Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Nhà lưu niệm và chuyện tình đôi thi sĩ Đông Hồ - Mộng Tuyết

Mỹ Phụng – Trà My : Thứ hai 09/10/2023, 08:06 (GMT+7)

Trong lịch sử văn học nước ta, có những đôi thi nhân đi vào huyền thoại khi vừa là người yêu, vừa là bạn thơ, vừa là bạn đời. Trong đó không thể không nhắc đến cặp đôi thi sĩ Đông Hồ - Mộng Tuyết trứ danh vùng đất chín rồng.

Giờ đây hai nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết đã đi xa nhưng, chuyện tình đẹp như tranh vẽ của đôi thi sĩ vẫn còn tồn tại mãi. Cùng với đó là những áng thơ văn, hành trình sự nghiệp của hai nhà thơ cũng được lưu truyền hậu thế tại nhà lưu niệm Đông Hồ ở TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cùng lắng lòng hoài niệm về quá khứ để nhớ về người cũ, cảnh xưa một thời vang bóng…

Vì ai, đề tặng sách cho ai;

Rồi lại vì ai, cảm tạ người;

Bởi sợ nhà thơ nghèo đến chữ,

Yêu nhau, đưa tặng mấy muôn lời.

Tiếng nhà, của sẵn kho vô tận,

Mặc sức tiêu hoang, mặc sức chơi:

Mua bốn phương trời mây nước đẹp,

Mua nghìn năm cỏ cảnh hoa tươi

Hãy còn thừa thãi, tiêu chưa hết,

Mua lấy, trần gian tiếng khóc cười.

Trước hết, đã mua rồi một món:

Thành Phương hương điểm mối tình dài.

Nhà thơ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết. Ảnh/INT

Nhà thơ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết. Ảnh/INT

Những dòng thơ lai láng viết cho nhà thơ Đông Hồ trong bài thơ Vì anh Thọ Xuân trích trong tập Phấn hương rừng (1939) của nhà thơ Mộng Tuyết đã toát lên những tâm tình sâu nặng của người nhà thơ dành cho người bạn đời, tri kỷ của mình. Đây cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong số rất nhiều áng thơ văn, những kỉ niệm về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết được lưu giữ tại nhà lưu niệm Đông Hồ hay còn gọi là “Đông Hồ thi nhân kỉ niệm đường” do nhà Thơ Mộng Tuyết lập nên vào năm 1994.

Thi sĩ Đông Hồ (1906-1969) tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi. Ông sinh tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Mồ côi cha mẹ từ lúc lên ba, ông được người bác mang về nuôi nấng và cho ăn học. Nhà ông, tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ. Đông Hồ viết nhiều loại văn, thơ, ký, khảo cứu và văn học sử. Ông viết từ thập niên 1920 cho đến thập niên 1960, đã đi từ thơ cũ đến thơ mới, từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại. Ông cùng với vợ là nữ sĩ Mộng Tuyết (1914-2007), đã từng làm rạng rỡ văn học đất Phương Thành (Hà Tiên) bởi các tác phẩm của mình.

Nhắc về đôi uyên ương thi sĩ Đông Hồ - Mộng Tuyết, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền – Chuyên gia nghiên cứu văn hoá chia sẻ: "Trước hết phải nói rằng văn thơ của hai người này mang tính thời cuộc của con người Việt  Nam. Dưới gót giày của thực dân thì họ đã bộc lộ được nhân cách người Việt, cái chất của người Việt trong thời cuộc nên văn chương của họ măng tính thời cuộc của con người hiện thực của Việt Nam lúc bấy giờ".

Nhà thơ Đông Hồ cũng được người đời quý trọng với tư cách một người cổ vũ chữ quốc ngữ một cách say đắm. Năm 1926, Đông Hồ mở Trí Đức Học Xá ở Hà Tiên, là trường dạy chuyên chữ quốc ngữ duy nhất ở miền Nam lúc chính quyền Pháp còn đô hộ Việt Nam. Dù chỉ tồn tại 5 năm, nhưng Trí Đức Học Xá tạo được tiếng vang lớn. Trong những học trò của Đông Hồ lúc ấy, có nữ sĩ Mộng Tuyết cắp sách theo thầy với tên thật lúc bấy giờ là Thái Thị Út.

Nói về giá trị GS Vũ Gia Hiền chia sẻ: "Hai nhà thơ này là những người xuất phát thời điểm rất là sớm trong quá trình phát triển ngôn ngữ, quốc ngữ bây giờ. Và ấn tượng nhất đó là nhà thơ Đông Hồ là nhà văn, người giảng ngữ đầu tiên đem lại cho dân tộc ta những kiến thức ban đầu. Rồi nhà thơ Mộng Tuyết có nhiều bài thơ, tác phẩm cũng khá nổi tiếng để lại chất Nam bộ khá là rõ. Những cuốn sách được giữ lại của Đông Hồ và Mộng Tuyết giúp chúng ta biết được lịch sử như vậy thì chúng ta biết trân trọng tiền nhân cũng như là trân trọng giá trọng giá trị dân tộc trong lịch sử".

Đến những năm 1944 - 1945, Trí Đức học xá bị tàn phá. Cũng trong khoảng thời gian này gia đình nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết tản cư lên Sài Gòn. Sau khi người bạn đời mất, để lưu giữ những kỉ niệm của hai người, năm 1994, nữ thi sĩ Mộng Tuyết trở về quê hương và xây dựng Nhà lưu niệm Thi nhân Đông Hồ. Nhà lưu niệm Thi nhân Đông Hồ, gồm có 02 khu: Khu thứ nhất là khu trưng bày cũng là khu trung tâm di tích, được bố trí vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi trưng bày các tác phẩm của nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết với 1.144 quyển sách; 446 bức tranh, ảnh; 937 tờ báo, tạp chí và 1.485 quyển sách có giá trị của nhiều tác giả được lưu giữ tại đây cũng như nhiều kỷ vật trong sinh hoạt đời thường của Nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết. Khu thứ hai là khu nhà ở và các công trình phụ khác. Đây là nơi sinh hoạt của gia đình nhà thơ Đông Hồ và Mộng Tuyết lúc sinh thời. Với những ai đã từng đặt chân đến thưởng lãm khu di tích đều không khỏi xúc động.

Mộng Tuyết - Đông Hồ

Mộng Tuyết - Đông Hồ

Bạn Lưu Tường Vy – Sinh viên Khoa triết học trường Đại học KHXH&NV TP. HCM đã có dịp ghé thăm nhà lưu niệm chia sẻ: "Ở đây cất giữ rất là nhiều sách có giá trị luôn, trên tường thì treo những bức tranh ảnh. Khi mà em nhìn thấy những bức tranh, những quyển sách đó thì em cảm nhận được cái hơi thở văn học. Những quyển sách, những bức tranh ở đây được gìn giữ rất cẩn thận nó sẽ giúp cho những bạn trẻ có thể tiếp cận được thêm một cái nguồn sách hay để cho bạn thấy tinh thần văn học của các ông hồi xưa".

Nhà lưu niệm có giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của vùng đất Hà Tiên và đặc biệt hơn đây từng là nơi nhà thơ Đông Hồ sáng lập “Trí Đức học xá” và được xem là trường tư thục đầu tiên dạy chữ quốc ngữ của tỉnh Kiên Giang.

Nhấn mạnh về giá trị của nhà lưu niệm Đông Hồ hiện nay, GS. Tiến sĩ Vũ Gia Hiền – Chuyên gia nghiên cứu văn hoá đánh giá: "Nếu như chúng ta nhìn xa hơn, từ trường tư thục phát triển nên trở thành nhà lưu niệm để trở thành những giá trị lưu niệm như hôm nay thì đây là nơi duy nhất mà không có nơi thứ hai ở nước chúng ta. Tôi cho rằng đây là một trong những dấu ấn có tính lịch sử rất quan trọng giữa quốc ngữ và một vài người truyền bá quốc ngữ. Pháp không đầu tư một trường quốc ngữ đầy đủ thì đã tự mở ra một trường quốc ngữ đầy đủ như vậy thì đây là một con người thực sự tiên phong kể cả vật chất, kể cả trí tuệ và kể cả tấm lòng".

Khi nữ sĩ Mộng Tuyết qua đời vào năm 2007, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - cháu họ của nữ sĩ Mộng Tuyết đã lưu giữ những di sản của hai nhà thơ Đông Hồ và Mộng Tuyết để lại. Tại nhà lưu niệm Đông Hồ, hàng ngày, bà Hoa quét dọn và sắp xếp từng trang thơ để lưu giữ cho thế hệ sau những kiệt tác văn học. Đối với bà Hoa, việc bảo tồn không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui khi được kể lại những câu chuyện cho các thế hệ. Quá trình lưu giữ, bảo tồn các hiện vật, bà Hoa gặp khó khăn lớn nhất đó là sức khỏe. Ở tuổi quá thất thập cổ lai hy, bà không còn đủ sức để tiếp tục chăm sóc nhà lưu niệm, thế nên vào năm 2021 bà Hoa đã bàn giao nhà lưu niệm Đông Hồ và di sản của hai nhà thơ Đông Hồ, Mộng Tuyết cho UBND TP. Hà Tiên quản lý.

Gắn bó gần nửa đời người nên mỗi lần đi ngang qua chốn quen thuộc, thân thương bà Hoa không khỏi chạnh lòng: "Tôi giữ cái nhà lưu niệm đó 30 năm rồi mà cuốn sổ caro đen người ta đã đưa đến nhà lưu niệm 6 cuốn. Cô ra đi rồi mà lúc nào coi cũng nói là phải lưu giữ cuốn sổ đó để ghi chép những nhận định người ta tiếp xúc với mình. 6 cuốn rồi cô có thể tưởng tượng được không? Xa rời là muốn khóc, muốn chảy nước mắt hoài, đi ngang là muốn khóc không trời, muôn vàng kí ức hết trơn, không có thể tưởng tượng cô ơi".

Dịp Lễ hội kỷ niệm 287 năm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 2023), ngày 05/02/2023, UBND thành phố Hà Tiên tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với Nhà lưu niệm Thi nhân Đông Hồ. Nhà lưu niệm Thi nhân Đông Hồ là một di tích mang tính chất lưu niệm danh nhân, một con người tài hoa của vùng đất Hà Tiên những năm đầu thế kỷ 20, một người thầy, một người con hết lòng yêu quê hương - một địa chỉ có giá trị quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Khi thi sĩ Mộng Tuyết qua đời, nhà lưu niệm cũng trở thành nơi ghi dấu lại những hành trình thơ ca cũng như chuyện tình lãng mạn của đôi uyên ương Đông Hồ - Mộng Tuyết.

Trong ký ức của những người yêu văn thơ, những câu thơ ngọt của hai nhà thơ Đông Hồ và Mộng Tuyết trao cho nhau vẫn còn bay bổng:

“Tuổi trẻ vui lây hồn thế hệ

Đường chiều thêm đẹp bước vân trình

Thời gian dẫu đổi màu sương tuyết

Ngan ngát còn thơm mái tóc trinh.”

MC nữ:

"Còn anh, em chẳng làm thơ

Có anh là sống giấc mơ tuyệt trần

Yêu anh tự kiếp tiền thân

Gặp anh biết có được gần kiếp sau".

Mỹ Phụng – Trà My /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.