Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Nói thơ Bạc Liêu - “bảo vật” bị bỏ quên

Kim Loan: Thứ bảy 10/12/2022, 17:35 (GMT+7)

Nghiên cứu âm nhạc dân gian ở Bạc Liêu, không thể không nhắc đến điệu Nói thơ. Đây là thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc được chính cư dân ở đây sáng tạo, trao truyền cho các thế hệ người dân địa phương, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt tinh thần của đồng bào.

 

24

Với làn điệu hào sảng, khoan thai, đanh thép, điệu Nói thơ Bạc Liêu được ưu ái đứng hàng đầu trong làng văn nghệ Nam Bộ và đã từng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Nếu so với các loại hình dân ca khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì nói thơ Bạc Liêu được đánh giá là ra đời muộn hơn. Tuy vậy, nói thơ Bạc Liêu nhờ nét vui tươi, hóm hỉnh nhưng không kém phần sâu sắc, ý vị trong giai điệu và ca từ mà đã trở thành một làn điệu dân ca được người dân của cả vùng châu thổ Cửu Long ngâm nga, diễn xướng.

"Cha đẻ" của loại hình nghệ thuật này chính là nghệ nhân Thái Đắc Hàng. Điệu Nói thơ Bạc Liêu đã được nghệ nhân chế tác vào năm 1946 tại ấp Bàu Tròn, xã Tân Hưng Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu (cũ). Giai đoạn đó, thể loại Hò chèo ghe Bạc Liêu tạm lắng, còn vọng cổ thì được cho là không phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ. Nghệ nhân Thái Đắc Hàng ôm cây đờn măng-đô-lin nắn nót biên soạn giai điệu mới lấy âm hưởng của vọng cổ và từ đó cho ra đời điệu Nói thơ điệu nghệ đặc sắc.

Nghệ sĩ Thái Thị Ánh Vân – con gái nghệ nhân Thái Đắc Hàng cho biết cấu trúc của “đứa con tinh thần” mà Cha mình đã chế tác: "Hồi đó người ta cấm tuyệt đối không cho ca vọng cổ, Ba của cô thì là thuộc đội văn nghệ của địa phương, ông tiếc nuối lắm, rồi từ trong bài ca vọng cổ ông mới lấy cảm hứng để viết nên điệu Nói thơ Bạc Liêu này. Nhạc thì của ông, nhưng lời thơ thì của người khác sáng tác. Dựa vào lời thơ đó, ông cụ mới hòa tấu".

Nói thơ Bạc Liệu được nghệ nhân Thái Đắc Hàng phát triển từ những điệu nói thơ đã có từ trước ở Nam bộ là nói thơ Vân Tiên và nói thơ Sáu Trọng. Điểm giống căn bản của những điệu nói thơ này là các phím nhạc mở đầu ở từng tiểu đoạn và cách vuốt đuôi, đưa hơi ở cuối câu. Nét riêng của nói thơ Bạc Liêu là chỉ sử dụng điệu thức Oán là chính với tiết tấu có phần nhanh nhẹn hơn.

Nói thơ Bạc Liêu thường được đệm bằng đờn kìm, ghi-ta phím lõm hay măng-đô-lin. Cấu trúc mỗi bài được xây dựng bằng nhiều tiểu khúc, mỗi tiểu khúc thường là đôi câu thơ 8 chữ và 6 chữ. Cuối mỗi tiểu khúc có tiếng đưa hơi “ứ, ừ” hay “ớ, ờ”.

Sự ngọt ngào, truyền cảm của làn điệu nói thơ Bạc Liêu có sức sống mãnh liệt trong thời chiến và là vũ khí quan trọng trong phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Nói thơ Bạc Liêu được ví von như “liều thuốc bổ” nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước của bao người dân xứ Bạc Liêu. Thời chiến, ở vùng đất này có hẳn một nhóm chiến sĩ chuyên nói thơ Bạc Liêu cổ vũ tinh thần chiến sĩ với những tên tuổi như cô Năm Nhân (bà Phan Thu Huê), cô Nguyễn Ngọc Ảnh, chú Tăng Trường Tấn... Bởi ngoài giai điệu sôi sục, réo rắt mà thâm trầm, phần lời của điệu nói thơ Bạc Liêu cũng rất ý nghĩa, mang tính cổ động, giáo dục cao.

"Khi bài ca cổ bị cấm thì cán bộ thông tin của phòng văn hóa rất khẩn trương để tìm tòi hình thức nào để thể hiện nhu cầu của quần chúng. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Thái Đắc Hàng đã tìm tòi và sáng tác ra được điệu Nói thơ mà trước tiên là bài Mười Thương. Quần chúng nhân dân tiếp thu rất nhanh để sinh hoạt văn nghệ trong nhân dân".

"Điệu nói Thơ Bạc Liêu thì có thể phát động sáng tác vì đây là thể thơ Lục Bát. Nên ai yêu văn nghệ, văn học đều có thể sáng tác".

"Ai cũng biết điệu Nói thơ Bạc Liêu vì nó gần gần giống vọng cổ nên người ta thích".

25

Theo một số vị cao niên ở Bạc Liêu, những năm cuối kháng chiến chống Pháp ,  đi đâu trên đất Bạc Liêu người ta cũng nghe rôm rả điệu nói thơ Bạc Liêu với những âm đệm “ứ ừ” nghe rất vui tai, thú vị. Nói thơ được sử dụng trong các đám cưới, đám giỗ, đám tang và kể cả nói thơ trên đồng áng, khi chèo xuồng trên sông trong đêm vắng. Từ sức hút của điệu nói thơ Bạc Liêu đã có hàng loạt lời mới được viết nên theo làn điệu này. Có thể kể ra một số bài nổi tiếng lúc bấy giờ như: “Tấm áo chiến sĩ”, “Nam kỳ khởi nghĩa”, “Khuyên chồng ra mặt trận”, “Quê hương Bạc Liêu”, “Binh vận”.

Sau khi đất nước thống nhất, nhiều nhạc sĩ đã mượn lối thơ 6 - 8 của làn điệu Nói thơ Bạc Liêu để phát triển thành ca khúc, mở ra một phong trào đưa làn điệu Nói thơ Bạc Liêu vào các tác phẩm âm nhạc hiện đại như: “Bông điên điển”, “Cô gái Sài gòn đi tải đạn”, “Chở pháo qua sông”. Đặc biệt, Nói thơ Bạc Liêu bước vào điện ảnh và để lại ấn tượng sâu sắc thông qua bộ phim dài tập “Đất phương Nam”, tái hiện cảnh anh em Mười Chức bị giết hại, bị cướp lúa, cướp đất khiến khán giả không cầm được nước mắt.

Điệu nói thơ Bạc Liêu một thời là “báu vật”, bây giờ dường như đã bị “bỏ quên”. Môi trường ca diễn hầu như không còn phù hợp nữa, những bài lục bát dùng cho nói thơ thường dài mà khán giả của xã hội hiện đại không có thời gian để thưởng thức là một lẽ, một lẽ khác những nghệ nhân từng thủy chung với Nói thơ Bạc Liêu đã dần khuất bóng mà khó tìm được hậu duệ để nối nghiệp theo nghề.

Nghệ sĩ Thái Thị Ánh Vân cho biết tâm tư của nghệ nhân Thái Đắc Hàng lúc sinh thời đã buồn bả vì “đứa con tinh thần” dần mai một: "Ông trân quý là ông chỉ giữ trong người, có buồn tiếc nuối ông cũng chỉ giữ trong lòng. Mỗi lúc buồn thì ông lấy đàn ra ông ngâm".

Với những giá trị cần được lưu truyền, Nói thơ Bạc Liêu đã được ngành Văn hóa tỉnh trình hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những động thái bảo tồn và phát huy giá trị cũng đã, đang được Bạc Liêu chú trọng.

Ghi âm, thu hình, phỏng vấn những nghệ nhân Nói thơ để làm phim tư liệu lưu trữ, hoàn thiện hồ sơ khoa học trình Bộ, một số đề tài nghiên cứu khoa học cũng lấy Nói thơ làm chủ đề; và những người nặng lòng với việc gìn giữ di sản cũng tìm đủ cách để Nói thơ Bạc Liêu tái xuất một cách lắng đọng giữa những tiết tấu sôi động hiện đại… Bởi, những gì thuộc về bản sắc văn hóa luôn được nơi này chắt chiu và nâng niu như thế!

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.