Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chủ Nhật, 6/4/2025
Người cũ cảnh xưa

Lao xao mùa vịt chạy đồng

Kim Loan: Chủ nhật 30/03/2025, 09:22 (GMT+7)

Đã thành thông lệ, mỗi khi lúa được thu hoạch xong còn trơ gốc rạ thì nhiều ngày sau đó cánh đồng đón đàn vịt về. Tàu chở vịt mang theo những tiếng “càm cạp” quen thuộc theo mùa đã trở thành thanh âm quen thuộc của đồng đất bưng biền.

Đến tháng 9 âm lịch mới đúng là mùa vịt chạy đồng, nhưng trời chỉ mới độ vào tháng 4 mà người dân quê ở miền Tây đã bắt đầu nhắc đến chúng, vì chúng đã gắn liền với thời niên thiếu của một bộ phân nông dân ở vùng đất chín sông này.

Nét đặc trưng của miền Tây

Từ năm 1980 đổ về trước, trên những cánh đồng bạt ngàn ở ĐBSCL, người nông dân chỉ làm một vụ lúa mùa tương ứng với mùa mưa, cũng là mùa nước nổi. Từ trước Tết Nguyên đán cho đến đầu mùa mưa thì minh mông đồng trống, nhiều cỏ lắm năn, thủy sản từng bầy sinh sôi nẩy nở.

Tận dụng đồng đất nông nhàn giàu nguồn lợi thủy sản, người ta dốc hết vốn liếng trong nhà đổ vào bầy vịt rồi chăn thả tự do trên khắp các cánh đồng. Từ đó hình thành một nghề khá đặc biệt mang tên: nuôi vịt chạy đồng.

Chăn vịt chạy đồng tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Chăn vịt chạy đồng tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Tháng Chín âm lịch, khi gió chướng thông ngọn, những ruộng lúa mùa đã đứng cái làm đòng thì người chuyên nghề nuôi vịt bắt đầu chèo ghe đến hãng ấp trứng chuyên nghiệp để mua vài ngàn con vịt giống. Vịt con đưa về được dưỡng nuôi đến 90 ngày tuổi thì đủ lông đủ cánh rồi tẻ bầy, vịt trống yếu ớt sẽ bán sỉ cho thương lái làm vịt thịt, còn vịt mái và một ít vịt trống khỏe mạnh được chăm sóc kỹ lưỡng chờ ngày “ra quân”.

Trong tháng ngày ăn đồng cạn, ngủ đồng sâu, ký ức của nghề chăn vịt chạy đồng là những khoảnh khắc vui buồn lẫn lộn. Hình ảnh đáng yêu nhất của một vùng quê yên ả được diễn tả thông qua cái cách của con vịt chạy đồng. Giữa trời trưa nắng cháy, chúng cong đuôi chạy lịch phịch xuống ruộng rồi lặn hụp rỉa đám sâu bọ, những hạt lúa sót hoặc thứ khoái khẩu như ốc bưu vàng.

Theo cách tính của chủ vịt thì chỉ mất 2 ngày, 5.000 con vịt có thể “xử lý” sạch sẽ 30 công đất. Nhờ vậy mà người nuôi vịt vừa đỡ lo thức ăn, chủ ruộng lại mừng vì thêm chút tiền hậu thu hoạch (40.000 đồng/công). Chưa kể, vịt góp công làm sạch đồng ruộng, đảm bảo vụ sau ít lúa chét.

Giữa trời trưa nắng cháy, vịt cong đuôi chạy lịch phịch xuống ruộng rồi lặn hụp rỉa đám sâu bọ, những hạt lúa sót hoặc thứ khoái khẩu như ốc bưu vàng.

Giữa trời trưa nắng cháy, vịt cong đuôi chạy lịch phịch xuống ruộng rồi lặn hụp rỉa đám sâu bọ, những hạt lúa sót hoặc thứ khoái khẩu như ốc bưu vàng.

Khi những con đầu tiên trong bầy bắt đầu rớt hột, vài ngày sau, số lượng trứng rớt trong chuồng ngày một nhiều thêm, cao điểm sẽ có hơn 80% trên tổng đầu vịt trong bầy rớt hột. Ngủ một đêm, chủ vịt thức sớm đã thấy trắng chuồng, hột to bằng nắm tay, tha hồ mà lượm. Vịt đủ mồi, đủ lúa đẻ rất say, đó lúc nông dân hạnh phúc và vui mừng trong dạ.

Khi thu hoạch trứng người ta sẽ đếm để biết vịt chừng nào sẽ đẻ đủ, vì không phải tất cả các con vịt mái đều rớt hột trong cùng một thời điểm. Vịt đẻ đủ rồi cũng vẫn phải đếm trứng, nếu ngày nào vịt đẻ thiếu sẽ canh để lượm vì chúng sẽ “đẻ rớt” trên đồng. Có trứng rồi, mỗi ngày nông dân chở mấy cần xé vào lò hột mà bán lại để thu tiền.

Anh Ngô Thanh Sang, chăn 2.000 con vịt chạy đồng tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chiều về, lúc nó kề ổ đẻ, mình nằm kế bên nghe tiếng của nó thôi là ngủ không được luôn đó. Sáng thức vậy chạy ra lượm hột, thấy ổ ổ vui lắm, từ đó mà mình không bỏ được cái nghề nuôi vịt này”.

Hễ vịt ăn dưới ruộng thì chủ phải đứng ngay trên bờ, mắt quan sát không rời, bất kể nắng mưa hay bão táp.

Hễ vịt ăn dưới ruộng thì chủ phải đứng ngay trên bờ, mắt quan sát không rời, bất kể nắng mưa hay bão táp.

Nghe qua thì tưởng dễ ăn, nhưng thực chất, nuôi vịt chạy đồng lại là một nghề vô cùng cực nhọc. Ban ngày, với cây “bệu vịt”, mảnh áo mưa, hộp cơm nguội và bình nước lã… người chủ vịt phải bám sát bầy vịt. Hễ vịt ăn dưới ruộng thì chủ phải đứng ngay trên bờ, mắt quan sát không rời, bất kể nắng mưa hay bão táp.

Ban đêm, ôm nóp ra ngủ kề bên chòi vịt, không chỉ phòng kẻ trộm mà có khi trắng đêm đảm bảo sự tĩnh lặng cần thiết, bởi chỉ một tiếng chó sủa hoặc một làn gió rít cũng có thể làm bầy vịt hoảng loạn, rồi ngày hôm sau lượng trứng có thể giảm đi phân nửa. Giỗ oải, tết nhứt, hội đình hội miễu… cùng trang lứa người ta vui chơi sáng cửa thì anh chủ vịt vẫn phải ngủ bờ ngủ bụi ngoài chòi. Chỉ người có máu lang bạt, thích rày đây mai đó, tự do tung tẩy mới đeo đuổi với nghề nuôi vịt chạy đồng.

"Tôi nuôi vịt hơn 20 năm toàn chạy đồng này qua tới đồng nọ, có ở nhà được bao nhiêu đâu. Một năm về nhà chừng 20 ngày thôi, nuôi ít mà mướn nữa thì không có lời. Ôi cực lắm”

"Chỗ nào có đồng là đi, đâu có nghỉ, sống chung với quê hương người ta, không có về nhà"

"Nghề này thì vất vả lắm, mưa gió chạy đồng cực lắm, cứ chạy dài dài vùng dưới. Xa thì mướn chiếc tàu 3 triệu, gần thì 2 triệu để chở vịt đi"

Ngủ một đêm, chủ vịt thức sớm đã thấy trắng chuồng, hột to bằng nắm tay, tha hồ mà lượm.

Ngủ một đêm, chủ vịt thức sớm đã thấy trắng chuồng, hột to bằng nắm tay, tha hồ mà lượm.

 Đó là lúc bình thường, còn khi dịch bệnh thì người chủ vịt cứ như đứng trên đống lửa. Hồi đó, kiến thức vệ sinh kém và điều kiện thuốc men phòng trị cũng xa xỉ nên chỉ cần sự thay đổi bất thường của thời tiết thì bầy vịt có thể bị “phù đầu” hàng loạt. Khi đó, chủ vịt chỉ còn nước bán thốc bán tháo, mười phần gom được một, rồi “giũ mành”, cuốn nóp tay trắng trở về nhà.

Ông Nguyễn Văn An –  người nuôi vịt chạy đồng Tri Tôn, An Giang có kinh nghiệm lâu năm nhưng cũng lắm lúc thăng trầm, kể lại: “Trước đây tôi có 3 công đất ở huyện Phú Tân, mà nuôi vịt lỗ quá bán hết 3 công đất đi đến đây. Đến đây cũng rào mành nuôi vịt, mà cực lắm, 2h chiều lùa nó ra đồng ăn rồi lùa về nhốt. Những lúc mà trời mưa cực lắm, vịt nhốt giữa đồng, trứng đẻ ra đen hết, vịt nằm dưới nước, mình cũng nằm dưới nước. Nhiều khi quấn áo mưa mà chịu”.

Nhưng nói gì đi nữa thì nghề nuôi vịt chạy đồng vẫn “một vốn bốn lời”, chỉ bỏ ra ít vốn hốt vịt con, cộng với ít tiền lúa cho vịt ăn dặm cùng công lao động người chủ chăn quanh năm trên đồng thì đã bỏ túi bạc chục triệu. Sau năm 1980, hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn chỉnh, những cánh đồng canh tác ba vụ, cây lúa đứng trên đồng quanh năm, nguồn lợi thủy sản nội đồng ngày càng giảm sút nên nghề nuôi vịt chạy đồng dần đi vào miền quá vãng.

Vịt đủ mồi, đủ lúa đẻ rất sai, đó lúc nông dân hạnh phúc và vui mừng trong dạ.

Vịt đủ mồi, đủ lúa đẻ rất sai, đó lúc nông dân hạnh phúc và vui mừng trong dạ.

Từ mênh mông đồng trống, ngày nay chỉ còn một vài nơi cho vịt chạy đồng hăng năm, như: Tân Hồng và Hồng Ngự ( Đồng Tháp), Vĩnh Hưng và Tân Hưng (Long An) Chợ Mới và Thoại Sơn ( An Giang), Long Mỹ (Hậu Giang), Châu Thành và Ngã Năm (Sóc Trăng). Những năm gần đây, nghề này gặp nhiều khó khăn, rủi ro do đồng chăn thả bị thu hẹp, do dịch cúm gia cầm... đã khiến cho nhiều hộ nuôi lắm phen khốn đốn.

Thách thức và hướng đi mới

Hiện vẫn còn nhiều đánh giá khác nhau về nghề nuôi vịt chạy đồng và ngành thú y cho rằng hình thức nuôi này không an toàn sinh học. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế, xã hội và là nghề lâu đời nên nông dân vẫn còn nuôi.

Giỗ oải, tết nhứt, hội đình hội miễu… cùng trang lứa người ta vui chơi sáng cửa thì anh chủ vịt vẫn phải ngủ bờ ngủ bụi ngoài chòi.

Giỗ oải, tết nhứt, hội đình hội miễu… cùng trang lứa người ta vui chơi sáng cửa thì anh chủ vịt vẫn phải ngủ bờ ngủ bụi ngoài chòi.

Để duy trì và phát triển nghề nuôi vịt, trong những năm qua, ngành nông nghiệp các tỉnh/thành ĐBSCL đã thực hiện một số mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và đã thử nghiệm, chuyển giao để giúp cho hộ chăn nuôi, nhất là những hộ khó khăn về nuôi vịt chạy đồng chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi vịt mới. Có thể kể đến hình thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả (hình thức chăn nuôi bán công nghiệp có đầu tư chuồng trại, cho ăn thức ăn công nghiệp). Hình thức này có 2 cách: nuôi nhốt kết hợp thả vịt ra đồng, xuống kinh và nuôi nhốt kết hợp thả vịt xuống ao thả cá. Mô hình này chỉ với 2.000 con vịt sẽ đẻ ra 400.000 trứng (bình quân 200 trứng/con), đem lại thu nhập vài trăm triệu đồng.

Ông Huỳnh Văn Phước, người nuôi vịt theo mô hình mới tại quận Ô Môn, TP.Cần Thơ cho biết: “Kỹ thuật nuôi thì cho uống thuốc theo định kỳ, nếu thấy nó đẻ trứng hơi mỏng thì cho uống thuốc vô để nó đẻ dày hơn. Những khi trái gió trở trời thì một tuần cho uống cảm cúm”.

Vịt chạy đồng ăn đủ đạm từ thủy sản sẽ đẻ trứng to và ngon, lòng đỏ đỏ thắm.

Vịt chạy đồng ăn đủ đạm từ thủy sản sẽ đẻ trứng to và ngon, lòng đỏ đỏ thắm.

Dẫu kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng được phổ cập nhiều và cũng có xu hướng thay đổi trong bối cảnh hiện đại, nhưng nhiều hộ gia đình 3 đời chăn vịt ở miền Tây này vẫn còn chuộng phương pháp chạy đồng. Nghề chăn vịt chạy đồng cũng đã giải quyết việc làm cho cả trăm ngàn người ở xứ đồng bằng này.

Người chăn vịt họ cứ tuần hoàn theo thời gian hết mùa này sang mùa khác đã hình thành phong cách sống chân phương của một người tự do, tự tại. Nhưng mỗi người cũng có con cái, chỉ lo mai này chúng đến tuổi đi học, không biết gửi ở đâu, trong khi mình thì lang bạt.

Nên, việc chuyển đổi phương pháp nuôi vịt cũng là cốt để an cư lạc nghiệp trong xu thế chăn nuôi hội nhập ngày nay và tiện bề chăm sóc, dạy dỗ con cái của mình. 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Hà Nội: Danh sách 14 điểm giải quyết phạt nguội

Hà Nội: Danh sách 14 điểm giải quyết phạt nguội

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết các vi phạm giao thông bị ghi nhận qua hệ thống camera giám sát, Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách các địa điểm tiếp nhận và xử lý phạt nguội mới trên địa bàn thành phố.

Cháy nhà cấp 4 lúc rạng sáng, 3 người tử vong

Cháy nhà cấp 4 lúc rạng sáng, 3 người tử vong

Đám cháy bùng phát tại căn nhà cấp 4 rạng sáng 2/4 ở đường Mạc Vân, phường Xóm Củi (quận 8, TP Hồ Chí Minh) nơi có 8 người trong gia đình sinh sống. 5 người thoát ra ngoài, 3 người không may mắn bị kẹt lại tử vong, trong đó có bé trai khoảng 5 tuổi…

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h hôm nay ngày 3/4, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Các trường hợp bị tước GPLX ô tô

Các trường hợp bị tước GPLX ô tô

Thính giả Minh Quân hỏi (Cần Thơ): “Xin hỏi, theo Nghị định 168 thì tài xế vi phạm những lỗi nào sẽ bị tước giấy phép lái xe ô tô?”.

Kiên Giang: Ngổn ngang những bãi rác trong lòng thành phố

Kiên Giang: Ngổn ngang những bãi rác trong lòng thành phố

Thời gian qua, tại nhiều khu vực ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang xuất hiện những bãi rác tự phát ngổn ngang, bốc mùi hôi, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.

Vụ cháy ở quận 8 (TP.HCM): Người mẹ quay lại cứu con trai thì căn nhà đổ sập

Vụ cháy ở quận 8 (TP.HCM): Người mẹ quay lại cứu con trai thì căn nhà đổ sập

Người mẹ quay lại ngôi nhà cứu con trai lớn nhưng lúc đó căn nhà bất ngờ đổ sập xuống nên không thể thoát ra được.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến khai thác điểm dừng nghỉ dịp 30/4

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến khai thác điểm dừng nghỉ dịp 30/4

Mới đây Quốc hội đã thông qua phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 cho VEC với số tiền hơn 38.200 tỉ đồng. Vậy kế hoạch đầu tư, hoàn thiện các hạng mục còn lại trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sắp tới như thế nào?