Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: Con trai người chiến sỹ biệt động và “món nợ” với những di tích lịch sử

Trọng Nhân - Huy Phong: Thứ ba 14/05/2024, 19:26 (GMT+7)

Hơn 30 năm là quãng thời gian anh Trần Vũ Bình đã bỏ ra để sưu tầm, phục dựng và lưu giữ những hiện vật, di tích về hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Từ những căn nhà là cơ sở hoạt động bí mật, tới các vật dụng gắn liền với các chiến sĩ biệt động thành… đã được anh tìm mua, phục dựng lại nguyên bản.

Dẫu lắm vất vả, gian truân thế nhưng với niềm tin, lòng quyết tâm và sự tôn sùng anh dành cho những hi sinh của thế hệ đi trước, hành trình ấy vẫn chưa bao giờ ngơi nghỉ. 

 

Ông Trần Vũ Bình giới thiệu các hiện vật, vũ khí dưới căn hầm bí mật (tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TPHCM). Ảnh: Phụ nữ Online

Ông Trần Vũ Bình giới thiệu các hiện vật, vũ khí dưới căn hầm bí mật (tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TPHCM). Ảnh: Phụ nữ Online

Trong bài viết trước, chúng ta đã nghe câu chuyện về quán “ Cơm tấm Đại Hàn, cà phê Đỗ Phủ” một trong những di tích đóng vai trò then chốt trong chiến dịch xuân Mậu Thân năm 1968 của lực lượng Biệt Động Sài Gòn qua lời kể của anh Trần Vũ Bình, con trai của người chiến sĩ biệt động Sài Gòn, anh hùng lực lượng Vũ Trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai). Câu chuyện ấy vẫn còn dang dở, chúng tôi lại hẹn gặp anh vào một buổi chiều đầu tháng 5, để viết tiếp về câu chuyện của anh với hành trình hồi sinh những di, chứng tích lịch sử của cha, ông.

Vẫn quán cà phê cũ, vẫn ly cà phê được pha với bơ Bretel ( Pháp) thơm lừng trên tay, chúng tôi chăm chú lắng nghe câu chuyện của anh. Giọng nói đã có đôi chút lạc đi anh kể lại, trong thời chiến tranh, anh chỉ được sống với mẹ mà chẳng hề nhận biết được sự tồn tại của người cha. Sau khi người mẹ đầu là bà Phạm Thị Chinh (tên khác là Phạm Thị Phan Chính) bị bắt, tra tấn và hi sinh vào năm 1964.

Cha anh và tổ chức đã sắp xếp để mẹ anh, bà Đặng Thị Thiệp (tên hoạt động là Đặng Thị Tuyết Mai) tiếp tục đóng vai “vợ bé” của ông thầu khoán, và bởi chỉ là người vợ bé nên bà Mai không được công nhận có chồng chính thức. Lớn lên trong hoàn cảnh thiếu vắng bóng hình của người cha, đã khiến anh đau đáu mãi chẳng thôi và trở thành động lực thôi thúc anh tìm hiểu để giải mã được câu chuyện về gia đình của mình.

“Từ đó, mình muốn giải mã, muốn tìm hiểu về cụ, về đồng đội cụ. Vì ngày giải phóng vô là không còn lực lượng này nữa vì lực lượng này đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Cái sứ mệnh lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Và cao điểm nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 68", anh Bình cho biết.

Căn nhà bảo tàng được giữ nguyên kiến trúc xây dựng từ 1963. Ảnh: NVCC

Căn nhà bảo tàng được giữ nguyên kiến trúc xây dựng từ 1963. Ảnh: NVCC

Trên hành trình của bản thân với sứ mệnh hồi sinh những di sản của lực lượng biệt động Sài Gòn, anh chia sẻ rằng mình còn một món nợ với những tấm bia tưởng niệm dành cho thế hệ cha ông đã ngã xuống mà chẳng để lại tên, tuổi.

Anh Bình kể lại, Đại Tá Trần Minh Sơn ( bí danh Bảy Sơn), nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kiêm Tham mưu trưởng biệt động Sài Gòn trong một cuộc chuyện trò cùng báo chí đã từng chia sẻ: Nợ tiền nợ bạc còn trả được, còn nợ xương, nợ máu của anh em tôi biết lấy gì trả. Ông bùi ngùi tâm sự cùng chúng tôi.

“Lực lượng biệt động này gần như là thi ân mà bất cầu báo, không nghĩ để phải dựng lại tên tuổi hay đền đáp gì hết đi vào hư không, đi vào vĩnh hằng mà cũng chả có ai nhắc đến, chẳng có tên họ gì hết. Đau đớn không, đó là nguyên tắc ngăn cách bí mật của lực lượng này, phải thay tên đổi họ hết”.

Bên cạnh những di tích đã được anh hoàn thiện, vẫn còn đó trong anh sự đau đáu với những di tích vẫn đang “ngủ say” bởi tiềm lực kinh tế, sức người còn nhiều hạn chế. Bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình cùng sự tự nguyện dấn thân để phụng sự. Đôi mắt ngân ngấn lệ của người đàn ông đã ở cái tuổi ngũ tuần khi nhớ lại những mất mát trong suốt hành trình hồi sinh những di, chứng tích của lực lượng Biệt Động Sài Gòn thuở nào.

“Trả giá nhiều lắm, trả giá có khi cả năm không gần vợ, con. Chấp nhận lủi đi, bỏ đi, chấp nhận lủi di tích làm rồi ở trển luôn. Nó đau đớn lắm chứ, cậu thư ký trước làm, nhận cả chục cái đơn, cả trăm cái đơn của tôi luôn ấy, đơn ly hôn của vợ tôi hoài chứ gì. Nhưng bây giờ hiểu rồi, chia sẻ phần nào rồi.  Vợ tôi nói lấy tôi thì phải chịu thôi, ít khi nào tôi về nhà lắm, tôi đi biền biệt", anh Bình tâm sự.

Ông Trần Vũ Bình (thứ hai từ trái sang) cùng gia đình Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai nhận quyết định công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia 1988 cho công trình phục dựng “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công dinh Độc Lập tết Mậu Thân 1968” tại dinh Thống Nhất

Ông Trần Vũ Bình (thứ hai từ trái sang) cùng gia đình Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai nhận quyết định công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia 1988 cho công trình phục dựng “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công dinh Độc Lập tết Mậu Thân 1968” tại dinh Thống Nhất

Kể đến đây, những cảm xúc trong anh bỗng chẳng thể kìm được nữa, đôi mắt ấy dần trở nên đỏ hoe, hốc mắt đã dần ẩm ướt, những giọt nước mắt ấy chỉ trực chờ trào ra. Người đàn ông mang trong mình “món nợ” với những di tích lịch sử của cha, ông ấy khựng lại đôi chút, anh lại kể cho chúng tôi một câu chuyện nửa đủa nửa thật về dòng tin nhắn giữa vợ, chồng anh:

“Tin vợ tôi hỏi tôi là: đến ngày nào mà mình hết khổ? Tôi mới trả lời, ngày mai, ngày mốt thì sẽ hết khổ. Ngày mai, ngày mốt nó xa lắm, nhưng mà ngày đó sẽ tới thôi, tại vì đến lúc mình nhắm mắt, mà mình mãn nguyễn mình làm được bao nhiêu phần trăm.”

Vượt qua tất cả những gian truân, những thử thách, ngọn lửa được hun đúc bởi sự nể phục với những tài trí, mưu lược và kể cả những hi sinh, mất mát của ông cha vẫn hừng hực cháy trong anh. Dù vẫn đang trên hành trình của chính bản thân mình để phục dựng những di tích của lực lượng biệt động Sài Gòn, ngọn lửa, tình yêu và sự tôn sùng ấy, vẫn được anh gói ghém để gửi gắm lại cho thế hệ mai sau:

“Cần lớp trẻ hiểu biết, để tiếp nối và giáo dục lòng yêu nước, sự hi sinh quan trọng lắm. Phải biết hi sinh, cống hiến cho xã hội được cái gì, làm được cái gì cho xã hội", anh Bình nói.

Thấm thoắt trời đã về chiều, câu chuyện của chúng tôi tạm gác lại một lần nữa. Tạm biệt anh, chúng tôi lên xe ra về, những cảm xúc từ câu chuyện về hành trình hồi sinh những di tích của cha ông qua lời kể của anh Trần Vũ Bình đã khiến chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động. Chúng tôi hiểu được rằng, để mảnh đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành một đô thị rực rỡ như ngày hôm nay, để Bắc – Nam có thể hoà thành một dải, mỗi tấc đất, con đường nơi đây đều được đổi về bởi xương máu của ông cha.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sao lúc nào cũng gian nan

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bao giờ hết nóng khi nhiều vụ việc mang tính chất từ nhẹ đến nghiêm trọng liên tục xảy ra tại các tỉnh thành trên cả nước. Vấn đề này lại càng được quan tâm hơn hết đối với Sài Gòn - TP.HCM khi có đến hơn 10 triệu dân sinh sống cùng nền ẩm thực phong phú và đa dạng.

Những nỗ lực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các cấp chính quyền thành phố làm tốt trong thời gian qua nhưng về lâu dài cần quyết liệt hơn và đổi mới trong cách quản lý vấn đề, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn ở chính mỗi người dân. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gần đây lại có thông tin 500 người là nạn nhân của vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra tại Đồng Nai, kế đó không lâu tại TP.HCM lại có thêm hàng chục người nghi bị ngộ độc thức ăn. Qua vụ việc, từ khoá “đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” trên các trang thông tin truyền thông lại nóng như bao lần.

Câu chuyện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đem ra “mổ xẻ”, bàn tán và nhắc đi, nhắc lại nhiều lần nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, cứ thế đến hẹn lại lên. Nhiều người cho rằng giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không phải chuyện đơn giản và rất gian nan. Đúng như vậy, nhưng không phải khó là không thể giải quyết.

Thời gian qua, ngành chức năng liên quan đã rất cố gắng khi kéo giảm được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP.HCM, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Sẽ rất dễ thấy ngành chức năng kiểm tra một cửa hàng ẩm thực về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng lại hiếm gặp công tác tương tự đối với những người buôn bán hàng rong.

Biết là sẽ khó đối với việc trực tiếp kiểm tra những người buôn bán di chuyển “nay đây mai đó” và sẽ càng thêm khó khi nguồn nhân lực của ngành chức năng còn hạn chế so với môi trường ẩm thực nhộn nhịp phục vụ hơn 10 triệu dân. Thế mới thấy trong hoàn cảnh này công tác tuyên truyền có tác dụng mạnh mẽ như thế nào.

Thẳng thắn nhìn nhận về công tác tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM còn khiêm tốn. Nhiều người dân đến nay vẫn còn ngơ ngác và thậm chí chẳng thèm quan tâm khi hỏi đến việc tố giác thực phẩm bẩn cho ai, số đường dây nóng là gì? Trong khi mỗi người dân chính là nguồn nhân lực tăng cường, là “cánh tay nối dài” của ngành chức năng trong việc phát hiện vấn đề, từ đó kịp thời xử lý.

Để giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn chỉ mỗi ngành chức năng vào cuộc thôi là chưa đủ, quan trọng nhất vẫn ở chỗ có người dân cùng làm. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng địa phương, từng người dân, phảỉ để người dân biết, người dân hiểu về những kiến thức cơ bản trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần có các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho những ai kinh doanh lĩnh vực ẩm thực, từ chủ cửa hàng cho đến nhân viên và thậm chí là người buôn bán hàng rong.

Ngành chứ năng cần mở rộng phối hợp với từng địa phương trong kiểm soát, xử lý vấn đề; khi nguồn nhân lực còn hạn chế thì nên tập trung kiểm tra thường xuyên lương thực đầu vào tại các cửa ngõ, tránh tình trạng phân bổ nhân lực nhiều nơi để kiểm tra nhưng không đem lại hiệu quả cao và đặc biệt là không thực hiện qua loa chỉ vì chạy đua thành tích.

Trong một thành phố với đa dạng ẩm thực và còn khó khăn trong việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm thì mỗi người dân khi nghiêm túc và quyết liệt tẩy chay thực phẩm bẩn sẽ tạo nên “làn sóng” cảnh tỉnh đối với những người kinh doanh. Từ đó giúp họ trách nhiệm hơn trong việc buôn bán, góp phần giải quyết được thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường. 

TIN YÊU

Ảnh minh họa: chinhphu.vn

Ảnh minh họa: chinhphu.vn

# Trong danh sách và bảng xếp hạng các điểm đến dựa trên dữ liệu đặt phòng của nền tảng du lịch Agoda ba tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã lọt vào một trong 8 điểm đến thu hút du khách lưu lại lâu nhất ở khu vực châu Á.

# Theo Sở Xây dựng TP.HCM, để hạn chế tình trạng ngập trong mùa mưa sắp đến, sở đã có kế hoạch để hỗ trợ chống ngập. Cụ thể, Sở Xây dựng chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổ chức, vận hành hiệu quả hệ thống thoát nước hiện hữu. Song song đó, đẩy mạnh công tác nạo vét hệ thống cống, kênh rạch trên địa bàn quản lý, đảm bảo đồng bộ với hệ thống thoát nước chung thành phố.

 # Sở Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục 42 tuyến đường trên địa bàn Quận 1 và Quận 4 có vỉa hè đủ điều kiện cho thuê để bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng. Sở GTVT cũng quy định đơn vị sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để bố trí trạm xe đạp công cộng phải thực hiện đúng theo vị trí, diện tích, phương án đính kèm theo danh mục được ban hành.

Phạm vi vỉa hè làm điểm để bố trí trạm xe đạp công cộng phải được kẻ vạch sơn phản quang màu vàng để phân định với các hoạt động khác và được bố trí xen giữa bồn gốc cây xanh, mảng xanh hiện hữu trên vỉa hè.

# Vừa qua, tàu cao tốc tuyến TP.HCM - Côn Đảo đã được đưa vào hoạt động. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé và thời điểm xuất phát. Dự kiến mỗi ngày tàu hoạt động 1 chuyến, xuất bến lúc 8h sáng tại cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Khách có thể trực tiếp ra cảng hoặc đến bến Bạch Đằng quận 1 đi tàu cao tốc trung chuyển ra cảng.

Đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM nhận định, việc thác tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo đóng vai trò lớn trong phát triển giao thông, du lịch, liên kết vùng giữa TPHCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời góp phần giải quyết câu chuyện quá tải hàng không đi Côn Đảo suốt những năm qua.

Trọng Nhân - Huy Phong/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bão số 3: Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

Bão số 3: Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

Đến 07h sáng mai (8/9) bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h trên đất liền phía Tây Bắc Bộ với cường độ cấp 6-7, giật cấp 9-10. Khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc bộ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp độ 3.

Nỗi lo kẹt xe khi sửa chữa cầu Long Thành

Nỗi lo kẹt xe khi sửa chữa cầu Long Thành

Ngay sau kỳ nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây đã có thông báo về việc triển khai sửa chữa khe co giãn trên cầu Long Thành – một trong những điểm nóng về tình trạng ùn ứ giao thông thời gian qua.

Hà Nội: Mưa bão lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Hà Nội: Mưa bão lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Để ứng phó, hạn chế thiệt hại do cơn bão số 3, nhiều địa phương đã có phương án tổ chức giao thông, hạn chế phương tiện lưu thông trên những cây cầu, tuyến đường có nguy cơ ảnh hưởng bởi mưa bão.

Hà Nội: Hàng trăm cây xanh gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Hàng trăm cây xanh gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến đường Hà Nội bị đỗ gẫy ra đường gây cản trở giao thông.

Hà Nội: Ô tô 'bủa vây' lòng đường, vỉa hè khu chung cư

Hà Nội: Ô tô 'bủa vây' lòng đường, vỉa hè khu chung cư

Tình trạng ô tô dừng, đỗ trái phép, gây ùn tắc giao thông và mất an toàn xung quanh các khu đô thị ở thủ đô Hà Nội không còn là chuyện mới, dù lực lượng chức năng thường xuyên ra quân xử lý nhưng vi phạm vẫn tái diễn khiến cư dân bức xúc.

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Chiều tối ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện hỏa tốc gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.