Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Lúa sốt giá, thương lái tranh mua, người dân lo lắng khi giá gạo nhảy múa

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ ba 15/08/2023, 14:59 (GMT+7)

Những ngày này, giá lúa gạo liên tiếp tăng, thương lái tranh thu gom, người làm lúa có lời. Tuy nhiên, nhiều người dân cũng lo ngại nếu không có giải pháp điều tiết sẽ dẫn đến tình trạng giá lúa gạo trong nước tăng cao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Ghé thăm HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tân Tiến, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của bà con ở đây. Năm nay, lúa được giá, ai cũng mừng. Tuy nhiên, lượng lúa dự trữ hiện không còn nhiều.

Ông Bùi Văn Vô, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tân Tiến, cho biết: Lúa Hè Thu mình đã thu hoạch xong hết rồi. Lúa mới cũng tăng mà lúa cũ cũng tăng nữa. Tăng khoảng 400-500 đồng/kg. RVT lúa khô bây giờ 9.500 -9.600 đồng/kg. Lúa Đông Xuân mới bán, còn lúa Hè Thu hôm rồi kho đầy quá bán hết trơn rồi. Bán có 6.300, 6.600, 6.700 đồng/kg. Hiện giờ giá lúa rất là cao. Cao hơn mọi năm.

Giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL tăng từng ngày với người trồng thì vui còn người bán lẻ lẫn doanh nghiệp xuất khẩu thì ngược lại. Ghi nhận tại Chợ Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, giá gạo đang tăng mạnh từ 2.000 đến 3.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 10 ngày. Cụ thể, gạo Thơm Lài hiện có giá 18.000 đồng/kg, gạo Một Bụi là 16.500 đồng/kg, gạo ST là 20.000 đồng/kg, Tấm Thơm là 14.000 đồng/kg,...Nhiều tiểu thương cho biết không được các vựa gạo giao đủ số lượng đặt mua, thậm chí, trong 1 ngày có đến 2 hoặc 3 mức giá khác nhau.

Dù giá tăng, nhưng lượng người mua gạo cũng cao. Tiểu thương Trần Kim Ngân ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Mùa lúa mới có 1 tháng hà, còn 2 tháng nữa mới có lúa đi. Mà trong khi bão bùng, người ta bỏ mùa giữa, người ta đâu có làm, rồi giá lúa sẽ tăng mà mùa lúa này đâu có trúng đâu. Rồi đây tới tháng 11, 12 vùng dưới mới có, thì nó cũng đâu có trúng, lúa nhiều khi đâu đủ cung cấp. Giá lúa lên hoặc may tới vụ Đông Xuân tới mới sụt lại, chứ giờ không thể sụt. Người dân bán lúa vẫn mua gạo lại ăn, chỉ những người vựa lúa chuyên môn người ta mới vựa lại thôi, chứ giờ đâu ai mần lúa để lại ăn đâu.

Giá lúa gạo liên tiếp tăng cao, khiến người tiêu dùng lo lắng

Giá lúa gạo liên tiếp tăng cao, khiến người tiêu dùng lo lắng

Hiện nay, nguồn cung thế giới khan hiếm, đẩy giá gạo Việt xuất khẩu tăng cao kỷ lục. Do vậy, câu chuyện, thương lái tranh mua để đủ sản lượng cho đối tác đang nóng lên gần đây. Bởi theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, lâu nay mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, thường xảy ra tình trạng “bẻ kèo” khi giá lúa gạo tăng hoặc giảm: Sở dĩ nông dân mình còn nghèo là do 50% nông dân họ không chịu thay đổi để cùng tiến tới với xã hội và nhất là cùng tiến lên với các doanh nghiệp. Khó khăn nhất của nông nghiệp nước ta hiện tại là đầu ra. Không có đầu ra ổn định, người nông dân luôn luôn bị bấp bênh. Một vấn đề nữa là giữa người nông dân và doanh nghiệp không có gắn kết với nhau một cách rất là thuận lợi. Có lúc thì đã hợp đồng giá đó rồi, khi thu hoạch, giá rẻ hơn thì doanh nghiệp bỏ của chạy lấy người.

Thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy 50% sản lượng lúa doanh nghiệp thu mua qua thương lái; hơn 12% người dân bán trực tiếp và trên 37% còn lại qua các hợp tác xã. Hiện cả nước có 180 doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng chỉ có 50% đơn vị ký liên kết với các hợp tác xã để xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu đầu vào.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng việc liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã để xây dựng vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo, yếu kém: 180 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo, chỉ có 50 doanh nghiệp có liên kết với nông dân thôi, HTX thôi, còn 130 là gì, tranh mua tranh bán với nông dân. Thì làm sao đòi hỏi có vùng nguyên liệu, thì làm sao đòi hỏi được là có vùng nguyên liệu, ký hợp đồng mới tranh đi mua, bán. Nếu mà anh có vùng nguyên liệu thủ thì anh có thể ký được với người ta. Còn anh không có khi ký được rồi mới chạy đi mua, thì vấn đề đó, cho nên vấn đề là chính là vấn đề liên kết theo chuỗi giá trị.

Giá gạo tăng, người trồng lúa được lợi, là cơ hội thị trường cho thương nhân xuất khẩu gạo. Tuy vậy, rất cần được vững chắc an ninh lương thực quốc gia và nhất là cần hoàn thiện chuỗi ngành hàng lúa gạo bền vững. Bởi chỉ khi sợi dây liên kết được vững chắc trong mọi tình huống thì chữ tín mới vững bền theo thời gian.

***

Những ngày này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng ngồi không yên tìm nguồn hàng cho hợp đồng cũ nhưng cũng e dè ký hợp đồng xuất khẩu mới vì một khi đã nhận lời mà không đủ nguồn gạo có sẵn, phải mua gạo theo giá thị trường, thì khả năng cao phải chịu lỗ. Để hiểu thêm những trăn trở này, phóng viên Mekong FM cuộc trao đổi với bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, thành phố Cần Thơ:

PV: Thưa bà, hiện tại, tình hình thu mua lúa gạo của doanh nghiệp như thế nào?

- Nói chung hiện đang thiếu hàng trầm trọng, vì hiện là mùa mưa bão, nên sản lượng chỉ đạt khoảng 50%, cộng với giá lúa gạo tăng, bà con nông dân thì bẻ kèo, có nhiều người không giao được hàng. Rồi ảnh hưởng của thiên tai cũng khiến không có hàng để giao, có thể qua vụ Đông Xuân mới giao được hàng.

PV: Với các hợp đồng đã ký kết và đặt cọc, khi giá lúa gạo biến động thì ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu, thưa bà?

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền: Mua, bán giữa doanh nghiệp với nông dân có hợp đồng chính thức hết. Nhưng sau khi giá lên thì nông dân đòi lên còn không thì trả cọc lại chứ không có thực hiện theo hợp đồng, không có việc tranh mua, tranh bán.

Bây giờ thống nhất lại cái giá là 6.500 đồng, người nông dân lấy cọc là 500 ngàn là ra coi như 7.000 đồng. Nếu như giá lúa có lên 7.000 đồng thì người nông dân xin thêm. Còn không cho thêm thì người nông dân trả cọc. Cho nên doanh nghiệp đang gặp khó. Doanh nghiệp nào cũng phải cho nông dân hết. Không cho thì nông dân không giao lúa.

PV: Bẻ kèo là câu chuyện thường xảy ra khi giá lúa gạo tăng hoặc giảm gây tổn hại đến cả hai bên. Nhưng trong vài trường hợp, không chỉ nông dân mà một vài doanh nghiệp cũng có hành động tương tự. Theo bà thì điều này tác động đến nông dân và doanh nghiệp như thế nào?

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền: Trường hợp giá sụt, có nhiều doanh nghiệp bỏ cọc, không nhận với nông dân có, doanh nghiệp đó nhỏ lẻ thôi. Nhưng một khi giá sụt họ bỏ là họ cũng mất 500 ngàn. Thí dụ như đang giá là mua 6.500 đồng mà sụt xuống 6.000, doanh nghiệp đó bỏ thì doanh nghiệp đó cũng mất thì tiền đó cũng thuộc vô túi nông dân.

Nông dân có bán 6.000 chạy ra 6.500 thì cũng y rang như thế thôi, nông dân không bị mất gì hết nhưng mà đó là mất một cái tình. Không gắn bó với doanh nghiệp nhưng mà đối với những doanh nghiệp nhỏ, lẻ còn đối với những doanh nghiệp xuất khẩu như tụi tui đâu có ai mà đi bẻ kèo nông dân làm cái gì. 

PV: Cám ơn bà với những chia sẻ vừa rồi.

 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Hà Nội loay hoay

Hà Nội loay hoay

Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.