Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần nhìn sang mấy nước láng giềng trong khu vực mà thôi. Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma… Nước nào cũng có “bộ nhận diện văn hóa truyền thống” tiêu biểu của mình, mà cả thế giới đều nhắc đến.
Và hễ cứ nghĩ đến đi du lịch là người ta sẽ nghĩ ngay đến những nước này, trước khi “quá bộ” đến Việt Nam, chỉ như một nơi… tiện chuyến thì đến.
Đó là thực tế, chứ không phải suy nghĩ tự hạ thấp mình. Nếu xét về điểm đến, đúng là chúng ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, số lượng di sản văn hóa lịch sử cũng có phần đa dạng nhưng lại không mấy hấp dẫn và để lại ấn tượng như Đền Angkor Wat của Campuchia, Tháp That Luang - di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của nước Lào hay điệu múa Lăm vông duyên dáng nổi tiếng như một biểu tượng của sự mến khách.
Còn Thái Lan thì khỏi phải nói về việc khai thác du lịch của họ, với du lịch, họ đã đạt đến với cái gọi là ngành công nghiệp rồi, và bất kỳ du khách nào trên thế giới cũng muốn một lần được đến Thái Lan để trải nghiệm. Hay Mianmar với những ngôi chùa bề thế, cố đô được gìn giữ như một niềm tự hào và là biểu tượng cho đất nước của họ mà ai cũng muốn được một lần ngắm nhìn mỗi khi đến đây du lịch.
Đặc biệt trong phim ảnh của những quốc gia có nền công nghiệp giải trí hùng mạnh nhất thế giới, họ luôn mang những địa danh nổi tiếng hay những di sản văn hóa của những quốc gia này lên màn ảnh, một cách tự nhiên và không cần nước sở tại phải vận động hay kêu gọi gì cả.
Đó chính là giá trị mà ngành du lịch, văn hóa của những đất nước đó đã tạo được.
Vậy chúng ta có gì?
Chúng ta có môi trường ô nhiễm. Càng ở những vùng khai thác du lịch, càng ô nhiễm, đặc biệt là vùng biển. Chúng ta có bờ biển dài hơn bất kỳ nước nào vừa kể trên. Và đang miệt mài khai thác một cách cạn kiệt và chỉ trả lại cho biển, cho môi trường bằng rác thải.
Người dân địa phương thiếu ý thức bảo vệ môi trường của chính mình, nó đã ăn vào thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nhưng chính những người làm du lịch cũng không quan tâm đến việc bảo vệ sản phẩm du lịch đang nuôi sống họ.
Chúng ta có nạn chặt chém, chèo kéo, lừa đảo du khách. Ngay cả với chúng ta, những người Việt Nam, du khách nội địa, chắc không ai là không từng trải qua cảm giác nơm nớp, lo âu mỗi khi đi du lịch. Cái cảm giác bị chặt chém, móc túi và dịch vụ “tệ hại” luôn khiến du khách không có sự thoải mái đáng nhẽ phải có khi được đi nghỉ ngơi du lịch. Còn khách nước ngoài thì thật sự khổ sở. Từ những thứ dịch vụ nhỏ nhất trở đi.
Bắt đầu từ Hà Nội, thủ đô của cả nước, điểm du lịch có thể nói là nổi tiếng nhất Việt Nam với du khách nước ngoài. Bán hàng rong, đánh giày, dịch vụ xích lô, taxi, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống… chỉ đọng lại trong đầu du khách là sự chèo kéo dai như đỉa, bắt chẹt, lừa tiền và dịch vụ phục vụ quá tệ hại.
Nói thế, không có nghĩa môi trường du lịch của chúng ta không ổn. Rõ ràng chúng ta cũng có những điều hấp dẫn du khách quốc tế. Phong cảnh đẹp, món ăn đa dạng và rất ngon, người dân khá thân thiện và chi phí, xét cho cùng là rẻ, hợp túi tiền với du khách…
Tôi đã từng chứng kiến những khách du lịch nước ngoài đứng xếp hàng dài, kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ đồng hồ để mua những dịch vụ ở Hà Nội, và hoàn toàn vui vẻ.
Trong rất nhiều cuộc họp của ngành du lịch mà tôi có cơ hội tham gia, những người có trách nhiệm thường “đao to búa lớn” khi đề cập đến phát triển du lịch. Phải làm thế này, phải làm thế kia. Ai cũng nhìn ra vấn đề của ngành du lịch Việt Nam, nhưng quan trọng nhất là cụ thể phải làm gì và làm như thế nào? Thay đổi ra sao, từ những điều nhỏ nhặt nhất thì chúng ta lại chỉ dừng trên bàn họp.
Thêm một ví dụ, dù không phải là “sản phẩm du lịch” chính thống nhưng cũng gây ra sự chú ý của toàn xã hội cũng như trong cộng đồng du khách quốc tế, khi đến Hà Nội, là “xóm đường tàu”, một đoạn đường tàu chạy qua khu phố cổ. Nơi này bỗng dưng thu hút khách nước ngoài một cách kỳ lạ.
Họ truyền tai nhau về điểm đến này, đến mức rất nhiều trang du lịch quốc tế đều nhắc như một điểm phải đến khi tới Hà Nội.
Và chúng ta làm gì? Tất nhiên là cấm. Việc cấm du khách vào đây cũng có lý do của cơ quan chức năng là để đảm bảo an toàn.
Đó chỉ là một ví dụ về sự “hấp dẫn” tự nhiên của môi trường du lịch địa phương. Chúng ta không bàn đến việc cấm hay không cấm ở đây. Mà hãy nói về việc phát triển sản phẩm du lịch, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Một người bạn của tôi đi du lịch Hàn Quốc, đã phải dùng rất nhiều loại phương tiện giao thông và di chuyển trên đường cả trăm cây số để đến được một địa điểm được cho là nổi tiếng, phải đến khi tới Hàn Quốc. Vì ai đến đây cũng muốn có một tấm hình “checkin” ở đó.
Rốt cục, nơi đó ngoài một cái lều vọng cảnh, để đứng chụp ảnh, xung quanh không có một điều gì hấp dẫn để khám phá.
Ấy vậy nhưng “người ta” vẫn làm được, vẫn tạo được một điểm đến hấp dẫn cho du khách. Trong khi chúng ta có “rừng vàng, biển bạc” thì lại chẳng thể khai thác. Và thậm chí là những giá trị văn hóa từ cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một “sản phẩm tự nhiên” hấp dẫn nhất đang sở hữu, chúng ta cũng không biết khai thác nốt.
Hay có phải, trong sâu thẳm ý thức chúng ta có sự tự ái, tự ti khi người nước ngoài tìm đến những chỗ được cho là nhếch nhác nghèo khó để tìm hiểu, để phải giấu diếm? Có lẽ, với hầu hết người đi du lịch ở một miền đất lạ, ngoài để nghỉ ngơi, tận hưởng những dịch vụ phục hồi sức khỏe, tâm trí, hơn hết, họ sẽ muốn tìm hiểu kỹ hơn về vùng đất, con người, lối sống, sinh hoạt đời thường, văn hóa, lịch sử ở nơi đó…
Chính những điều được cho là “nhỏ nhặt” đôi khi lại mang đến sức hấp dẫn lớn với du khách.
Nói tóm lại, điều quan trọng có khi không phải là những chiến lược du lịch hoành tráng, mà đơn gian phải biết tận dụng được những thế mạnh vốn có của mình để làm sản phẩm du lịch. Và tất nhiên khi trở nên đầy đủ hơn, phát triển hơn, những thứ mà chúng ta muốn giấu đi tự khắc biến mất chứ chẳng cần ngăn cấm.
Có khi, lúc đó lại tiếc rằng nó không còn để mà ngắm nghía, mà trải nghiệm. Như việc bây giờ cả xã hội đang phát cuồng lên để tái hiện những không gian thời “bao cấp” chẳng hạn.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.