Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Nghề làm tôm khô Cà Mau trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Tấn Khoa: Thứ năm 30/11/2023, 14:20 (GMT+7)

Tôm khô Cà Mau là món quà đặc trưng miền Tây được ưa chuộng vào các dịp lễ Tết. Bên cạnh đó, nghề làm tôm khô tại Cà Mau cũng đã mang về nguồn thu kinh tế đáng kể cho tỉnh nhà, là nguồn thu nhập ổn định giúp nhiều nông hộ vươn lên khá giàu.

Thông tin nghề làm tôm khô tại Cà Mau được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã tiếp tục mang đến động lực thúc đẩy sự phát triển của nghề truyền thống tại địa phương.         

12 sản phẩm được làm ra từ con tôm, trong đó có 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và sắp tới có thể được nâng lên 4 sao – Đó là những điểm nổi bật khi nhắc đến Hợp tác xã (HTX) tôm khô Tân Phát Lợi, có địa chỉ tại ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2012, đến nay đã 11 năm tên gọi “HTX tôm khô Tân Phát Lợi” gắn liền với công việc làm ăn của bà con tại địa phương.

Theo chia sẻ của ông Bùi Văn Chương – Giám đốc HTX thì hiện tổng số thành viên đã lên đến con số 73. Trong đó, có 62 thành viên liên kết, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến và 11 thành viên góp vốn.

Sản phẩm chủ lực của HTX là tôm khô, nhưng không chỉ có mỗi mặt hàng này mà nhờ sự sáng tạo trong quá trình sản xuất, HTX còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hấp dẫn được chế biến từ con tôm nuôi tại địa phương, như: tôm nguyên vỏ, tôm tách vỏ, chà bông tôm, mắm tôm, chả tôm, bánh phồng tôm, muối tôm cay, nước mắm tôm.v.v... Với tổng diện tích 550ha nuôi tôm, HTX có được nguồn cung nguyên liệu ổn định, các hộ nuôi tại địa phương an tâm về vấn đề đầu ra.

Ông Bùi Văn Chương – Giám đốc HTX tôm khô Tân Phát Lợi giới thiệu về các kênh tiêu thụ hiện nay: Hiện nay, HTX xây dựng được 14 đại lý phân phối ở các tỉnh, đưa sản phẩm đến các cửa hàng, siêu thị. Sản xuất ra tới đâu là mình cung cấp cho các đại lý hết. Hàng hóa ổn định, cũng ổn định được về thị trường, ngày nào cũng có đơn hàng đi Hà Nội, TP.HCM hay các tỉnh như: Điện Biên, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Cần Thơ,...

Nghề làm tôm khô được đầu tư nhà sấy, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Nghề làm tôm khô được đầu tư nhà sấy, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Tâm huyết với con tôm của địa phương, ông Chương cùng bà con tại HTX đã nỗ lực cải tiến quy trình sản xuất, đầu tư máy móc, thiết bị để tôm khô cũng như các sản phẩm làm ra từ tôm được đảm bảo chất lượng, thơm ngon hơn... Bên cạnh đó, sản phẩm từ HTX Tân Phát Lợi cũng xuất hiện thường xuyên trên các kệ hàng tại các hội chợ thương mại.

Nhìn lại hành trình đã qua, ông Bùi Văn Chương chia sẻ thêm: Trước đây, chưa có HTX sản xuất tôm khô thì bà con sản xuất nhỏ lẻ. Từ khi có HTX đã nâng chuỗi giá trị cho tôm khô Rạch Gốc đến giờ thì giá trị con tôm đất ngày càng cao hơn. Hiện nay, bình quân giá thấp nhất là 100.000 đồng/kg, trước đây thì chỉ khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Có HTX thu mua xuyên suốt cho bà con từ đầu năm đến cuối năm.

Cũng tại Cà Mau, những ngày này, không khí làm việc vẫn đang tất bật tại HTX Nguyễn Thơ ở ấp Cái Keo, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi. Còn hơn 2 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2024, những đơn đặt hàng tôm khô gửi đến HTX mỗi ngày tiếp tục tạo động lực để bà con cùng cố gắng... Bắt đầu gắn bó với nghề làm tôm khô từ năm 2012, sau 10 năm theo nghề, anh Nguyễn Văn Thơ quyết định cùng bà con gầy dựng nên HTX như hiện nay.

Ở vai trò Giám đốc của một HTX còn khá mới mẻ, chỉ khoảng 7 thành viên, anh Thơ mạnh dạn đầu tư cho cơ sở vật chất cần thiết để làm ra con tôm khô chất lượng. Từ hệ thống nhà sấy năng lượng mặt trời cho đến máy đánh vỏ tôm đã tiêu tốn vài trăm triệu đồng, nhưng anh Thơ thấy rằng đây là việc đầu tư cần thiết nếu muốn HTX phát triển lâu dài: Lúc trước con tôm mình làm ra, bán qua trung gian, đầu ra không được ổn định, nguồn nguyên liệu sản xuất hơi khó khăn. Mình thành lập HTX với nhiều thành viên. Nhiều thành viên được nhiều ý tưởng, con tôm khô làm ra chất lượng hơn, đầu ra ổn định hơn.

Khi chưa thành lập HTX, chưa có thương hiệu, anh Thơ cũng như nhiều bà con tại địa phương chủ yếu bán tôm khô cho các sạp, vựa ở chợ. Từ khi có HTX đến nay, thương hiệu tôm khô của địa phương được khẳng định rõ nét hơn, có bao bì nhãn mác, chất lượng được đảm bảo hơn, việc xuất bán cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện nay, 1kg khô tôm đất đóng gói thành phẩm của HTX được bán với giá 1,7 triệu đồng; tôm khô nguyên vỏ 900.000 đồng/kg; tôm chà bông 1,7 triệu đồng/kg; tôm thẻ khô xẻ lưng giá 1,5 triệu đồng/kg.

Câu chuyện của HTX Tân Phát Lợi hay HTX Nguyễn Thơ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện về sự cố gắng của người dân Cà Mau cũng như các sở ngành của địa phương trong việc đưa đặc sản quê nhà đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tháng 7/2011, tôm khô Rạch Gốc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đến năm 2016, tôm khô Rạch Gốc được Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Phát triển nông thôn Việt Nam chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí là “Sản phẩm Nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam”. Mới đây nhất – tháng 11/2023, nghề làm tôm khô của tỉnh Cà Mau đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.

Sản phẩm tôm khô Cà Mau

Sản phẩm tôm khô Cà Mau

Để hiểu rõ hơn về nghề làm tôm khô và tìm hiểu về định hướng phát triển nghề truyền thống của tỉnh Cà Mau, Mekong FM đã có cuộc trao đổi ngắn cùng ông Trần Hiếu Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau.

PV: Ông đánh giá như thế nào về giá trị văn hóa cũng như giá trị kinh tế của nghề làm tôm khô tại địa phương?

Ông Trần Hiếu Hùng: Như chúng ta đã biết, Cà Mau là tỉnh có đặc điểm rất đặc thù là có 3 mặt giáp biển, trên địa bàn tỉnh có sông rạch chằng chịt. Những điều kiện sông nước đó rất thuận lợi cho các loại thủy sản sinh sôi và phát triển.

Nghề làm tôm khô truyền thống và có thương hiệu, với cách chế biến độc đáo để bảo quản, tiêu thụ nguồn nguyên liệu tươi sống từ con tôm trên những cánh đồng ngập nước của Cà Mau đã tạo nên một hương vị khác lạ: có vị ngọt của đất, vị mặn của biển,... tạo nên tính hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng, trở thành đặc sản độc đáo của Cà Mau nổi tiếng trong cả nước.

Con tôm đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau. Nói chung về con tôm thì mỗi năm xuất khẩu của tỉnh Cà Mau trên 1 tỷ USD. Giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt khi tỉnh Cà Mau hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất tôm khô từ quy mô hộ gia đình đến HTX, tạo việc làm cho hàng ngàn, hàng chục ngàn lao động.

PV: Trong thời gian tới, định hướng của địa phương như thế nào trong việc tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề làm tôm khô truyền thống, thưa ông?

Ông Trần Hiếu Hùng: Khi đã được công nhận là di sản văn hóa rồi thì tỉnh sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy nghề làm tôm khô. Không những đây là nguyện vọng của người dân, nguyện vọng của những nhà quản lý mà còn đem đến một hình ảnh Cà Mau trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi cũng sẽ có định hướng đào tạo nghề cho lao động nắm bắt được quy trình. Nghề truyền thống nhưng phải truyền nghề để lớp trẻ, người lao động sau này hiểu được quy trình chế biến tôm khô truyền thống, bảo đảm rằng nghề của chúng ta không bị mai một và ngày một phát triển hơn.

PV: Còn đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu tôm khô Cà Mau, địa phương sẽ có phương án nào, thưa ông?

Ông Trần Hiếu Hùng: Bởi sản phẩm là yếu tố quyết định cho sự phát triển của làng nghề nên tỉnh cũng đã hướng dẫn, định hướng cho các địa phương và các làng nghề phải bảo đảm tạo ra sản phẩm tôm khô có chất lượng, an toàn cho người sử dụng.

Đặc biệt là người dân càng ngày càng ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường để tạo ra những sản phẩm con tôm sạch. Từ nguồn nguyên liệu sạch, chúng ta sẽ có sản phẩm tôm khô sạch. Như vậy sẽ đáp ứng được xu hướng phát triển ở hiện tại và trong tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông.

 

Tấn Khoa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe bị tạm dừng?

Vì sao công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe bị tạm dừng?

Theo thông tin từ Chi hội Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, từ ngày 01/01/2025 đến nay, 100% các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trong toàn quốc đang phải tạm dừng hoạt động.

Nghị định 168: Cần thiết để lưu thông đúng luật, hướng đến giao thông an toàn, văn minh

Nghị định 168: Cần thiết để lưu thông đúng luật, hướng đến giao thông an toàn, văn minh

Nghị định 168/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra một sự chuyển biến lớn trong nhận thức của người dân lẫn thực tiễn xã hội.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sẵn sàng thông xe 2 đoạn tuyến trước Tết Nguyên Đán

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sẵn sàng thông xe 2 đoạn tuyến trước Tết Nguyên Đán

Vừa qua, Cục Đường Bộ đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với 2 đoạn tuyến thuộc cao tốc Bến Lức Long Thành sau khi thẩm định đủ điều kiện thông xe. Trong đó, đoạn đầu tuyến qua tỉnh Long An dài hơn 3km và đoạn cuối tuyến qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 7km. 

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty Cổ phần One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200-500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng Blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain quốc gia "Make in Vietnam".

Sớm nâng cấp đèn để thuận lợi chấp hành, giảm ùn tắc giao thông

Sớm nâng cấp đèn để thuận lợi chấp hành, giảm ùn tắc giao thông

Lực lượng CSGT trên cả nước đang kiểm tra, rà soát tổng thể hệ thống đèn tín hiệu giao thông để có cơ sở kiến nghị thay thế, sửa chữa hư hỏng, đồng thời điều chỉnh chu kỳ đèn phù hợp từng địa bàn; đảm bảo người dân đi lại thông suốt và công tác xử lý vi phạm chính xác.

Chuyển biến tích cực về TT ATGT sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168

Chuyển biến tích cực về TT ATGT sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình TTATGT đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, TNGT giảm cả 03 tiêu chí, giao thông đi vào nề nếp,…

Mùa xuân tươi vui cho bệnh nhân nghèo

Mùa xuân tươi vui cho bệnh nhân nghèo

Những bệnh nhân người kém may mắn điều trị bệnh phải lưu lại viện những ngày cận tết hoặc xuyên tết; hơn ai hết, họ cần được an ủi và mong được thấy mùa xuân dù đang trên giường bệnh. Thấu cảm và sẻ chia, nhiều tình nguyện viên và nhân viên công tác xã hội tổ chức một “Chủ nhật san sẻ yêu thương”.