Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Những người giao báo giấy

Hà Phương - Phương Thảo - Mai Phương: Thứ sáu 20/09/2024, 09:33 (GMT+7)

Bộ hành dọc các con phố, những sạp báo giấy ven đường ngày một hiếm thấy. Trong dòng chảy hối hả ngược xuôi của phố phường, một sạp báo giấy khiêm tốn nằm ở góc phố nào đó luôn là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều người, đặc biệt với những người làm công việc giao báo…

Hành trình theo chân những người giao báo của bộ hành qua phố hôm nay cũng mang rất nhiều cảm xúc khác lạ.

Phố Đinh Lễ lúc 4 rưỡi sáng, khi đèn đường còn chưa tắt thì ngay từ đầu phố đã có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của báo mới. Con phố này không chỉ nổi tiếng với các hiệu sách lâu đời, mà còn là nơi tập hợp hàng chục đầu báo giấy để đưa đến các cơ quan đơn vị trong thành phố.

Ở đây, những người giao báo đã có mặt từ sớm - họ là những người đọc báo sớm nhất Hà Nội. 

Đều đặn 4h sáng mỗi ngày, những người giao báo đã bày báo dọc vỉa hè phố Đinh Lễ để thực hiện công việc phân loại

Đều đặn 4h sáng mỗi ngày, những người giao báo đã bày báo dọc vỉa hè phố Đinh Lễ để thực hiện công việc phân loại

Những chồng báo vẫn còn thơm mùi giấy mới

Những chồng báo vẫn còn thơm mùi giấy mới

Ngay trên vỉa hè, những người giao báo bắt đầu công việc của mình. Thành phố còn say ngủ, vậy mà góc phố nơi này lại vô cùng rộn rã, tất bật. Phân loại, kiểm đếm đủ số lượng, ghi chép tỉ mỉ, làm công việc này yêu cầu phải thật nhanh nhưng vẫn phải chính xác.

Những người làm việc giao báo đa số đã gắn bó hàng chục năm, mỗi người chuyên giao phụ trách một khu đến các cơ quan Nhà nước và đến các sạp báo nhỏ. Ông Đào Tiên Phong đã làm công việc này hơn mười năm nay, đều đặn không kể mưa nắng:

"Công việc phát hành buổi sáng của anh em tôi là thường đi lấy ở các tòa soạn về tập trung một địa điểm, xong bắt đầu nhân viên anh em đến xếp vào và xếp báo theo địa chỉ đã có sẵn, xong đưa đi các cơ quan.

Thời gian là từ 4h30 và xếp xong khoảng 6h30 thì bắt đầu đi. Khi đó đi đến đi các cơ quan thì tùy theo xa gần là hết việc. Nhưng mà về cái đặc thù của báo là mưa gió hoặc là như nào bắt buộc ngày nào cũng phải đi sớm. Vì cơ quan người ta đặt báo hoặc là độc giả đọc người ta yêu cầu nhận sớm để xem một tờ báo đúng theo yêu cầu của khách hàng".

Công việc phân loại báo giấy đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ

Công việc phân loại báo giấy đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ

Sáng nào ông Đào Tiên Phong cũng chở báo đi giao đến các cơ quan, sạp báo

Sáng nào ông Đào Tiên Phong cũng chở báo đi giao đến các cơ quan, sạp báo

Không phải ai cũng được chứng kiến công việc mỗi sớm của những người giao báo. Nhưng với những người dân dậy sớm bộ hành, tập thể dục ven bờ hồ, không ai còn xa lạ gì với hình ảnh những người giao báo trên vỉa hè phố Đinh Lễ nữa.

Từ góc vỉa hè trên phố, báo sẽ được tỏa đi khắp Hà Nội để đến tay người đọc trước 7h. Thầm lặng và miệt mài, ông Trần Văn Khánh gắn bó với công việc từ những ngày mà chiếc xe máy của ông chất đầy báo, đến giờ đây ông chỉ còn lại một nhà đặt báo:

"Có những thời điểm phải dậy đi từ 3h sáng để gom báo về cho đủ. Đi lúc mưa gió, rồi bão như trận bão vừa rồi nếu như bình thường là vẫn phải đi, ngập lụt phải đi. Có những lần ngã ở đường, báo nổi lềnh bềnh như phao.

Tức là đó là những cái khó, mưa gió bão là đều khó. Nhiều việc quá cũng khó, ít việc quá cũng khó. Ít việc nó khó ở chỗ lên mà 2 phút chưa xong, còn có mỗi 1 nhà. Khó bây giờ là khó không có tiền, còn khó ngày xưa là nhiều việc".

Dưới ánh đèn đường lờ mờ khi trời còn chưa sáng rõ, người giao báo ai ai cũng tập trung hoàn thành công việc của mình cho kịp tiến độ

Dưới ánh đèn đường lờ mờ khi trời còn chưa sáng rõ, người giao báo ai ai cũng tập trung hoàn thành công việc của mình cho kịp tiến độ

Đôi tay thoăn thoắt kiểm đếm số lượng đầu báo

Đôi tay thoăn thoắt kiểm đếm số lượng đầu báo

Công việc giao báo và những địa chỉ nhận báo cũng đã có nhiều thay đổi. Vậy mà đều đặn, họ vẫn có mặt lúc 5h sáng mặc cho nắng mưa. Thói quen là một phần, nhưng cái tâm những người giao báo đặt vào công việc này thật đáng quý trọng:

"Bây giờ đi vì đam mê mà, có gì đâu. Đi dậy 3 4 5h sáng mà bây giờ nằm ở nhà thì người như kiểu ốm ấy, thì phải dậy đi để giữ thói quen sinh học, người nó đỡ ốm. Nghề báo là như thế, xưa thì nhiều việc có vất vả của nhiều việc, bây giờ ít việc có vất vả của ít việc".

Sạp báo số 1 Hàng Trống

Sạp báo số 1 Hàng Trống

Cụ già đọc báo ngay trên vỉa hè phố Hàng Trống

Cụ già đọc báo ngay trên vỉa hè phố Hàng Trống

Công việc của những người giao báo ít dần bởi đã có nhiều cách hơn để công chúng tiếp cận thông tin. Đọc báo giấy mỗi sáng vốn từng là một nét đẹp trong đời sống của người dân thủ đô, những giờ đây nó chỉ còn là thói quen của những người già thế hệ trước.

Sạp báo ở số 1 Hàng Trống là nơi bán báo lâu đời, giờ đây chỉ có những người già nán lại mua:

"Có lẽ là bác xem báo từ năm 18 tuổi, còn đang học sinh. Bây giờ sẽ chỉ có xem báo giấy thôi, xem báo giấy nó có cái tuyệt là lúc nào xem cũng được. Cất đi rồi xem lại, còn trên báo mạng hay báo điện tử thì bác không thích lắm".

"Vẫn thích mua báo, đọc báo bởi vì cái thế hệ trước là thích đọc báo này. Phản ánh đúng thời sự của đất nước chúng ta. Những báo mình không tin thì không đọc".

Lựa chọn báo giấy vì lưu giữ được lâu, vì tin tưởng, và hơn cả, đó là cái thú vị mong chờ mỗi sáng của nhiều người. Ngay trên vỉa hè, bên cốc trà đá hay nhâm nhi tách cà phê, họ vừa cập nhật tin tức trên các đầu báo, vừa tận hưởng một không khí rất Hà Nội cho riêng mình.

Hà Phương - Phương Thảo - Mai Phương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...