Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Những nhân cách khác trên mạng xã hội

Q.H: Thứ hai 08/08/2022, 11:22 (GMT+7)

Có mạng xã hội, chúng ta dễ dàng kết nối với bạn bè, thậm chí kết nối với những người xa lạ, chia sẻ rộng rãi hơn. Thế nhưng cùng với đó là có những vấn đề mang tính xã hội mà mỗi người trong chúng ta cần phải nhìn lại việc sử dụng mạng xã hội của mình.

Dù muốn hay không, mạng xã hội đã và đang tác động trực tiếp tới cuộc sống, hành xử của chúng ta.

Có những cá nhân bỗng nhiên trở thành một con người khác hẳn trên mạng xã hội. Có những người nổi tiếng bằng sức ảnh hưởng của mình trở thành người định hướng dư luận, nhưng không phải lúc nào, sự định hướng đó cũng là chuẩn mực, vì sự phát triển của xã hội…

Bất kỳ lúc nào rảnh là Quân lại mở điện thoại vào Facebook, Tiktok và sau đó là hàng giờ ngồi lướt qua hết các thông tin có trên mạng xã hội này. Thậm chí, ngay cả khi dừng xe chờ đèn đỏ vài chục giây, Quân cũng phải lôi điện thoại từ trong túi ra mở Facebook kiểm tra xem có thông tin gì mới hay không?

Không chỉ dành nhiều thời gian trên mạng xã hội này, Quân còn thường xuyên đăng tải những hoạt động cá nhân hằng ngày, từ đi đâu, ăn gì, làm việc gì, ốm đau, vui buồn… thậm chí là những suy nghĩ riêng tư lên Facebook. Điều khá ngạc nhiên, đó là ở ngoài đời Quân lại là một người khá kín tiếng, ít giao thiệp với bạn bè.

Chuyện bỗng dưng biến thành một con người khác hoàn toàn trên mạng xã hội như trường hợp kể trên không phải là hiếm gặp. Rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ cá nhân lên Facebook nhưng lại không thể nói chính câu chuyện đó với người thân, bạn bè của mình bằng giao tiếp thông thường.

Về những trường hợp này, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà lý giải: "Cá nhân tôi nhận thấy việc ở trên mạng mọi người có thể chia sẻ, trao đổi suy nghĩ một cách thoải mái vì chúng ta không bộc lộ danh tính, nhiều người không biết về bạn nên bạn có thể chia sẻ thoải mái.

Như vậy có thể nói là chúng ta không có đủ sự tự tin khi giao tiếp ở ngoài đời sống thật, chúng ta không dám bày tỏ, bộc lộ con người thật của mình. Chúng ta không dám chấp nhận những tình huống có thể thất bại, hay những vấn đề liên quan đến sự đánh giá. Và chúng ta cảm thấy an toàn hơn khi ở trên mạng.

Khi cảm thấy an toàn hơn khi ở trên mạng thì người ta lại cảm thấy bộc lộ hay giao tiếp ở ngoài đời thực sẽ thấy khó khăn hơn, khó giao tiếp theo một cách thông thường.

Điều đó làm cho chúng ta bị lệ thuộc vào mối quan hệ, giao tiếp hay tương tác trên mạng nhiều hơn…"

Nhiều người cảm thấy dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội hơn là việc chia sẻ theo cách truyền thống (ảnh minh họa: Q.H)

Nhiều người cảm thấy dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội hơn là việc chia sẻ theo cách truyền thống (ảnh minh họa: Q.H)

Dành quá nhiều thời gian cho Facebook, luôn tỏ ra lo lắng, bất an khi không vào Facebook vì sợ bỏ lỡ kết nối với bạn bè, bỏ lỡ những thông tin bạn bè đăng tải, đó là tâm trạng của khá nhiều người được coi là nghiện mạng xã hội này.

Theo một con số thống kê thì tại Việt Nam, số tài khoản Facebook chiếm khoảng xấp xỉ 70% dân số, tương đương với gần 70 triệu người sử dụng mạng xã hội này. Facebook không có gì xấu, thậm chí trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, mạng xã hội nói chung là một phương tiện, công cụ rất hữu ích hỗ trợ nhiều mặt đời sống của con người.

Nhưng việc lạm dụng, hoặc thậm chí để cuộc sống quá lệ thuộc vào mạng xã hội lại là một hiện tượng đáng báo động. 

Theo TS. Trần Thành Nam – chuyên gia nghiên cứu về mạng xã hội thì việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều, thể hiện rằng các cá nhân có vấn đề về giao tiếp và cảm xúc: "Sử dụng mạng xã hội nhiều, có mức độ gắn bó với mạng xã hội nhiều thì điểm đánh giá về lòng tự trọng, hoặc đánh giá về bản thân mình thấp hơn. Và có xu hướng về lo âu, trầm cảm…"

MXH giờ đây là một phần không thể thiếu và là thói quen đối với nhiều người (ảnh minh họa: Q.H)

MXH giờ đây là một phần không thể thiếu và là thói quen đối với nhiều người (ảnh minh họa: Q.H)

Lý giải về việc vì sao mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng lại khiến người ta sẵn sàng “mở lòng” với người xa lạ, trong khi rất khó khăn trong việc nói chuyện theo kiểu truyền thống, trực tiếp, mặt đối mặt, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà cho rằng: "Vấn đề giao tiếp của chúng ta đang thay đổi. Ngày xưa, khi không hài lòng về một điều gì đó, chúng ta sẽ gặp nhau trao đổi trực tiếp, dù có sự hiểu lầm nhưng có sự chia sẻ, cảm thông, bao dung với nhau, gắn kết với nhau.

Nhưng khi có mạng xã hội, chúng ta sẵn sàng đưa ra những ý kiến khó chịu với với nhau, đôi khi chỉ là một bức ảnh đẹp, mối quan hệ của người này với người khác, hay sự thành công của bạn mình, chúng ta sẵn sàng đưa ra những nhận xét không mấy thiện cảm, gây tổn thương đối với người khác.

Ở trên mạng, nhiều người cảm thấy an toàn, dễ dàng chia sẻ cảm xúc bởi nghĩ rằng người ta không biết mình là ai…"

Cho dù không thể áp dụng tất cả những quy tắc của cuộc sống thực vào đời sống ảo trên mạng, nhưng với mỗi cá nhân, điều cần thiết nhất vẫn là phải tự làm chủ được mình trên mạng.

Đừng để mạng xã hội dần biến mình thành một con người khác, hay thậm chí thay vì dùng Facebook làm công cụ giao tiếp, chúng ta lại trở thành công cụ của chính thứ mà chúng ta tạo ra…

Thói quen gặp gỡ bạn bè, chuyện trò trực tiếp với nhiều người giờ không cần thiết mà chỉ cần 1 cú click chuột và vài dòng trạng thái, mấy câu hỏi thăm qua công cụ chat (ảnh minh họa: Q.H)

Thói quen gặp gỡ bạn bè, chuyện trò trực tiếp với nhiều người giờ không cần thiết mà chỉ cần 1 cú click chuột và vài dòng trạng thái, mấy câu hỏi thăm qua công cụ chat (ảnh minh họa: Q.H)

 Những nhân cách khác

Tôi có những người bạn thân. 

Trước đây, vẫn gặp gỡ nhau thường xuyên, có những người gần như ngày nào cũng gặp mặt. Nhưng giờ, thảng hoặc có dịp nào đó đặc biệt mới gặp được bạn, còn lại chỉ là trò chuyện trên Facebook, nắm được cuộc sống, công việc của bạn qua những dòng trạng thái khô khan. Nhưng khá lạ là hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái với hình thức giao tiếp này. 

Một trong những điều lạ lùng mà mạng xã hội đem lại, đó là nhiều người với một tài khoản Facebook, một tấm hình đại diện, một cái tên lạ hoắc bỗng trở nên khác hoàn toàn với con người ngoài đời thực của họ. 

Một người hằng ngày vốn trầm tính, ngại giao tiếp bỗng trở nên sôi nổi, hài hước, vui vẻ… mỗi ngày chia sẻ hàng chục hình ảnh, trạng thái lên Facebook. Rồi tham gia đủ các hội nhóm và cảm thấy hoàn toàn thoải mái với điều này. Như thể, đây mới chính là con người thực của họ.

Rồi có những người luôn rao giảng, trích dẫn những lời nói đầy đạo đức và sâu sắc; nhưng rất khó để người ta chắc chắn về giá trị, nhân cách của cá nhân đó giống như những lời nói trên mạng xã hội, nếu có gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp…

Và có những người lợi dụng việc chưa có những quy định luật pháp chặt chẽ trong việc sử dụng mạng xã hội để phục vụ mục đích cá nhân của mình, với việc tạo ra những chủ đề gây tổn hại đến một cá nhân, thậm chí một tổ chức nào đó, gây bất ổn trong xã hội.

Mạng xã hội, đúng như tên gọi của nó, cũng là một hình thức, biểu hiện khác trong sinh hoạt cộng đồng của một bộ phận nhân loại ngày nay, và chúng ta đang chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. Mỗi người sử dụng mạng xã hội với một mục đích khác nhau, nhưng cũng giống như cuộc sống thực, chúng ta phải có những nguyên tắc nhất định trong việc sử dụng mạng xã hội. 

Khi chưa có mạng xã hội, giao tiếp giữa con người với con người là đúng nghĩa với cụm từ đó. Chúng ta gặp gỡ nhau trực tiếp, trao đổi thông tin qua lời nói, cử chỉ và biểu hiện bằng cảm xúc. Nhưng giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại là người ta đã có thể đăng tải những thông tin lên Facebook cho hàng ngàn người trong danh sách bạn bè biết, từ chuyện mời đám cưới, thông báo đám tang, than thở công việc gặp khó khăn, chuyện vợ chồng lục đục, con cái ốm đau… 

Và người ta trò chuyện với nhau qua công cụ chat, với những icon biểu hiện cảm xúc là những hình vẽ, và coi đó chính là biểu hiện cảm xúc của mình mà chẳng cần gặp mặt. 

Mối quan hệ giữa những cá nhân theo cách truyền thống dần dần mất đi (ảnh minh họa: Q.H)

Mối quan hệ giữa những cá nhân theo cách truyền thống dần dần mất đi (ảnh minh họa: Q.H)

Rõ ràng, dù ở trên mạng hay ngoài đời thường, một người nhận được lời comment hay đánh giá tiêu cực cũng khiến họ tổn thương.

Ở trên mạng chúng ta thường thấy chỉ cần 1 người phản ứng là sẽ có thêm nhiều người khác cùng vào đánh giá, tạo nên tâm lý bất ổn của người bị đánh giá, tạo nên những phản ứng tiêu cực.

Thực tế chúng ta đã từng chứng kiến những trường hợp một người bị cả một hội, nhóm trên Facebook “bắt nạt” gây ra những tổn thương tâm lý bằng những lời comment xúc phạm nhân phẩm, xúc phạm cả người thân của cá nhân đó và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Với những người có tâm lý yếu, những lời nói, tác động trên mạng xã hội khiến họ khó có thể vực dậy tinh thần. Có những người đã phải từ bỏ tính mạng của mình, chỉ vì những lời nói vô trách nhiệm của một nhóm người trên mạng xã hội.

Đến nay, mặc dù chúng ta đã có những quy định rõ ràng về việc sử dụng, đăng tải thông tin lên mạng xã hội. Nhưng thực tế vẫn rất khó kiểm soát hết, nếu không muốn nói là không thể.

Cho dù chúng ta có thể kiểm soát hết được những thông tin, hình ảnh được cho là không chuẩn mực, gây ảnh hưởng đến xã hội, nhưng cũng rất khó để chỉ mặt, đặt tên cụ thể những tác động của một vài câu comment, những hình ảnh, video có mục đích, nhằm vào một cá nhân nào đó, gây tổn hại cho người đó.

Bởi mỗi người có một nhận thức khác nhau, với người này, thông tin đó là bình thường, nhưng với người khác lại có tác động rất khủng khiếp.

Có lẽ, nếu không muốn thế giới ảo tác động đến cuộc sống thật của chúng ta, thì chỉ có thể dựa vào ý thức, ý chí của mỗi người.

Q.H/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.