Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Ông Ba “vá đường”: Sống đẹp từ những điều đơn giản nhất

PV: Thứ hai 03/10/2022, 10:13 (GMT+7)

Dù ngày nắng hay ngày mưa, ông Ba Dân vẫn cần mẫn đi “chữa lành” những vết thương cho đường.

Giữa những trưa nắng như đổ lửa, người dân ở khu vực quận Bình Thủy, TP Cần Thơ ai cũng ngao ngán mà tìm đường tránh nóng. Vậy mà trên các tuyến đường, lại có một người đàn ông khắc khổ hì hục, cặm cụi “vá lành” từng con đường. Người đàn ông với một bên chân không lành lặn ấy vẫn cần mẫn 10 năm qua, xem việc vá đường là “cái nghề”, “cái nghiệp” của mình.

Đó là ông Nguyễn Hồng Dân, 55 tuổi, hay còn được gọi là ông Ba Dân, “Ông Ba vá đường”… Đây sẽ nhân vật mà chúng tôi muốn được kể cùng quý vị và các bạn trong chuyên mục Cảm hứng Mekong hôm nay: Ông Ba “vá đường”: Sống đẹp từ những điều đơn giản nhất. 

Ông Nguyễn Hồng Dân, 55 tuổi, hay còn được gọi là ông Ba Dân, “Ông Ba vá đường”… - Ảnh baocantho.com

Ông Nguyễn Hồng Dân, 55 tuổi, hay còn được gọi là ông Ba Dân, “Ông Ba vá đường”… - Ảnh baocantho.com

Dù ngày nắng hay ngày mưa, người đàn ông mà chúng tôi vừa giới thiệu – ông Ba Dân vẫn cần mẫn đi “chữa lành” những vết thương cho đường. Hơn 10 năm qua, không biết bao nhiêu tuyến đường, ổ gà đã được ông vá lại. Gia cảnh khó khăn, vậy mà, hễ  cứ khỏe là ông lại rảo quanh các tuyến đường, tìm chỗ hư, chỗ bể để vá. Người ta có nhiều cách nghĩ về ông.

Có người nói ông tốt bụng, có người nghĩ ông làm để tạo phước cho con, hay giúp bá gia, bá tánh...; cũng có người nghĩ ông là “lão gàn”, thích làm chuyện “bao đồng”. Nhưng ông thì có cách nghĩ của riêng mình.

PV: Điều gì là động lực để chú quyết định làm công việc vá đường từ thiện thưa chú?

Ông Ba Dân: Mọi người ai cũng đều là tham gia giao thông thì đa số là những anh em trụ cột của gia đình, vì chén cơm manh áo nên anh áo em tham gia giao thông. Mà những ổ voi, ổ gà rồi này nọ đi xe nguy hiểm lắm.

Với trước kia là cũng là gia đình khó khăn, con thì còn nhỏ thành ra đó là cũng hơi khó khăn, đi ra Bình Dương bán với số thì chẳng may là gặp những cái tình huống tai nạn giao thông thì chú tình nguyện làm để cho bà con đi được an toàn.

PV: Đến này chú có ước tính được mình đã vá được bao nhiêu con đường không ạ?

Ông Ba Dân: Hổng nhớ nữa cháu ơi. Nó cứ dòng dòng thì ưu tiên cho cái quận Bình Thủy mà những chỗ nào nguy hiểm nhất là mình làm trước, cái nào đơn đơn thì mình làm sau thôi chứ cũng không biết được là làm được bao nhiêu hay là tới đâu hết.

Thì độ khoảng vào năm 2013 2014 gì đó là chú bắt tay vào vá đường và đi bán vé số. Khoảng 5 - 6 năm nay thì hơi nhiều hơn, tại vì lý do là con nó lớn rôi, thành ra tôi quyết tâm làm để cho bà con được đi được an toàn.

PV: Chú có dự định là mình sẽ làm công việc này đến khi nào không?

Ông Ba Dân: Khi nào là làm hết nổi mới nghỉ thôi, vì cái chuyện thiện nguyện này nó rất tốt cho xã hội. Thật ra, Tuổi cũng hơi lớn rôi. Thôi kệ mình con bao nhiêu sức khỏe thì mình làm bao nhiêu, yếu yếu thì mình làm ít 1 chút chứ chưa có biết chừng nào là nghỉ hết.

PV: Con được biết khi chú bắt đầu làm công việc thiện nguyện đã có không ít “lời ra - tiếng vào”, chú đã đối mặt với nó như thế nào ạ?

Ông Ba Dân: Cái chuyện lời ra tiếng vào thì làm sao mà tránh khỏi cái nào hay thì mình học thêm, còn cái nào dở thì mình bỏ qua, coi như không biết. (cười)

PV: Công việc đi vá đường miễn phí của chú có nhận được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân không hay đều do mình tự làm ạ?

Ông Ba Dân: Khoảng 2 - 3 năm nay tất cả là do anh em mạnh thường quân thiện nguyện thôi, thì mình gói ghém để mình làm đạt yêu cầu cho anh em người ta được vui và mình cũng được mình được hạnh phúc.

PV: Mong muốn lớn nhất của chú lúc này là gì?

Ông Ba Dân: Cũng có thể mong muốn lớn nhất của tôi là chỉ cần mong sức khỏe được vững vàng, mạnh giỏi, đặng mà làm cho cộng đồng thì được bao nhiêu nên bấy nhiêu. Cũng không có nghĩ ngợi về cái chuyện cuộc sống gia đình hay là dưỡng già gì hết á vì mình thấy biết bao nhiêu là đủ để dưỡng già.

PV: Xin cảm ơn chú Ba rất nhiều. Cảm ơn vì những điều tử tế mà chú đã làm cho bà con thành phố mình.         

Rong ruổi qua mọi nẻo đường - Ảnh baocantho.com

Rong ruổi qua mọi nẻo đường - Ảnh baocantho.com

Có lẽ, hành động của ông Ba Dân khiến nhiều người cảm thấy kỳ hoặc, nhưng đây lại là công việc quen thuộc đã theo đuổi ngần ấy năm. Quê ông Ba Dân quê ở nông trường sông Hậu. Trong tay không có đất đai, ruộng vừa nhiều, nên ngần ấy năm ông vẫn phiêu bạt khắp nơi tìm kế mưu sinh. Với khiếm khuyết trên cơ thể, ông Ba Dân chọn nghề bán vé số để có đồng ra, đồng vô.

Dọc hành trình tất tả mời khách mua vé số, không ít lần ông bàng hoàng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm, chỉ vì “ổ gà”, “ổ voi” trên đường… Trở về căn trọ nhỏ chật chội, người đàn ông này cứ trăn trở mãi rằng bản thân có thể làm gì và nên làm gì để không còn cảnh tượng, tai nạn đau lòng mà mỗi ngày có thể bắt gặp. Thế rồi, ông Ba nãy sinh ý tưởng “vá đường”, rồi dần dà xem đây là “nghề” của mình.

Từ cái ngày đẩy chiếc xe cà tàng có in một tấm bảng thật to dán dòng chữ decal: “Vá đường đi – Xin chạy chậm”… đến nay, lại được mạnh thường quân, bà con khắp nơi ủng hộ, ông Ba Dân thấy mình được tiếp thêm niềm tin, “có trách nhiệm” duy trì công việc này:

"Hồi đó thì mình đi xe đạp nên khó khăn lắm. Sau này thì chú mua chiếc xe ba gác, loại xe đẩy. Dạo gần đây thì anh em thấy chú già yếu rồi mà còn đẩy xe, người ta tội nghiệp nên ủng hộ thêm chút đỉnh, chú bù thêm chút để mua chiếc xe gắn máy để đi làm tới bây giờ".  

Lấy tiền bán vé số thậm chí mượn tiền bán tạp hóa của bà xã để “vá đường”, khác nào “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Ông Ba Dân móm mém cười khi nói mình bị nhiều người nói là “kỳ quặc”. Thấu hiểu điều đó, bà Ngô Thị Phường, bà xã của ông Ba Dân cho biết, mình rất vui vì chồng làm việc tốt chứ không phiền hà gì cả, làm phước được thì nên mừng. Bà không chỉ ủng hộ tinh thần, nhằm khi thiếu tiền, bà cũng lấy tiền bán tập hóa cho chồng “mượn” để đi làm đường:

"Tôi ủng hộ ổng, Mình làm như vậy là mình giúp người ta đi đường được an toàn, không bị tai nạn, tội nghiệp người ta".

Đến nay, ông Ba Dân cũng không nhớ mình đã dặm vá được bao nhiêu ổ gà, ổ voi. Cái ông nhớ là phải thức dậy đều đặn lúc 3h sáng để không trễ việc. Từng ổ gà, ổ voi được dặm vá, là cơ hội cho người đi đường lưu thông an toàn lại tăng lên. Nói về hành động đẹp của ông ba Dân, bà Nguyễn Thị Nhung – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Phường Trà Nóc cho biết:  

"Rất cảm phục chú, đây là hành động ý nghĩa, thiết thực, đem lại sự an toàn cho người dân".

Dừng chân, vá đường! - Ảnh baocantho.com

Dừng chân, vá đường! - Ảnh baocantho.com

Với những đóng góp thầm lặng cho cộng đồng, ngày 30/11/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã gửi Thư khen ngợi ông Ba Dân và chúc ông sức khỏe. Cũng trong năm 2018, Kova – giải thưởng uy tín, được công bố hàng năm do nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Tập đoàn Kova sáng lập vào năm 2002 nhằm biểu dương những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước, đã vinh danh ông Ba Dân ở hạng mục “Sống đẹp” dành cho những việc ý nghĩa, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng của ông, xứng đáng là một tấm gương điển hình về công tác xã hội ở địa phương.

"Nhờ có chú mà những con đường trở nên an toàn hơn".

"Rất là cảm kích tinh thần của chú, tuổi già, sức yếu mà chú vẫn đi vá đường cho bà con người ta đi, giúp cho bà con cái đường đi cho nó tốt". 

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.