Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Làng trầu Vị Thủy – Nét xưa giữa thời hiện đại

Trần Thanh Phê: Thứ sáu 16/12/2022, 22:27 (GMT+7)

Với những ai sinh ra và lớn lên ở miền Tây, hình ảnh các bà, các mẹ móm mém nhai trầu đã trở nên quá đỗi thân quen. Theo thời gian, không còn nhiều người giữ tục ăn trầu. Dẫu vậy, tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang người dân vẫn thủy chung, son sắc với dây trầu hơn nửa thế kỷ qua.

 

Những nọc trầu xanh mướt đã có mặt ở ấp 5, xã Vị Thuỷ, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang hơn 60 năm qua. Ảnh: Dân Việt

Những nọc trầu xanh mướt đã có mặt ở ấp 5, xã Vị Thuỷ, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang hơn 60 năm qua. Ảnh: Dân Việt

Vườn trầu Vị Thủy nằm cách trung tâm tỉnh Hậu Giang khoảng 10km, dọc theo con đường ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, đi tới đâu cũng thấy những nọc trầu được xếp thành hàng, tạo nên những vườn trầu xanh ngát hồn quê. 

Theo tài liệu ghi lại, nghề trồng trầu tại xã Vị Thủy có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với tên gọi của địa phương (ấp 5 Vườn trầu). Vào khoảng 1960, chỉ có một vài hộ tham gia trồng trầu mục đích là phục vụ nhu cầu của gia đình và làm lễ vật trong lễ cưới, hỏi,... Người đầu tiên trồng cây trầu này trên địa bàn xã Vị Thủy là bà Năm Bỉnh (vợ của ông Tư Lý) ấp 5, xã Vị Thủy, dần về sau xuất hiện thêm nhiều hộ trồng nhưng cũng chỉ với mục đích là phục vụ cho sinh hoạt gia đình như hộ của Bà Nguyễn Thị Tư (Tư Lùng) hay hộ Ông Nguyễn Văn Lãnh, Ông Nguyễn Văn Gấm,....

Đến đầu năm 1990 về sau cây trầu bắt đầu mang lại thu nhập cao cho người dân, nên nhiều hộ dân đã tham gia trồng, từ đó diện tích trồng trầu ngày được mở rộng, hiện nay nhiều hộ gia đình đã tận dụng cải tạo vườn tạp xung quanh nhà để trồng trầu, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Vườn trầu không tính theo diện tích mà tính theo nọc, cứ 2.000 nọc là khoảng 10 công ruộng, nhà nào ít thì trồng vài trăm, nhiều hơn thì lên đến hàng ngàn nọc. Ở xã nông thôn mới này, trầu là cây trồng chủ lực chiếm khoảng 32,5ha ha tập trung chủ yếu ở ấp 5, ấp 7 và ấp 8 với khoảng 200 hộ theo nghề. Nói về trồng trầu, tại xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cũng còn 1 làng trầu lâu đời nhưng chỉ rộng khoảng 3ha, còn làng trầu Vị Thủy xét về quy mô và lịch sử hiện chỉ đứng sau vườn trầu ở Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo lời người dân địa phương, chúng tôi tìm gặp bà Phan Thị Năm, mọi người thường gọi là bà Năm Đỉnh, người có công gây giống trầu trên vùng đất này. Trồng trầu từ thuở đôi mươi, nay đã sang hàng tám, bà Năm vẫn một lòng thủy chung với loại cây này. Hơn 50 năm qua, cây trầu cũng có lúc thăng, lúc trầm nhưng chưa bao giờ bà có ý định bỏ nghề bởi nhờ trồng trầu mà bà nuôi con khôn lớn và cất được nhà tường.

Chia sẻ về cơ duyên với lá trầu, bà Năm say sưa kể: "Hồi đó ông già ăn trầu, mua 1 nọc rồi trồng ra 3 nọc, 9 nọc sau đó chia người dân trồng. Trồng trầu đời sống cũng được, giữ gìn hoài. Mình bán lái không hà, trầu ốp 40 lá…"

Ảnh: dangcongsan.vn

Ảnh: dangcongsan.vn

Thấy trầu hợp thổ nhưỡng, bà con trong xóm truyền tai nhau, nhà này chia nhà kia, tận dụng trồng quanh nhà, dần dà trở thành cả làng trầu nức tiếng gần xa. 

Bà Lê Thị Chín, ấp 5, xã Vị Thủy nhớ lại: "Thấy lúc đó người ta trồng trầu có tiền quá, má xin người ta đem về trồng gầy có 100 năm, sang năm con kéo 200, năm tới 300,400, kéo riết nhiều lắm luôn. Ngoài ruộng ra thì trầu không”.

Dây trầu có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng. Đặc biệt, trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ, phân rơm, phân chuồng… Lá trầu được chăm sóc tốt có màu xanh óng vàng bắt mắt, có vị cay nồng tự nhiên. Nọc trầu thường cao khoảng 2m, được làm bằng cây tràm, khoảng 10 ngày thu hoạch 1 lần. Trung bình 1.000m2 đất sẽ trồng được khoảng 1.000 nọc trầu, cho thu nhập ổn định 100 triệu đồng/năm, gấp nhiều lần so với cây lúa.

Theo các lão nông, nghề trồng trầu đòi hỏi sự kiên trì và phải có kinh nghiệm. Khi trồng cần phải có nhiều nhân công lao động, trung bình khi trồng 1ha đòi hỏi từ 3 đến 5 lao động làm việc liên tục để chăm sóc trầu như tưới nước, bón phân, cắt cành, tỉa lá bệnh,... Đến khi thu hoạch diễn ra liên tục trong khoản thời gian 4 đến 5 ngày đòi hỏi số lượng lao động từ 15 đến 20 người hái trầu và xắp xếp lá trầu trước khi đem đi tiêu thụ.

Chị Lê Thị Mỹ, ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang một thợ hái trầu chia sẻ: "Cũng như là cái nghề mình yêu từ hồi nhỏ tới lớn, hồi mình biết làm, đâu mười mấy tuổi là mình làm tới giờ. Chị năm mấy tuổi chị đi làm nghề hái trầu này.

Hồi xưa, người ta trồng trầu để ăn, có bán cũng chỉ quanh chợ làng, chợ xã hoặc dùng cúng kiến trong các dịp lễ, cưới, hỏi thì nay thương lái đến thu mua chuyển đi khắp các tỉnh miền Tây, xuất ngoại đến tận Campuchia, Đài Loan. Nghề trầu tuy không giàu có nhưng cuộc sống ổn định, ai gắn bó với nghề thì sẽ xem đó như là duyên nghiệp, khi đã bén duyên thì mãi bền chặt, thủy chung. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Hậu Giang công nhận năm 2020 với 145 hộ, tổng số hơn 204.800 nọc trầu.

Anh Nguyễn Văn Đông phấn khởi cho biết: "40 lá lá 1 ốp. Ở trên thì nắng quá thì nó vàng, ở dưới này mát thì nó xanh, đâu có nắng dội xuống tới. Trầu hút này thì 9-10 ngày, mấy bữa ấy là 10 bữa, nửa tháng hoặc 1 tháng không chừng nữa. Lúc dịch đợt đó là 2 tháng mấy không bẻ bữa nào hết".

Ảnh: Dân Việt

Ảnh: Dân Việt

Trầu như người bạn thủy chung gắn chặt với người dân quê, vì thế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng người dân nơi này vẫn quyết tâm bám giữ. Trả công người trồng, trầu cũng không phụ công người, loại cây này đã giúp rất nhiều hộ dân tại Vị Thủy thoát nghèo vươn lên khá giả, nhiều hộ dân có của ăn của để, tích góp mua được đất đai, xây dựng nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài cũng nhờ vào cây trầu. Lá trầu, miếng cau cùng vôi hòa quyện, điểm tô cho tình duyên đôi lứa, hẹn ước trăm năm.

"Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên"

Nhằm đa dạng thị trường đầu ra cho lá trầu, trong thời gian tới, HTX Trầu Vàng Vị Thủy còn tìm đến một số đơn vị nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ trầu, làm thuốc trị bệnh hay dùng làm thuốc phòng trị sâu bệnh trên rau màu..., phát triển vườn trầu trở thành điểm du lịch. Nếu thành công, sẽ mở ra cơ hội mới cho nhiều hộ đang gắn bó với nghề truyền thống này.

Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc Hợp tác xã Trầu Vàng, xã Vị Thủy, cho biết: "Cũng muốn làm theo hướng du lịch cộng đồng ở đây bà con mong chờ…"

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc, trái cau, lá trầu được coi như một thứ lễ vật thiêng liêng không thể thiếu trong lúc gia đình có hỷ sự như ngày giỗ, ngày Tết, lúc hội hè, đình đám, đặc biệt là lễ cưới hỏi. Với những ai đã từng một lần đến với làng nghề truyền thống ở huyện Vị Thủy chắc hẳn sẽ không thể quên hình ảnh những giàn trầu óng mượt giữa một không gian yên tĩnh, thơ mộng, thưởng ngoạn chút hồn quê còn lưu lại nơi này.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Với định hướng phát triển du lịch của tỉnh cũng như định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong du lịch thì có du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch nông nghiệp mà nông nghiệp ở đây là gắn với sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Đặc biệt là đối với các nông sản được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Chúng tôi luôn đồng hành với 2 lĩnh vực phải đi song hành với nhau để cùng nhau phát triển”.

Trải qua bao thăng trầm, người Vị Thủy vẫn một lòng thủy chung, son sắt với dây trầu. Trồng trầu không chỉ để mưu sinh, để chắp cánh cho tình yêu đôi lứa mà hơn hết là tiếp tục nuôi dưỡng nét văn hóa truyền thống mang đậm hồn quê.

 

Ý kiến của bạn
Vì sao đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên CCCD?

Vì sao đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên CCCD?

Như VOV Giao thông đã thông tin, Bộ Công an đang soạn thảo dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật lần này, Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới nổi bật, trong đó có việc bỏ vân tay, thông tin quê quán trên bề mặt thẻ căn cước công dân.

Không muốn quay đầu, làm ngơ biển cấm và CSGT

Không muốn quay đầu, làm ngơ biển cấm và CSGT

Ghi nhận thực tế tại nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn vào sáng thứ Hai (27/3) sau khi thí điểm điều chỉnh giao thông, mặc dù đã giảm ùn tắc cho khu vực này. Song, việc người dân không chấp hành hiệu lệnh, hay cố tình vi phạm đã khiến tình hình giao thông trở nên hỗn loạn...

Cao tốc Nha Trang sẽ kịp vận hành kỹ thuật vào tháng 6

Cao tốc Nha Trang sẽ kịp vận hành kỹ thuật vào tháng 6

Cao tốc Nha Trang-Cam Lâm là một trong 3 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017-2020) được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư).Hiện dự án đang triển khai nước rút để vận hành kỹ thuật vào tháng 6, tiến tới đưa vào khai thác tháng 9/2023, vượt tiến độ 3 tháng.

Chuẩn hóa dữ liệu, cơ hội để quét sạch SIM “rác”

Chuẩn hóa dữ liệu, cơ hội để quét sạch SIM “rác”

Sắp đến hạn chót 31/3, thời điểm các thuê bao di động sẽ bị chặn liên lạc một chiều nếu không hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin. Đây là thách thức khi Viettel, VinaPhone, MobiFone đều có trên 1 triệu thuê bao di động có thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Đánh phóng viên

Đánh phóng viên

Hành vi côn đồ với các phóng viên tác nghiệp đúng quy định nếu không bị xử lý nghiêm khắc, sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn cả những vết thương. Đó là sự coi thường luật pháp, coi thường chức năng giám sát của báo chí và có thể khiến cái xấu lộng hành trong xã hội.

TP.HCM: Đóng cầu vượt Hoàng Hoa Thám theo giờ nhưng vẫn kẹt xe

TP.HCM: Đóng cầu vượt Hoàng Hoa Thám theo giờ nhưng vẫn kẹt xe

Từ ngày 24/2, cầu vượt Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ linh động cho lưu thông một chiều theo khung giờ nhất định để giảm ùn tắc cho trục đường Cộng Hòa - Trường Chinh và khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra.

Thích thú trải nghiệm “Một ngày làm phát thanh viên”

Thích thú trải nghiệm “Một ngày làm phát thanh viên”

Được trải nghiệm “Một ngày làm phát thanh viên”, nhiều bạn Đoàn viên thanh niên rất thích thú vì được tham gia thực hành như một biên tập viên VOV Giao thông thực thụ.