Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nếu đã sống đủ lâu ở Hà Nội, và đủ gắn bó với mảnh đất này, chỉ cần mở rộng khứu giác, bằng trí tưởng tượng và sự gợi nhớ, là hầu như cũng đủ để biết mình đang đứng ở phố nào.
Hà Nội đặc biệt ở chỗ đó, nhỏ bé và quen thuộc đến mức, người ta có thể phân biệt được bằng… mùi. Mùi của phố.
Dạo quanh Hồ Gươm luôn thấy một mùi nồng nồng hơi nước, xen lẫn mùi thơm của hàng trăm loại cây cỏ… Vào ngày trở giời, Hồ Gươm phảng phất mùi tanh nồng của tảo dưới hồ đưa lên. Chính vì trong nước Hồ Gươm luôn có thứ tảo xanh này nên lúc nào mặt nước cũng có một màu xanh đặc trưng.
Đến nỗi mấy ông nhạc sĩ còn cảm hứng sáng tác ra những bản tình ca bất hủ nhân danh cái màu xanh ấy…
Hàng Ngang, Hàng Đào bán vải, bán quần áo luôn hăng hắc của mùi quần áo mới. Chạy sang phố Hàng Đường là ngào ngạt các loại vị ô mai. Rẽ sang Lãn Ông, Thuốc Bắc không thể lẫn được mùi thuốc bắc, thuốc nam; Vòng qua phố Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Lò Rèn là mùi của lò than, mùi sắt thép, axit từ những mối hàn xộc lên tận óc.
Hàng Vải luôn ngai ngái mùi tre nứa ngâm lâu ngày của mấy nhà vẫn còn giữ nghề làm thang tre, ống điếu... Chạy qua phố Bát Đàn thì đương nhiên mùi thảo quả, nước phở thơm nồng. Ngược lên chút là Hàng Mã toàn mùi nhựa đồ chơi và những món đồ mã phục vụ cho việc lễ lạt ngày rằm, mồng một.
Đoạn cuối Phùng Hưng giờ toàn quán nhậu, thịt chó nên với cánh nhậu nhẹt thì cái mùi vị đặc trưng của món cầy tơ thật hấp dẫn. Chạy sang ngõ chợ Đồng Xuân, Thanh Hà thì đủ thứ mùi của chợ đầu mối xen lẫn mùi thức ăn từ sáng sớm đến nửa đêm…
Chạy thêm một đoạn đến bốt Hàng Đậu, rẽ qua Hàng Than thì ngạt ngào mùi bánh phu thê, bánh cốm… Rẽ sang cửa ngõ phía tây là phố Phan Đình Phùng mát rượi nhẹ nhàng với mùi hoa sấu cuối mùa gợi nhớ bát canh rau muống luộc giữa trưa hè oi bức.
Hà Nội bên ngoài hào nhoáng là thế, nhưng dò dẫm đi vào trong những con ngõ nhỏ sâu hun hút, tối đen như mực, đến mức xoè bàn tay trước mặt cũng chẳng nhìn thấy, thì những kẻ nhạy cảm khứu giác sẽ khó lòng mà chịu nổi bởi mùi ẩm mốc do thiếu ánh sáng mặt trời…
Ngày xưa, chỉ có phố Quang Trung, đường Nguyễn Du đến tháng 10 là thơm nồng mùi hoa sữa, còn giờ thì đã chẳng phải là phố duy nhất có trồng loài hoa này. Chục năm về trước, người ta mang cây giống đi trông khắp nơi trong thành phố.
Nhiều đến mức lại thành phản tác dụng, khi đêm xuống mùi hoa “nồng nàn” kia túa ra, bủa vây khắp nơi khiến nhiều người phải tìm mọi cách đóng chặt cửa sổ mà vẫn không thể ngủ nổi.
Những người sống lâu ở phố cổ Hà Nội thường rất khó rời bỏ nơi này mà đi. Dù chật chội và đông đúc… Cũng bởi một lẽ, những tiện ích không dễ nơi nào có được.
Những quán hàng ăn thơm lừng, ngào ngạt mời gọi khắp hang cùng ngõ hẻm. Sáng mở mắt bước chân xuống giường, đi bộ vài bước ra đầu ngõ là đã có bữa sáng tận tay. Ăn xong thèm chén trà nóng là sà sang bà hàng nước bên cạnh, thêm vài ông hàng xóm đã ngồi sẵn tán hươu tán vượn đủ thứ chuyện thời sự trên giời dưới biển.
Rồi ai nấy đi về, xách xe ra khỏi nhà tới chỗ làm. Nhẹ tênh.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.