Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Ngành hàng cá tra ĐBSCL hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn

Thanh Phê: Thứ ba 31/10/2023, 09:09 (GMT+7)

Cá tra là loài thủy sản quen thuộc và được nông dân tại nhiều địa phương ĐBSCL chọn nuôi để phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn...

Là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhiều địa phương tại ĐBSCL, tuy nhiên, theo các chuyên gia, để ngành hàng cá tra phát triển bền vững trong thời gian tới bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý thì cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật với các bước đi bài bản.

Ngành hàng cá tra là một trong những ngành hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực nước ta. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 mang về hơn 2,4 tỷ USD. Diện tích nuôi cá tra lớn ở vùng ĐBSCL tập trung ở một số địa phương An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích khoảng 6.000 ha.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Diện tích ao nuôi cá tra của địa phương khoảng 70-100ha. Sở cũng khuyến cáo ở những hộ, HTX có đủ điều kiện tiếp tục duy trì, phát triển nuôi cá tra trong mùa vụ tiếp theo: Về khoa học kỹ thuật, chúng tôi chỉ đạo ngành chuyên môn hỗ trợ người dân có những mã số vùng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn để kết nối xuất khẩu. Chúng tôi thường xuyên mời gọi doanh nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất.

Còn tại Vĩnh Long, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp, thâm canh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, phát triển các đối tượng thủy sản có tiềm năng, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản. Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn kết chặt chẽ với vùng nuôi cũng như khâu thu mua chế biến của các doanh nghiệp để phục vụ xuất khẩu. Sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho các vùng nuôi áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP…

Riêng đối với Cần Thơ, thành phố đang đẩy mạnh triển khai xây dựng vùng nuôi thủy sản áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, BMP, VietGAP nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Diện tích nuôi cá tra của Cần Thơ khoảng 700 ha với sản lượng khoảng 180.000 tấn.

Cá tra được bà con chọn nuôi vì cho năng suất cao, thu nhập tốt

Cá tra được bà con chọn nuôi vì cho năng suất cao, thu nhập tốt

Bà Nguyễn Thị Lệ Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ cho biết, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ gia tăng hiệu quả kinh tế, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tính bền vững lâu dài, giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện đã có nhiều nghiên cứu nhằm khép kín chuỗi sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường như sử dụng nước thải nuôi cá tra cho canh tác lúa hay nuôi tảo sinh khối; sử dụng bùn thải làm phân bón cho cây trồng…:

Tận dụng sản phẩm, phụ phẩm trong chế biến cá tra đó là một trong những nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm của cá tra, giúp cho người nuôi và chế biến có thêm thu nhập, điều này cũng giúp giảm tiêu cực đến môi trường từ ngành công nghiệp chế biến cá tra. Sử dụng bột cá thay thế cá biển trong nuôi trồng sẽ góp phần giảm bớt áp lực về chi phí, thức ăn cho người nuôi trồng, tăng cường mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thực phẩm.

Bà Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, cá tra được nuôi thâm canh trong ao đất, hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, vùng nuôi không tập trung mà chủ yếu là trang trại của doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi lẻ… hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thiếu đồng bộ.

Theo các nghiên cứu, để đạt sản lượng trung bình khoảng 200 -250 tấn cá tra/ha cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường khoảng 256 tấn. Với sản lượng trên 1,5 triệu tấn là thách thức lớn đối với các vùng nuôi tập trung, bởi việc xử lý chất thải từ ao nuôi hiện nay chủ yếu là thay nước, chế phẩm sinh học, hút bùn... định kỳ thường xuyên, chỉ có một số vùng nuôi áp dụng công nghệ hiện đại.

Theo bà Thu Hồng, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết, các khu vực nuôi cần phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Tiến tới hình thành những vùng sản xuất cá tra tập trung, nhân rộng mô hình nuôi cá tra công nghệ cao, tuần hoàn, tận dụng bùn thải thu hồi. Tăng cường kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, con giống, thức ăn, kiểm soát bệnh cá để giảm thiểu chất thải tác động môi trường. Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến phụ phế phẩm để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm ngành hàng.

Bà Phạm Thị Thu Hồng, nhấn mạnh: Ngành hàng cá tra chúng ta cần phải có một chiến lược hoạch định bền vững, trong đó quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là đưa ra những nghiên cứu, những giải pháp phù hợp, tính thực tiễn cao để giảm thiểu phát thải ra môi trường nhiều nhất.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, các đơn vị liên quan và địa phương, cần đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, người nuôi xây dựng chuỗi giá trị an toàn, chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất từ khâu tạo giống, môi trường và kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch và chế biến… Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, cho biết:

Các địa phương trên cơ sở các chuỗi về cá tra, chúng ta về củng cố lại để chúng ta xây dựng. Tôi rất muốn các doanh nghiệp phối hợp lại xây dựng chuỗi, gắn với vùng nuôi, ao nuôi, theo tổ chức HTX, hay là tổ hợp tác gì đó với doanh nghiệp, để chúng ta xây dựng một chuỗi kiểm soát được ATTP, đảm bảo nguồn cung, mới vững được còn không rất khó, chính cái này mới giảm được chi phí. Sắp tới không có chuỗi là không có được đâu, cái gì cũng phải có chuỗi hết, chỉ sớm muộn thôi thì chúng ta nhanh chân một bước và nhất là các doanh nghiệp có uy tính, có vị thế từ lâu rồi thì cũng đứng ra cùng phối hợp với các đơn vị và các địa phương để xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn.

Theo định hướng ngành chế biến thủy sản và đề án bảo vệ môi trường ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030 xác định, kinh tế tuần hoàn là một trong những mục tiêu ngành thủy sản cần hướng tới, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
[Cập nhật Bão số 3] Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

[Cập nhật Bão số 3] Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

Đến 07h sáng mai (8/9) bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h trên đất liền phía Tây Bắc Bộ với cường độ cấp 6-7, giật cấp 9-10. Khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc bộ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp độ 3.

Nỗi lo kẹt xe khi sửa chữa cầu Long Thành

Nỗi lo kẹt xe khi sửa chữa cầu Long Thành

Ngay sau kỳ nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây đã có thông báo về việc triển khai sửa chữa khe co giãn trên cầu Long Thành – một trong những điểm nóng về tình trạng ùn ứ giao thông thời gian qua.

Hà Nội: Mưa bão lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Hà Nội: Mưa bão lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Để ứng phó, hạn chế thiệt hại do cơn bão số 3, nhiều địa phương đã có phương án tổ chức giao thông, hạn chế phương tiện lưu thông trên những cây cầu, tuyến đường có nguy cơ ảnh hưởng bởi mưa bão.

Hà Nội: Hàng trăm cây xanh gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Hàng trăm cây xanh gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến đường Hà Nội bị đỗ gẫy ra đường gây cản trở giao thông.

Hà Nội: Ô tô 'bủa vây' lòng đường, vỉa hè khu chung cư

Hà Nội: Ô tô 'bủa vây' lòng đường, vỉa hè khu chung cư

Tình trạng ô tô dừng, đỗ trái phép, gây ùn tắc giao thông và mất an toàn xung quanh các khu đô thị ở thủ đô Hà Nội không còn là chuyện mới, dù lực lượng chức năng thường xuyên ra quân xử lý nhưng vi phạm vẫn tái diễn khiến cư dân bức xúc.