Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

“Lội hành” qua phố

Kiều Tuyết - Mai Phương: Thứ hai 23/09/2024, 07:07 (GMT+7)

Hà Nội có nhiều con đường dễ thương, nhưng cũng có những con đường khó thương, hoặc có lúc khó thương, như là khi ùn tắc, lụt lội. Bộ hành, bạn sẽ làm gì nếu bất đắc dĩ trở thành “lội hành” qua phố?

Âm thanh của phố, sau những cơn mưa sầm sập bất ngờ. Bên kia sông Đuống có vòng xoay Bắc Đuống, bên này sông Hồng phố Đinh Tiên Hoàng ngay sát Hồ Gươm. Ở các quận nội đô, tiếng chân lội nước, tiếng xe rẽ nước cũng rất quen trên phố Thụy Khuê, trên đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng.

Nặng nhất là những mới đô thị hóa ở phía Tây và Tây Nam thành phố, như đường Tố Hữu - Lương Thế Vinh, đường Nguyễn Quý Đức, đường Phạm Tu, Cầu Bươu, đường Tân Triều mới, hoặc những con đường ven sông Nhuệ, sông Bùi khi nước lũ dâng lên.

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Giữa ba bên bốn bề nước ngập mênh mang, chẳng biết đâu là đường, đâu hè, thật là nan giải! Đó là tình cảnh ông Nguyễn Đình Phú - người dân Chung cư Viện Bỏng Quốc gia đã từng gặp:

"Có nghĩa là đi không biết chỗ nào cao chỗ nào thấp. Nó ngập thì đi lại nước đục rồi ô tô đi sóng hết vào. Đa số là người đi bộ đi vòng lối đằng sau của chung cư này. Lối đằng trước nước ngập đi vào đâu. Đi ở đây nó khấp khểnh, không nhìn được, hố ga lại vấp".

Bà Nguyễn Thị Nhung thì thấp thỏm âu lo khi đưa đón cháu đi học trên đường Phùng Hưng, Hà Đông:

"Ô tô, xe máy hầu như là tắc, chết máy hết. Đi trên vỉa hè thì chỉ sợ vào những cái hố ga, cứ phải lần lần mà đi ở dưới thôi. Đưa cháu đi học, tôi hay đưa đi sớm thì đỡ, đến trường nhà trường không bảo cho nghỉ. Tôi về đến bệnh viện 103 thì lại cho nghỉ, quay lại lúc ấy sợ lắm". 

Lội nước không chỉ bất an, lội nước còn rất mỏi chân với những ai ít tập thể dục. Lội nước không chỉ lo va vào vật sắc nhọn, sụt xuống hố sâu, mà còn lo mắc bệnh, vì nước mưa hòa nước cống. Lội nước không vui, lội nước còn bực mình, nhiều khi ức nghẹn đến cổ vì ô tô, xe máy cố phóng qua mà té nước lên mình.

Vậy thì làm sao mà yêu nổi con đường đi bộ?

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Nếu bạn đang cảm thấy thế, thì quá đúng rồi! Nhưng bình tĩnh một chút, quan sát thêm một chút xung quanh.

Bạn xem, cùng một con đường ngập, nếu đi bộ, chẳng phải bạn đang may mắn hơn những người đi xe hay sao?! Người đi xe đi không được, mà dắt hay đẩy cũng không xong, lại lo hỏng xe, tốn một đống tiền sửa chữa. Bạn đi bộ, chẳng vướng víu thứ gì.

Người đi xe máy còn sợ chỗ ngập hơi sâu, nếu có xe nào phóng nhanh thì sóng đánh ngã nhào. Đi bộ, bạn không dễ bị liêu xiêu như thế, trừ khi bước hụt.

Đường ngập và tắc, trong khi ô tô xe máy chôn chân một chỗ, bạn vẫn có thể nhúc nhắc đi bộ trên ở khoảng trống nhỏ hẹp để tiến lên, rồi bắt xe buýt, tàu điện hoặc gọi cuốc xe ôm, bỏ lại sau lưng hàng trăm chiếc xe đang gầm gừ, hàng nghìn người đang thở dài ngao ngán.

Bộ hành, nếu bất đắc dĩ trở thành lội hành, cũng đừng vì thế mà nản lòng. Dù nước không sạch, nhưng cũng là một trải nghiệm thay đổi trạng thái, để bạn cảm nhận rõ độ dẻo dai của đôi chân, để thử tài ghi nhớ địa hình khi tạnh ráo.

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Tất nhiên, không ai muốn thử tài theo cách này. Nên người dân vẫn chỉ mong đường đỡ ngập, để họa hoằn lắm mới phải lội bộ, chứ đừng lội thường xuyên:

"Trước mắt là chỉ có cống rãnh mà Nhà nước khơi thông thôi, tôn đường cao chắc là không có. Chờ mai kia làm đường, người ta sẽ mở đường một chiều là sẽ có. Chỉ mong sao Nhà nước khơi thông cống rãnh cho nó thoát thôi chứ còn làm cách nào khác được. Sông cạn là nước rút, mới hôm nọ là trạm bơm bơm đấy chứ. Trạm bơm chỗ Yên Xá, ở dưới này bơm thì mới cạn được chứ, rút rất chậm". 

"Một là nâng đường cao lên cho khỏi ngập lụt, giao thông được thuận lợi. Hai là mở rộng đường ra, để dân đi học đi làm đỡ khổ. Bởi vì là bước hụt vào những chỗ trũng kia thì ngã úp mặt xuống. Rồi những người bệnh lý nền hít phải nước".

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Ảnh minh họa: Trọng Nghĩa/VOVGT

Trở thành lội hành bất đắc dĩ, bạn sẽ thấy, không phải cứ hiện đại là nhanh, cơ giới là thắng thế. Trước thử thách của thiên nhiên, đôi tay này, đôi chân này vẫn là kỳ diệu nhất!

Đi bộ chuyên nghiệp, chuẩn bị một chiếc túi đeo, một chiếc ô hoặc áo mưa gọn gàng, một đôi dép lê bọc trong nilon, và cẩn thận nữa thì một bộ đồ dự phòng. Tin tôi đi, bạn có thể chấp tất cả nắng mưa!

Ai đó nói rằng, làm việc mình yêu thì dễ, nhưng học cách yêu lấy việc mình làm mới là đẳng cấp. Những con đường cũng vậy, nếu không thể chọn con đường bạn yêu, hãy thử tìm ra nét đáng yêu trên con đường bạn bước. Ngay cả khi nó có bì bõm dưới mưa.

Bởi, mỗi chuyến đi không chỉ để đến. Đi còn là cả hành trình, với bao cảm nhận, xúc chạm rất khác mỗi ngày.

Và biết đâu, bạn lại nở một nụ cười, hoặc thấy lòng rưng rưng, khi lội phố mà nhớ những ngày xưa lội ngõ lội đồng, bắt cá rô sau mưa rào mùa hạ.

Kiều Tuyết - Mai Phương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Nhờ các buổi tuyên truyền, và các tiết học về PCCC tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sóc Sơn, mà kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đã trở thành phản xạ của mỗi học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.

Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn 'ế'?

Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn "ế"?

Dọc các tuyến đường lớn, nhiều phương tiện qua lại như Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng,... được bố trí hệ thống hầm chui cho người đi bộ. Theo khảo sát của PV VOV Giao thông, các hầm chui này đều được dọn dẹp sạch sẽ, có hệ thống đèn chiếu sáng và có lao công quét dọn, canh gác.

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

Thời gian vừa qua, hotline và panpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tuyến đường Nguyễn Công Trứ (phường 19, quận Bình Thạnh) xuống cấp, ngập nước, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt - kinh doanh của người dân.

Để không lợi bất cập hại

Để không lợi bất cập hại

Việc thưởng tiền báo tin vi phạm giao thông được coi là một trong những biện pháp nhằm huy động người dân báo tin vi phạm, tăng khả năng giám sát của cơ quan chức năng đối với các hành vi vi phạm giao thông.

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

Mới đây, Ban Quản lý Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất cùng các bên liên quan đã kết thúc 120 ngày lắp đặt kết cấu thép cho nhà ga và chuyển sang giai đoạn 90 ngày hoàn thiện phần mái, mặt dựng và đóng điện toàn bộ công trình quan trọng này.

Mạo danh shipper thu tiền phí mua hàng, hãy cẩn trọng

Mạo danh shipper thu tiền phí mua hàng, hãy cẩn trọng

Trong thời đại số hóa, chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, việc này cũng mở ra cánh cửa cho những kẻ lừa đảo tiếp cận và giăng bẫy nạn nhân theo những cách ngày càng tinh vi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi tỉnh, thành phố an toàn giao thông thì cả nước an toàn giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi tỉnh, thành phố an toàn giao thông thì cả nước an toàn giao thông

Sáng 22/9, tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” do Tỉnh ủy Bắc Ninh và Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp tổ chức. Cùng dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Bắc Ninh.