mang theo nhiều sản vật như: cá linh, cá lóc, ếch, bông điên điển, ... góp phần tạo thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống người dân.

Tại Chợ phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hay còn gọi là chợ "chồm hổm”, thời điểm này, các sản vật mùa nước nổi đã được bà con bày bán cùng với những loại nông sản do chính những người nông dân trồng. Từ 2h sáng, chợ đã nhóm họp đến hơn 9h là tan chợ, theo bà con tiểu thương, các loại rau, cá mùa nước nổi năm nay giá cả không chênh lệch nhiều so với năm ngoái.

Chị Thị Út, một tiểu thương tại chợ cho biết: Hẹ nước ở dưới mương á em, nước nổi mới có. Nhiều khi mương sâu lắm, cỡ ngập đầu chị, rồi lặn dưới nhổ, nước cạn quá không có. Mùa nước nổi có khoảng tháng này nè, cỡ tháng 7- 8. Hẹ nước bán bỏ vầy là 5.000 đồng, 1 ký là 15.000 đồng, cũng tùy chợ hà em nhiều khi nhổ 10 ký cũng ế. Nhiều khi 10 mấy ký cũng hết. Thiên nhiên đó, tự dưới nước nó mọc lên ên, thấy thì mình đi nhổ, trong mương khóm đồ đó.

Nhắc tới mùa nước nổi, ngoài hẹ nước thì bông điên điển lâu nay trở thành loại đặc sản không thể thiếu. Nếu như trước kia loại bông này chỉ có trong mùa nước nổi thì giờ được trồng và thu hoạch quanh năm, nên không còn là hàng hiếm như trước. Tuy vậy, vào mùa nước nổi loại bông này nhiều hơn và ăn cũng ngon hơn. Hiện bông điên điển được bán ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Ngoài ra, cua, ếch, lươn đồng, cá rô, cá lóc, cá lòng tong mùa này cũng được bày bán rất nhiều. Chị Mỹ Hiền, một tiểu thương bộc bạch: Cá lóc, cá rô, lòng tong với này kia lặt vặt, cá rô bự ký 100.000 vừa vừa 70.000-80.000 cá lóc, cá trê trắng vậy đó, đủ thứ vậy đó nó đính, lương, cá sặc, cá mòi.

Cá sặc mần sẵn thì 50.000 còn chưa mần thì 20.000-30.000. Lươn thì tùy theo lươn. Lươn nhất thì 200.000, lòng tong chưa mần thì ký 40.000-50.000 còn mần rồi thì 100g 10.000 đồng. Bữa nào hết sớm thì 8h còn trễ 10h, có cái ghề này làm hoài tới vậy đó.

Chợ chồm hổm, Hậu Giang (Ảnh: Thanh Phê)

Chợ chồm hổm, Hậu Giang (Ảnh: Thanh Phê)

Trước kia, nước về nhiều, mỗi đêm, người làm nghề đánh bắt cá kiếm được cả triệu đồng, còn bây giờ, nước lũ thấp, nguồn thủy sản khan hiếm nên thu nhập cũng không nhiều như trước. Để có cá mang ra chợ bán, người dân đánh bắt thủy sản tự nhiên bằng nhiều cách như: Giăng lưới, cắm câu, đặt dớn, lú và đẩy côn…dù đánh bắt bằng hình thức nào thì cũng phải thức khuya, dậy sớm.

Chị Mỹ Hiền, nói thêm: Ở đâu có đồng thì mình đi đặt vậy đó, tùy theo bữa 300.000-400.000 đồng, cuối tháng 10 là cá này bớt lại rồi, sạ lúa đồng mình khô rang, đâu có cá mắm gì đâu. Mùa nước nỗi càng nhiều thì cá càng nhiều. Sáng 7h ăn cơm nước xong cái mình đi. Nếu có đồng, người ta trục hay cắt vậy đó thì mình đặt liền còn không có thì tới chiều. Khoảng 2h sáng thì mình dỡ.

Anh Văn Vũ, một tiểu thương tại chợ phường 3, chuyên mua đi, bán lại những sản vật mùa nước nổi như cá lóc, cá rô, lươn đồng...., Anh Văn Vũ chia sẻ:  Đặt lú đặt dớn vậy đó, mùa này, tháng này nhiều, mua người ta 50.000-60.000 bán được 70.000 đồng/kg, 60.000 đồng cũng có, cá đồng không hà.

Nhiều người tiêu dùng biết vào mùa nước nổi nên tranh thủ đi chợ sớm để mua được cá, rau ngon. Vì vậy nhiều người cũng bán đắt. Mặc dù giá các loại cá đồng có phần nhỉnh hơn cá nuôi nhưng nhiều người nội trợ vẫn chọn vì chất lượng khỏi phải chê. Cô Sáu, cho biết: Cô thì mùa tùm lum hết, mùa nước nổi có rô đồng ngon hơn, nấu canh chua bông điên điển, hoặc kho lạc, kho me tươi…

Riêng đối với người dân vùng đầu nguồn còn được dịp thưởng thức thêm mấy món ăn từ cá linh non và rắn bông súng, rắn nước. Những ngày này, tại các chợ đầu nguồn, ai cũng có thể dễ dàng mua được sản vật từ thiên nhiên. Chỉ mới đầu mùa khai thác, nên sản lượng cá linh non chưa nhiều. Mức giá vì thế cũng khá cao, cá chưa làm sẵn bán bạn hàng bán lại ở chợ 150.000-200.000 đồng/kg.

Riêng mua vào của những người đi đánh bắt khoảng 80.000-100.000 đồng/kg. Mỗi năm chỉ có một mùa, với người sành ăn, cá đồng dù chế biến món nào cũng ngon, vị thịt ngọt, thịt dai…Còn với những người nông dân thì mong có “mùa lũ đẹp” với nhiều sản vật, thuận lợi cho việc làm ăn trong những tháng nước ngập trắng đồng.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.