Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Ký ức xuồng năm quăng

Phương Huyền: Chủ nhật 08/10/2023, 06:08 (GMT+7)

Theo "Gia Ðịnh thành thông chí" của Trịnh Hoài Ðức, đất Gia Ðịnh xưa, nay là khu vực Nam Bộ, có nhiều công xưởng đóng ghe xuồng nổi tiếng như: xưởng Chu sư (trấn Phiên An), xưởng Thủy sư (trấn Vĩnh Thanh) và thuyền xưởng (trấn Hà Tiên)...

Ghe xuồng xưa được cư dân vùng đất Cửu Long sử dụng phổ biến là xuồng ba lá (hay còn gọi là xuồng tam bản), kiểu dáng gọn nhẹ, thon dài, chủ yếu để đi lại, vận chuyển đồ đạc từ nhà ra đồng ruộng, hay buôn bán trên sông rất thuận tiện.

Tuy nhiên giá thành của loại xuồng này khá mắc, cho nên một người thợ ở vùng sông nước Hậu Giang đã sáng chế ra chiếc xuồng có giá trị "kinh tế thị trường" và được người có thu nhập thấp ưa chuộng, đó là xuồng "năm quăng". Theo người dân địa phương, xuồng được làm bằng loại cây rẻ tiền, xài giáp năm là quăng, phù hợp cho bà con cắm câu, đặt lờ, hái bông điển điển… mưu sinh trong mùa nước nổi.

Thế nên tên gọi xuồng năm quăng ra đời từ đó. “Cha đẻ” của chiếc xuồng "năm quăng" là ông Dương Văn Lạc (còn gọi là ông Hai Lạc), sinh năm 1954 tại Cái Tắc, Hậu Giang. Thời niên thiếu ông Hai Lạc từng theo cha ra Nha Trang học nghề đóng giường tủ. Năm 1975, ông rành nghề trở về quê nhà kiếm sống.

Tuy nhiên, nghề đóng giường tủ lại khó khăn ở thời điểm đó nên ông sang Ngã Bảy học cấp tốc nghề đóng ghe xuồng rồi trở về mở trại. Những ngày đầu gầy dựng cơ nghiệp ông Hai Lạc đối mặt với không ít trở ngại. Cuộc sống của bà con trong vùng còn chật vật, nên việc mua một chiếc ghe, đóng một chiếc xuồng là cả một vấn đề. Nhận thấy những khó khăn đang tồn tại, ông mày mò sáng chế ra chiếc xuồng năm quăng, giá thành rẻ lại vô cùng tiện lợi.

Trước những thách thức của lịch sử, vẫn nhiều người cố gắng giữ nghề, sáng tạo và thích nghi với tình hình mới

Trước những thách thức của lịch sử, vẫn nhiều người cố gắng giữ nghề, sáng tạo và thích nghi với tình hình mới

Xuồng năm quăng được làm từ các loại cây: xoài, bạch đàn, gáo, sầu riêng, còng. Để đóng một chiếc xuồng, đầu tiên người thợ xẻ ván dày từ một đến 1,2 cm, rồi phơi một nắng. Gặp tháng mưa thì để trong nhà hong gió chừng vài ba bữa, sao cho khi đóng ván không nhót, người sử dụng không gặp trở ngại.

Trước đây, làng nghề nằm trong con hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1 thuộc ấp Long An, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thời gian sau này, do thay đổi đơn vị hành chính, nên làng nghề thuộc thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A… Về thăm làng nghề từ xa, đã nghe vang những âm thanh của tiếng búa, máy cưa, máy bào… phát ra ở các trại đóng xuồng.

"Giá trị của cái xuồng này hồi xưa đóng bằng cây sao, rồi thời gian sau này sao được bà con sử dụng nhiều quá đi nên nó hết. Phải đóng bằng cây gáo, xoài xài đỡ thôi chứ, thời gian một năm, một năm mấy là nó cũng mục à. Mà cây sao thì xài được 5-7 năm, 10 năm được. Xài hết mùa nước nổi rồi đẩy lên bờ lắp vò lại chờ cho nó khô tới mùa nước nổi năm sau đẩy xuống xài nữa là cây sao xài bền lắm luôn"

"Sao nó hiếm rồi bây giờ làm bạch đằng với cây tràm không à. Như xuồng bằng cây sao hồi lúc trước là 1 triệu, 2 triệu, 5-6 triệu cũng có".

Hằng năm, cứ vào tháng 6 - 7 âm lịch, làng xuồng năm quăng ở Cái Tắc nhộn nhịp suốt ngày. Thương lái đến coi xuồng, trả giá rồi chở đi bán khắp nơi. Xuồng năm quăng Cái Tắc không chỉ được tiêu thụ ở Hậu Giang mà còn được vận chuyển đến các tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Tuy nhiên đó là chuyện của nhiều năm trước, ngày nay dù đã vô mùa nước nổi nhưng làng nghề đóng ghe xuồng đìu hiu, vắng vẻ.

Theo bà con địa phương, nghề làm xuồng năm quăng ở Cái Tắc mai một chủ yếu là do người đóng xuồng khó tìm nguồn nguyên liệu, các loại cây tạp như xoài, mù u, ngày càng ít đi, trong khi giá các loại dầu trong, dầu chai để trét xuồng cũng tăng lên đáng kể.

Cùng chung tình cảnh với làng nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, làng nghề đóng xuồng, ghe tại xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng chật vật tìm đầu ra. Dù đã tồn tại hàng trăm năm và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia nhưng vài năm trở lại đây, con nước lũ thất thường nên số lượng xuồng, ghe tiêu thụ giảm mạnh.

Thời hoàng kim, làng đóng xuồng Rạch Bà Đà, Long Hậu có hơn 200 hộ làm ngày, làm đêm không đủ giao cho khắp vùng sông nước miền Tây, nhưng giờ chỉ còn vài hộ.

Ký ức một thuở vàng son của những chiếc xuồng năm quăng đã trở thành dấu ấn khó phai mờ của người dân địa phương, trong đó có ông Nguyễn Thanh Liêm, ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Cái xuồng năm quăng này nhất là ở cánh miền Tây này chú biết rất là nhiều. Ngay chỗ Long Thành, Bà Đài, Bà Hẹ, Bà Phụng là chuyên môn sản xuất xuồng năm quăng, xưa giờ dân chúng kiếm xuồng là lên đó mua về đặng đi giăng câu, đặt lờ mùa nước nổi đó.

Thời gian lúc năm 1978, 1979, 1980 đó he là một chiếc ghe bự chở theo 5-7 chiếc xuồng năm quăng đem xuống miệt Thứ, Vĩnh Thuận-Kiên Giang đó, dân chúng người ta mua nhiều lắm".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số hộ vẫn còn lưu giữ những chiếc xuồng, ghe dưới bến như một thói quen từ nhiều thập kỷ trước, nhưng chúng dần trở nên cũ kỹ, bị bụi thời gian phủ mờ, nằm nép mình bên góc sông quê bởi người dân ít khi dùng đến. Thuở xưa, cả con rạch dài 2,5 km có hơn 200 hộ làm nghề.

Có một điều đặc biệt mà những nghệ nhân làm nghề hay truyền tai nhau rằng, dù đóng chủng loại nào, cũng tuân theo lời tổ huấn, "phải vô be xong mới dằn cong". Khi chọn số lá (tấm ván hợp thành thân xuồng) cần chú ý đến độ cong, ứng với câu Sanh - Tài - Tử - Mạt. Chọn làm sao ứng vào hai chữ Sanh hoặc Tài, để giúp chủ ghe, xuồng luôn được may mắn.

Ông Nguyễn Văn Tốt, ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Dằn trúng chữ Tử-Mạt là không tốt, đi không có được may mắn nên chủ yếu mình dằn cong là phải dằn trúng chữ Sanh- Tài".

Đi đến cuối con rạch Bà Đài, chúng tôi ghé thăm căn nhà của ông Bảy Tốt, gần 60 tuổi, người có thâm niên mấy mươi năm trong nghề. Căn nhà đơn sơ, giản dị, được ông dành phần lớn diện tích để làm chỗ đóng xuồng.

Tựa lưng vào góc nhà, rót ly nước rồi ông Tốt kể chuyện xưa, cả gia đình ông và bên vợ đều theo nghề. Đã bốn đời từ thời ông cố - ông Sáu Thuông, ông nội, cha, rồi các anh em ông đều nối nghiệp: "Bây giờ chú vẫn truyền nghề lại cho con cháu vì sợ nó mai một, để gìn giữ tổ tiên, văn hóa ông bà mình để lại. Để con cháu biết hồi xưa ông bà mình xài xuồng ghe như vậy. Chú truyền nghề lại cho con cháu được chú rất mừng".

Nghe ông Nguyễn Văn Tốt trải lòng mới hiểu được những tâm huyết ông đặt để vào thế hệ con cháu-cũng chính là những người nối nghiệp ông bà nhiều như thế nào. Trải qua ngần ấy thời gian, chiếc xuồng năm quăng gọn nhẹ, tuổi đời ngắn ngủi như chính tên gọi mà người đời đặt cho như thế.

Nhưng nó vẫn gắn bó và là phương tiện không thể thay thế đối với người dân vùng lũ, đặc biệt là bà con lao động ở vùng nông thôn. Hình ảnh chiếc xuồng nhỏ len lỏi vào từng bờ kênh, con rạch sẽ mãi là dấu ấn khó phai mờ trong lòng những người con vùng đất phương Nam.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.

Mùa Xuân trên phố

Mùa Xuân trên phố

Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Trong năm 2025 này, ngành thuế đang có những biện pháp “siết” quản lý thuế với bán hàng online.

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi) và rất nhiều các thầy cô giáo khác đã nghỉ hưu tại Quảng Ngãi, dù tóc điểm bạc màu, nhưng trái tim vẫn tràn đầy nhiệt huyết soi sáng hi vọng cho những cô cậu học trò đặc biệt. Đó là những bạn nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) để định danh người bán trên các sàn TMĐT thông qua VneID.