Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tính đến tháng 10/2022, đã có 120 chuyến xe chuyển từ bến xe miền đông cũ (Quận Bình Thạnh) về bến xe mới (TP. Thủ Đức) hoạt động. Đồng thời, bến xe Miền Đông mới đã bố trí xe trung chuyển, xe buýt với 12 chuyến mỗi ngày đưa đón hành khách miễn phí từ bến cũ sang bến mới.
Thế nhưng, sản lượng hành khách thực tế tại bến mới giảm đến gần 41% so với bến cũ. Nhiều hành khách chia sẻ, vì không đợi được xe buýt do ít chuyến, hạn chế thời gian đi lại, lo bị trễ xe nên phải tốn tiền bắt xe ôm hoặc taxi ra bến xe mới.
Chưa kể, bến mới cách trung tâm khoảng 20km nên chi phí đi lại tốn kém, kẹt xe và bất tiện. Vì thế, nhiều khách đã chuyển sang phương tiện vận chuyển khác, thay vì ra bến xe miền đông mới:
"Việc di chuyển từ trong thành phố ra quận 9 rất bất tiện và mất thời gian nên có nhiều người chuyển qua đi máy bay hoặc tàu lửa. Mặc dù chi phí có lên cao nhưng mà được cái tiện lợi".
"Ở khu vực của tôi thì đa số các nhà xe còn neo đậu ở bến xe miền đông cũ do nhu cầu đi lại của khách thuận tiện hơn. Thường thì đặt xe thông qua điện thoại rồi thanh toán trực tiếp không mua vé trực tiếp tại bến xe miền đông mới".
Trước thói quen đi lại của hành khách tại bến xe cũ và tâm lý ngại di chuyển quá xa, khiến lượng khách tại các nhà xe miền đông mới sụt giảm, phải bù lỗ hoặc bỏ chuyến. Dù ủng hộ chủ trương di dời nhưng một số lái xe khách như nhà xe Hoàng Hà, Phương Sa, Toàn Thắng không khỏi lo lắng:
"Ra bến mới, nhà xe cũng dừng 2 chuyến do không đủ chi phí. Hàng hóa người ta không đem ra gửi cho mình nửa, khách cũng không được nhiều".
"Khó khăn là dĩ nhiên, khách hàng chưa biết bến mới nhiều. Rồi trung chuyển cũng không được nhiều, từ miền đông mới về miền đông cũ khách muốn xuống dọc đường cũng không cho xuống được, cũng khó cho người ta".
"Lên đây khách rất phàn nàn về dịch vụ mình chuyển người dân không có xe trung chuyển. Họ phải đi tự túc rất là xa xôi. Muốn cho xe bến ở đây hoạt động tốt thì nhà nước phải có cách dẹp các xe đưa đón trong thành phố".
Trước những bất cập, đìu hiu tại bến mới, ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM lý giải thêm:
“Theo thống kê, nhà xe không vào bến xe miền đông mới nhưng có đi vào một số bến xe như: bến xe An Sương, bến xe Ngã tư Ga, bến xe Miền tây khoảng bình quân 160 chuyến/ngày.
Thứ hai, một số xe không chấp hành việc di dời, thực hiện sai quy định, đó là không vào bến nhưng đến một số địa điểm tập kết để đón khách như khu vực bến xe miền đông cũ, khu vực quận 12.
Và tới đây, chúng tôi tiếp tục chỉ đại cho Thanh tra xây dựng kế hoạch phải làm mạnh hơn nữa, từ đây đến cuối năm, việc xe dù bến cóc phải được chấn chỉnh, cũng như phục vụ cho Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán”.
Ngoài siết chặt xử lý nạn "xe dù, bến cóc", để tăng tính tiện ích và hút khách cho bến xe mới, ông Nguyễn Lâm Hải - Phó giám đốc Ban quản lý Bến xe miền Đông mới kiến nghị:
“Bến xe miền Đông mới kiến nghị là thành phố có xem xét, tổ chức phân bổ lại cái luồng tuyến sao cho hợp lý giữa các bến. Liên quan đến việc chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý về đất đai, do đó việc tổ chức khai thác những dịch vụ tiện ích tại Bến xe miền Đông mới gặp khó khăn”.
Đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Lâm Hải, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý đô thị phải thấy được vấn đề, dịch vụ cho bến xe không chỉ là các xe chuyển ra bến xe miền đông mới, mà nó là một hệ sinh thái bao gồm hạ tầng dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà trọ... Chính quyền nên có những nghiên cứu bài bản, đa ngành để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Và khi chuyển bến xe cũ sang bến xe mới thì hệ sinh thái này bị đứt khúc. Đó là lý do người dân họ không muốn. Tôi cho rằng vấn đề cốt lõi, nhà nước cần chuyển cả hệ sinh thái phục vụ cho bến xe từ khu cũ sang khu mới thì đây mới là giải pháp bền vững cho người dân”.
Việc TP.HCM di dời vị trí cũ ra bến xe miền đông mới là phù hợp với chiến lược. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công năng của bến mới, bên cạnh các giải pháp đa ngành cũng cần có sự đồng lòng, thống nhất từ người dân.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Giải quyết các nút thắt để hành khách chấp nhận sử dụng
Việc bến xe miền Đông mới đi vào hoạt động nhưng vẫn vắng khách suốt những ngày qua chủ yếu do xa, đi lại khó khăn, không thuận tiện. Nhiều người không chịu được cảnh chờ đợi, rồi chi phí thêm tiền tắc xi, xe ôm có khi còn bằng cả tiền vé đi từ bến xe về quê.
Hành khách không đi mà tìm mọi cách để đến các xe không chính thống, bắt khách dọc đường. Nhưng đúng là chỉ ngồi trên những chuyến xe này một lần sẽ rất ngán ngẩm vì đi lại lòng vòng, cả tiếng đồng hồ cũng chưa ra khỏi trung tâm.
Cũng vì phục vụ hành khách, nhiều hãng xe, nhà xe, bất chấp lệnh cấm, sẵn sàng bỏ bến miền Đông mới, chạy vào các bến xe An Sương, bến xe Ngã Tư Ga để bắt khách. Có hãng còn lập ra các bến nhỏ lẻ rước đại; khi bị lực lượng chức năng xử phạt thì cam chịu.
Cũng vì quyết định di dời nhiều tuyến xe từ bến xe cũ sang bến mới nên nạn xe dù bến cóc ở thành phố Hồ Chí Minh những ngày này xuất hiện nhan nhản, tung hoành; nhiều nơi bát nháo.
Việc xây dựng bến xe miền Đông mới với số vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, khang trang, hiện đại với tầm nhìn cho vài chục năm là đúng đắn. Về lâu dài giúp giảm tải cho khu vực trung tâm khi không còn bến xe cũ nằm ngay nội đô.
Nhất là khi tuyến Metro Bến Thành- Suối Tiên đi vào hoạt động, bến xe mới sẽ kết hợp với khu nhà ga lên xuống của Metro tạo thành một khu phức hợp đi lại kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải liên hoàn, nhịp nhàng.
Chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu từ thành phố đi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và phía Bắc.
Vấn đề còn lại lúc này chính là tính “quá độ” của bến xe mới đã không được tính đúng, tính đủ để đưa ra các biện pháp trước mắt, hướng vào phục vụ nhu cầu đi lại bức thiết hàng ngày của người dân.
Đáng ra việc đóng cửa các chuyến xe ở bến cũ dời sang bến mới thì ngành chức năng của thành phố phải tính toán chi li đến khả năng người dân không mặn mà để có hướng xử lý cho các nhà xe.
Tránh tình trạng cấm một cách cực đoan, áp đặt; trong khi việc bố trí xe công cộng, xe trung chuyển ra bến mới còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Đó là chưa kể, bản thân bến xe mới vẫn chưa hoàn thiện các điều kiện về nơi đón tiếp khách; nơi gửi xe gắn máy qua đêm và nhiều tiện ích khác.
Rõ ràng xây dựng một bến xe to đẹp, đàng hoàng mà đưa vào sử dụng kém hiệu quả thì là một sự lãng phí. Nhưng nếu đưa vào sử dụng có quá nhiều bất cập, khiến hành khách khó khăn thì cũng cần phải xem xét thấu đáo để giải quyết ngay bức xúc.
Đã đến lúc, các cơ quan của thành phố mà cụ thể ở đây là ngành giao thông vận tải cần tổ chức ngày một nhiều các luồng, tuyến xe buýt công cộng từ nội đô đi ngang qua bến xe miền Đông mới. Cho phép các hãng xe hình thành các điểm, chốt ở quận nội thành để đón khách đi xe trung chuyển ra bến mới.
Kinh nghiệm từ sự thành công của bến xe miền Tây dù nằm ở rìa phía Tây của thành phố nhưng nhiều người ở phía Đông vẫn chấp nhận dùng xe buýt công cộng để ra bến là một bài học cần áp dụng ngay.
Bên cạnh đó là kiên quyết dẹp nạn xe dù, bến cóc đang hoành hành, khiến nhiều hãng xe chân chính điêu đứng, hành khách thì ê chề.
Các chủ phương tiện cũng cần chia sẻ trách nhiệm với tình hình giao thông của thành phố để có hướng khắc phục khó khăn; thực hiện việc đón, trả khách tại bến xe mới. Người đi lại cũng đồng tâm ủng hộ, chấp nhận đi lại xa một chút để góp phần giảm tải xe ra vào bến xe khách cũ nằm giữa nội đô.
Chính sách, tầm nhìn và giải pháp cụ thể giải quyết ngay các nút thắt của bến xe miền Đông mới hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết; đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực của cả thành phố và các bên liên quan.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.