Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Nhiều ý kiến các khác nhau về đề xuất Bộ Tài chính quản lý quỹ xăng dầu quốc gia

Như Ngọc - Thùy Linh : Thứ năm 14/12/2023, 21:08 (GMT+7)

Xăng dầu là hàng thiết yếu, nên Bộ Công Thương đề xuất chuyển mặt hàng này sang Bộ Tài chính quản lý dự trữ trong giai đoạn 2024 - 2025. Việc này nhằm thống nhất đầu mối quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia.

Tin trong nước và thế giới

# Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư; xử lý các thủ tục về đầu tư kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. 

Ảnh minh họa: baochinhphu

Ảnh minh họa: baochinhphu

Còn theo Bộ KH&ĐT, qua rà soát khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% tương đương với mức bình quân của 5 năm 2021-2025, nhưng đây là nhiệm vụ khó. 

# Báo váo tháng 11/2023 của Ngân hàng HSBC cho thấy Việt Nam tiếp tục chứng kiến tăng trưởng xuất khẩu nhờ ngành hàng điện tử nhưng vẫn cần cẩn trọng về thay đổi trong chu kỳ thương mại. 

Còn Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,5-5,6 tỷ USD. Đây là mức kỷ lục của ngành hàng này từ trước tới nay. 

# Hội Môi giới BĐS VN dự báo, hai quý đầu của năm 2024 sẽ có nhiều hơn các điểm sáng tích cực của thị trường bất động sản, trong đó phân khúc nhà ở xã hội có nhiều dấu hiệu tích cực nhất. 

Còn theo khảo sát của OneHousing, có tới 58% khách hàng nước ngoài đã chọn mua bất động sản ở Hà Nội thay vì TP HCM trong năm 2023. Lý do chính là sự chênh lệch giá căn hộ trung và cao cấp giữa hai thành phố, từ 30-40%. 

# Từ chiều nay, giá các loại xăng-dầu giảm từ 700-900 đồng/lít. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu giảm.

Cụ thể, giá mới của mỗi lít xăng E5 là 20.500 đồng, xăng RON95 là 21.400 đồng, dầu diesel là xuống 19.010 đồng. 

# Xuất khẩu dầu diesel của Ngà đã tăng 12% so với tháng trước, đạt mức cao nhất trong 3 tháng là 894.000 thùng/ngày sau khi Moscow nới lỏng các hạn chế xuất khẩu nhiên liệu. 

Trong khi đó, Các thành viên OPEC+ đã nhiều lần giảm sản lượng trong năm 2023 và đồng ý cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày cho đến quý đầu tiên của năm 2024.

Tuy nhiên, những động thái trên dường như không ảnh hưởng đến các nước tham gia thị trường, đặc biệt là Mỹ, khi sản lượng dầu của Mỹ đã bùng nổ trong năm nay. 

# Gần đây, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính liên tiếp điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 lên 5,2%

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay từ 5% lên 5,4%. 

Thông tin chứng khoán

Ảnh minh họa Thanh Niên

Ảnh minh họa Thanh Niên

# VNIndex đóng cửa hôm nay ở mức thấp, tại 1.110,1 điểm, giảm 4 điểm.

# Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE giảm 25% so với phiên trước, đạt 12,1 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại thu hẹp quy mô bán ròng về mức 357 tỷ đồng.

# Theo SSI Reseach, đa số nhóm ngành đều tiếp tục vận động kém khả quan. Trong đó, nhiều mã Dầu khí, Thép – Tôn mạ, Hàng và Dịch vụ Công nghiệp, Bất động sản điều chỉnh khá.

Nhiều ý kiến các khác nhau về đề xuất Bộ Tài chính quản lý quỹ xăng dầu quốc gia

Liên quan tới đề xuất của Bộ Công thương chuyển nhiệm vụ dự trữ quốc gia mặt hàng xăng dầu cho Bộ Tài chính để thống nhất đầu mối quản lý dự trữ các mặt hàng thiết yếu, Chuyển động thị trường đã ghi nhận ý kiến các chuyên gia. Có ý kiến cho rằng đề xuất này phù hợp, có ý kiến không đồng tình.

Ảnh minh họa - baochinhphu

Ảnh minh họa - baochinhphu

Tại Việt Nam, dự trữ xăng dầu hiện có hai loại hình là dự trữ xăng dầu quốc gia và dự trữ lưu thông của doanh nghiệp. Việc dự trữ các mặt hàng nhiên liệu vẫn đang “hòa” cùng dự trữ tại các doanh nghiệp lớn, do quốc gia chưa có kho xăng dầu riêng.

Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, doanh nghiệp vừa đảm nhiệm việc kinh doanh và dự trữ quốc gia là rất vô lý trong bối cảnh chúng ta đang tách kinh tế thị trường và quản lý của nhà nước: "Ở góc độ doanh nghiệp thì họ cũng không muốn vì hiện nay chỉ là vấn đề ghi danh bao nhiêu tiền dưới dạng trích hoặc xả quỹ chứ không có vấn đề liên quan tới kho trữ hoặc số lượng thực tế. Trong khi đó các DN thì quy mô dự trữ, bán ra cũng khác nhau. Thế nhưng thời điểm mua vào bán ra thì mức giống nhau. Nó xuất hiện tình trạng vô lý là DN lớn may ra còn, DN nhỏ thì một thời gian ngắn là hết. Khi hết họ phải tiếp tục xả quỹ, họ lấy đâu tiền để xả quỹ, phải tạm ứng bằng tiền của mình và xin ngân sách bù đắp lại. Đây là một hậu quả của cơ chế xin cho rất phức tạp. Vừa thiệt hại cho DN vừa thiệt hại cho NSNN".

Hiện nay liên bộ Công thương – Tài chính cùng điều hành giá xăng dầu. Theo Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính đang trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia với các mặt hàng thiết yếu, dân sinh như gạo. Xăng dầu cũng là hàng thiết yếu, nên Bộ Công Thương đề xuất chuyển mặt hàng này sang Bộ Tài chính quản lý dự trữ trong giai đoạn 2024 - 2025. Việc này nhằm thống nhất đầu mối quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia.

Bình luận về đề xuất này, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là một đề xuất phù hợp: "Xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng và đóng vai trò rất lớn trong tất cả mọi sinh hoạt của mọi quốc gia. Việc Bộ tài chính quản lý thị trường xăng dầu là điều cần thiết. Đặc biệt tôi quan tâm tới việc dự trữ xăng dầu, tức là Bộ Tài chính nên quản lý số lượng dự trữ để có thể điều hoà thị trường một cách yên ổn trong mọi tình hình, lúc thị trường ổn định cũng như khủng hoảng".

Còn ở chiều ngược lại, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định các quỹ dự trữ quốc gia hầu hết do Bộ Tài chính quản lý. Tuy nhiên hiện Bộ Công Thương đã chịu trách nhiệm rất nhiều trong việc điều hành lĩnh vực xăng dầu, như chịu trách nhiệm về lập Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, Quy hoạch hệ thống kho cảng, kho xăng dầu dự trữ; Cấp phép cho thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu, Quy hoạch hạn mức nhập khẩu; Quản lý đăng ký sản xuất xăng dầu trong nước; Tính toán cung - cầu cũng như điều hành giá. Bộ Công Thương cũng chính là cơ quan quản lý sản xuất, kinh doanh và điều tiết cung - cầu và là đơn vị hiểu về sản xuất, kinh doanh về cung - cầu, hiểu về giá thị trường thế giới và thị trường trong nước hơn các bộ khác:

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ: "Dự trữ xăng dầu này gắn liền với hoạt động quản lý kinh doanh của thị trường xăng dầu. Hiện nay nếu quản lý lĩnh vực xăng dầu một cách tổng thể toàn bộ từ khâu nhập khẩu, xuất khẩu, lên kế hoạch bán buôn bán lẻ hiện đều do Bộ Công thương thực hiện. Vì vậy nếu như Bộ Công thương thực hiện việc dự trữ xăng dầu quốc gia có lẽ là hợp lý hơn khi Bộ đang quản lý một cách toàn diện đối với thị trường xăng dầu Việt Nam".

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết xăng dầy là mặt hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương, công thương. Bộ Tài chính có trách nhiệm liên đới tham gia tổ liên ngành xác định giá, chi phí cho những hoạt động mua sắm dự trữ này và công tác quản lý nhà nước có liên quan. Do đó, ông đề xuất: "Với cơ chế hiện nay việc bóc tách để xác định rõ trách nhiệm chủ quản không phải là dễ. Chúng tôi cho rằng thời gian tới nên thay đổi hình thức dự trữ quốc gia, và nên thành lập quỹ dự trữ quốc gia riêng về xăng dầu. Nó có thể trực thuộc chính phủ hoặc Tổng cục dự trữ quốc gia. Và Bộ tài chính chỉ có trách nhiệm quyết định giá hay đưa ra những căn cứ để xác định giá cho vấn đề mua bán các mặt hàng dự trữ này. Còn toàn bộ trách nhiệm mua ra bán vào, xử lý quyết định như thế nào là, dưới sự trực tiếp của chủ quan. Vì như vậy nó sẽ tránh được tình trạng hiện nay Bộ Công thương và Bộ tài chính có sự chồng chéo và không ai muốn quản cái này".

Theo các chuyên gia, nếu vẫn để cả hai bộ cùng điều hành giá như trước đây sẽ vừa chậm, vừa khó phân định trách nhiệm khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra như thời gian vừa qua. Cần phải thành lập quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia riêng biệt hoặc quỹ an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có mặt hàng xăng dầu. Còn việc giao cho cơ quan nào phụ trách cần có đề án đưa ra phản biện xã hội để lấy ý kiến hoàn thiện.

Như Ngọc - Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành 'phao cứu sinh' cho xe máy

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành "phao cứu sinh" cho xe máy

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…