Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Nông dân dồn lực cho cây lúa trên nền đất nuôi tôm

Kim Loan: Thứ năm 11/01/2024, 14:07 (GMT+7)

Mô hình lúa–tôm được đánh giá là sinh kế bền vững, giúp nông dân thoát nghèo và phát triển kinh tế mạnh mẽ trong suốt 2 thập kỷ qua tại ĐBSCL. Năm 2023 hạt lúa “trở mình”, mang về lợi nhuận tốt, tiếp thêm động lực để nông dân đưa cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm với diện tích nhiều hơn.

Năm 2023 được nhận định là năm thắng lớn vụ lúa vì mùa trúng giá. Ngoài diện tích chuyên canh lúa cố định 2 vụ/năm thì tại ĐBSCL còn một phần diện tích rộng lớn đang canh tác kết hợp lúa – tôm, ở đây, con tôm luôn được ưu tiên.

Thị trường lúa gạo khởi sắc đã tạo động lực để nông dân chuyển hướng tập trung nhiều cho cây lúa bằng cách tăng diện tích trồng lúa trên nền đất nuôi tôm. Kế hoạch này được ủng hộ vì góp phần tăng thêm lợi nhuận trên cùng một diện tích và tạo môi trường tốt cho cả lúa lẫn tôm sinh trưởng.

Tôm càng xanh thu hoạch trong ruộng lúa.

Tôm càng xanh thu hoạch trong ruộng lúa.

Đặt chân đến vùng chuyên canh lúa - tôm nổi tiếng Thới Bình – Cà Mau trước thềm xuân Giáp Thìn, những cánh đồng vừa gặt lúa xong còn thơm thoảng hương mùi rạ mới đang báo hiệu một năm thắng lợi, trúng mùa.

Ông Lê Văn Mưa vừa thu hoạch 5,5 hecta lúa ST25 trồng trong vuông tôm, năng suất đạt gần 6 tấn/hecta – đây là mức cao khi trồng lúa trên đất nhiễm mặn, được mua với giá bao tiêu 9.800 đồng/kg nên vụ này ông Mưa cầm chắc 200 triệu tiền lời: Trồng lúa và thu hoạch vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch rất thích hợp. Giá lúa lúc này rất cao, vượt quá mức kỳ vọng của người dân. Khi làm lúa đạt chuẩn hữu cơ, sản phẩm được bao tiêu cao hơn.

Nối gót Thới Bình có An Minh, địa phương sản xuất lúa – tôm trọng điểm của tỉnh Kiên Giang với 39.000 hecta. Ông Lê Văn Khanh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện An Minh cho biết, sau khi thu hoạch vụ lúa, cho nước mặn vào pha với nước ngọt còn lại để nuôi tôm sú, cua và cá. Khi đến mùa mưa, độ mặn giảm, cải tạo đất trồng lúa kết hợp thả nuôi tôm càng xanh.

Thời gian qua có nhiều tác động, hệ hống thủy lợi chưa khép kín hoàn chỉnh và biến đổi khí hậu mưa ít đã tạo đà cho hướng nuôi tôm chiếm thế mạnh. Có hộ nuôi tôm và thủy sản quanh năm, điều này dẫn đến đất bị nhiễm mặn nặng nên muốn lắp lúa lại là chuyện khó khăn. Trong 39.000 hecta lúa – tôm được quy hoạch, hằng năm, trong vụ sản xuất lúa, diện tích lắp vụ lúa trên nền đất nuôi tôm chỉ giao động ở mức 25.000 – 27.000 hecta.

Trong năm 2023 giá lúa liên tục “lập đỉnh” đồng nghĩa với việc nở thêm diện tích lúa sẽ nở thêm lợi nhuận, nên nông dân quyết tâm vượt khó để cải tạo đất nuôi tôm thật tốt cho mùa lúa. Kế hoạch năm 2024, trong vụ sản xuất lúa, diện tích trồng lúa của An Minh sẽ tăng từ 27.000 hecta lên 29.000 hecta.

2023 giá lúa tăng cao đã tác động tích cực, nông dân tăng diện tích trồng lúa trên nền đất nuôi tôm. Đồng thời, song song với trồng lúa, nông dân tranh thủ thả tôm càng xanh nuôi chung.

2023 giá lúa tăng cao đã tác động tích cực, nông dân tăng diện tích trồng lúa trên nền đất nuôi tôm. Đồng thời, song song với trồng lúa, nông dân tranh thủ thả tôm càng xanh nuôi chung.

Ông Lê Văn Khanh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho biết: Xu thế giá cả lúa cao thì vụ mùa 2024-2025 này sau khi nuôi tôm người dân sẽ cải tạo đất và cấy lại vụ lúa nhiều hơn. Lúa có giá thì lợi nhuận tăng đột biến, điều này đã tác động tích cực đến những diện tích mà nhiều năm nay người dân chưa có ý định trồng lúa, năm nay người ta đã có mong muốn trồng lúa lại và UBND huyện An Minh đã chỉ đạo tăng diện tích.

Thị trường của ngành hàng lúa gạo đã giúp mô hình lúa – tôm được trở về với đúng “bản chất” của nó. Luân canh tôm – lúa giúp cắt đứt nguồn lây bệnh từ vụ trước sang vụ sau. Sau vụ nuôi tôm, các chất hữu cơ còn tồn dư trong đất là nguồn dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển, giảm chi phí phân bón.

Ngược lại cây lúa sẽ làm sạch môi trường để nuôi tôm, rơm rạ phân hủy tạo ra các sinh vật phù du làm thức ăn cho tôm. Trong khi đó, thống kê, toàn tỉnh Kiên Giang hằng năm vẫn còn khoảng 40.000 hecta không được nông dân lấp lại vụ lúa. Việc nuôi thủy sản quanh năm sẽ phá vỡ hệ thống canh tác, làm mất tính ưu việt và bền vững của mô hình.

Vì vậy ý định tăng diện tích lắp vụ lúa được ngành nông nghiệp địa phương ủng hộ, giúp cải tạo môi trường, hiệu quả hơn cho các vụ nuôi trồng kế tiếp.

Ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cho biết phương pháp cải tạo đất nhiễm mặn nặng hiệu quả để trồng lúa: Ở vùng lúa – tôm mà những nơi không canh tác được 1 vụ lúa thì vào mùa mưa chúng tôi bổ sung một số nhóm cỏ để ổn định môi trường nước và chịu mặn. Trồng vào đất mặn nó sẽ lấy mặn ra, giúp cải thiện môi trường để canh tác 1 vụ tôm 1 vụ lúa bền vững.

Vì nhiều tác động mà thời gian qua, tại các vùng quy hoạch Lúa - Tôm, nông dân chọn nuôi tôm và thủy sản quanh năm.

Vì nhiều tác động mà thời gian qua, tại các vùng quy hoạch Lúa - Tôm, nông dân chọn nuôi tôm và thủy sản quanh năm.

Hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 162.000 hecta tôm – lúa. Trong đó, nhiều nhất là Kiên Giang 62.500 hecta, tiếp đến là Cà Mau 46.000 hecta, Bạc Liêu 40.000 hecta, Sóc Trăng 7.500 hecta. Đây là vụ lúa sản xuất luân canh trên nền đất nuôi tôm, được gieo cấy hoặc sạ, thời vụ từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Việc nông dân tăng diện tích lúa trên đất nuôi tôm là một tín hiệu tốt vừa thỏa kiều kiện về quy trình kỹ thuật mà cũng thể hiện tính chủ động trong sản xuất ở thời điểm này.

Hiện nay, tại các vùng khép kín nước ngọt trồng lúa 2 vụ/năm, lúa Đông Xuân cũng đang bước vào giai đoạn trổ bông, dự kiến qua tết nguyên đán 10 ngày sẽ thu hoạch.. Giá lúa được thương lái đặt cọc đã vượt mốc 10.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Phước Nhuộm – Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã An Biên – Kiên Giang cho biết:Vụ Hè Thu nông dân bán được 8.000 đồng/kg, giá lúa hiện tại bỏ cọc 10.000 mà tôi thấy giá nó nhích lên liên tiếp mấy ngày nay. Năm nay dân thoải mái, 1 công trừ hết chi phí lời 4 triệu đồng là quá tốt. Năm nay nông dân có tiền lên Sài Gòn chơi rồi đó nghen!(cười).

Thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu lúa –gạo cho hay, do nguồn hàng khan hiếm, giá gạo Việt Nam cao nhất từ trước đến nay, với giá xuất khẩu của hầu hết doanh nghiệp đều không dưới 700 USD/tấn. Dự báo, vụ mùa Đông Xuân tới đây nông dân thu hoạch bao nhiêu, các doanh nghiệp đều thu mua hết nên khả năng giá lúa sẽ còn tăng. Nông dân hưởng mùa “lúa thơm” đúng nghĩa sau nhiều năm thăng trầm.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2: Không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2: Không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng

Công tác giải ngân tại các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 đang cơ bản bám sát mục tiêu, phấn đấu đến cuối tháng 1 này sẽ giải ngân được từ 95-100% tổng số vốn được giao?

Ngõ Hàng Khoai, nhộn nhịp Tết sớm

Ngõ Hàng Khoai, nhộn nhịp Tết sớm

Phố Hàng Khoai, chạy dài ngay bên hông chợ Đồng Xuân, bắt đầu từ Hàng Lược kéo ra đến tận đường Trần Nhật Duật sát đê sông Hồng, ngay sát chân cầu Long Biên... Xưa kia là nơi tập trung bán các loại củ (khoai) của nông dân mấy tổng lân cận, nơi đất bãi sông Hồng.

Khơi thông điểm nghẽn thi công Vành đai 3 qua Đồng Nai

Khơi thông điểm nghẽn thi công Vành đai 3 qua Đồng Nai

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 11,26 km, điểm đầu giao với đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, điểm cuối giáp cầu Nhơn Trạch.

Nghề xưa chưa cũ

Nghề xưa chưa cũ

Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền lớn và quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Năm mới cũng có nghĩa là sức sống mới, hy vọng mới, vận hội mới đang đến. Ai cũng cầu mong những điều tốt lành mới sẽ đến với mình.

12 hạng giấy phép lái xe ô tô từ 2025

12 hạng giấy phép lái xe ô tô từ 2025

Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ 1/1/2025, có 12 hạng giấy phép lái xe ô tô là B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Phạt nặng vi phạm trên cao tốc, lái xe có lo lắng?

Phạt nặng vi phạm trên cao tốc, lái xe có lo lắng?

Ngay sau khi Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, ATGT trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các vi phạm trên đường cao tốc đã giảm đáng kể. Mặc dù vậy các bác tài cũng có không ít tâm tư.

Đào tạo lái xe có thêm hình thức tự học và đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

Đào tạo lái xe có thêm hình thức tự học và đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

Theo Điều 4, Điều 5 Nghị định 160/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, từ 1/1/2025, có hình thức đào tạo lái xe khác.