Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Multimedia

Làng đúc lư đồng cuối cùng của Sài Gòn gắng gượng giữ lửa

Hồng Lĩnh: Thứ ba 06/02/2024, 11:31 (GMT+7)

Làng nghề đúc đồng An Hội ở quận Gò Vấp, TP.HCM đang trong những ngày cao điểm. Tuy nhiên, kinh tế khó khăn khiến 4 hộ sản xuất còn lại của làng nghề hơn trăm tuổi không tránh khỏi lao đao khi đơn hàng thưa thớt hơn mọi năm.

Mẻ đúc lư đồng cuối cùng của năm cũ mang theo bao kỳ vọng của nghệ nhân giữ trọn tinh hoa của làng nghề truyền thống.

Nằm trên đường Nguyễn Duy Cung, phường 12, quận Gò Vấp, cơ sở sản xuất của ông Năm Toàn sát Tết vẫn nhộn nhịp. 1 giờ sáng cho đến 5 giờ sáng, hơn chục người thợ túc trực bên lò đúc, mỗi người đảm nhiệm một công đoạn khác nhau.

Ông Năm Toàn

Ông Năm Toàn

Làm nghề từ lúc 12 tuổi, ông Năm Toàn đã có 51 năm trong nghề với biết bao thăng trầm: “Cơ sở của tôi có đặc điểm riêng, ví dụ như lư đồng có nét sắc sảo và có những bộ lư còn giữ được nét hồn nhiên, khách hàng ưa chuộng. Mình có những nghệ nhân tay nghề giỏi và có những nét chạm sắc nét. Chính vì điều đó nên tên tuổi, tiếng tăm của mình.

Mặc dù lớn tuổi nhưng tôi vẫn duy trì kỹ thuật làm bằng thủ công, làm bằng cặp mắt, bằng đầu óc, nghề nghiệp của mình  Những người thợ phải học từ bé, ít nhất có tay nghề gần 20 năm chứ không phải vô học nghề mà làm được. Những người địa phương sống ở đây lâu năm trong làng nghề chứ không phải ở nơi khác đến. Tay nghề nào cũng như nghệ nhân cả. Và họ phải rất tâm huyết mới làm cho mình đến ngày hôm nay”. 

Empty
Empty

Điểm đặc biệt của lư đồng An Hội là khuôn được làm thủ công bằng đất sét cao lanh, không lẫn cát; phơi khô, sau đó cán nhuyễn và sàng lọc thành bột trộn với tro trấu.

Hơn 14 công đoạn đòi hỏi người thợ phải có sự kiên trì và tinh tế từ kỹ thuật đến nghệ thuật. 

09

“Mười mấy công đoạn từ tro, đất, làm khuôn, bọc sáp, bọc đất, ra nung khuôn, nấu đồng chế vào.... Xong bắt đầu đập đất làm bụi, có những lõi hàn lại, chạm khắc rồi mới đánh bóng rồi đóng bao xuất về các tỉnh”, ông Năm Toàn chia sẻ. 

Bên những chiếc lư đồng vừa mới đánh bóng, ông Năm Toàn tâm tư, năm nay tình hình ảm đạm, đơn hàng mới chỉ lác đác trong khi hàng tồn kho nhiều. Số lượng thợ trong xưởng cũng giảm hẳn: “Mình phải làm để gìn giữ thợ. Dịp Tết là dịp tăng ca. Ví dụ như ngày thường đổ 2 lần, thì Tết đổ 4 lần, làm ngày làm đêm để bán dịp Tết. Một đêm đổ 2 lần, mỗi lần 50 bộ từ 9h đêm đến 5h sáng thì được 100 bộ. 1 tháng 2 lần thứ 200 bộ, tháng Tết 400 bộ, nhưng qua dịch giờ hàng chậm.

Đúng ra gần Tết hàng phải bán chạy, giá đồng lên giá mà giờ hàng bán không chạy. Nhưng mình phải làm, vì ai? để duy trì thợ, cho anh em công nhân trong một cái dịp Tết như thế này. Giờ mình giao hàng chưa có lấy tiền, không biết Tết này có lấy tiền được không?” 

Làng đúc lư đồng gắng gượng giữ lửa

Làng đúc lư đồng gắng gượng giữ lửa

Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin quận Gò Vấp cho biết, nghề làm lư đồng đã đồng hành cùng người dân Gò Vấp qua hai cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, cũng không ít thăng trầm Gò Vấp hiện đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn các hộ gia đình đã chuyển sang làm nghề khác có giá trị dịch vụ cao hơn.

“Một số công đoạn ảnh hưởng tới môi trường sống, không khí của người dân và cộng đồng không đáp ứng được nên đã di dời và chuyển sang nghề khác. Riêng 5 hộ còn giữ nghề cũng điều chỉnh lại một số công đoạn để không ảnh hưởng đến môi trường, phục vụ cho bán sản phẩm và trưng bày sản phẩm. Những hộ này cũng đang theo sự hướng dẫn của Sở Du lịch TP để trở thành điểm đến du lịch làng nghề, đặc biệt trong dịp Tết này”, ông Nguyễn Hữu Tài cho biết.

11

Nối nghiệp ba, cả hai người con trai của ông Năm Toàn đều đang giữ lửa nghề truyền thống. Anh Trần Minh Chiến tâm sự: “Ba tôi lớn tuổi rồi nhưng lúc nào cũng theo sát thợ để kiểm tra, quản lý lúc thợ làm. Đêm hôm cũng theo sát người thợ để đúc khuôn lư đồng được đẹp nhất. Nếu lúc nào ba về hưu bàn giao lại cho hai anh em tôi, chúng tôi cố gắng làm để giữ nghề của ba, của gia đình để lại, cố gắng tìm kiếm các mẫu mã mới...”

Sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, các lò lư đồng tại An Hội đều đang trên đà khôi phục sản xuất, nhưng chỉ mới 60%. Niềm mong mỏi nhất của họ là Tết nay đơn hàng nhộn nhịp, đủ để trả lương cho công nhân vui vẻ đón Tết.

 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.