Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Huyền thoại Cao Văn Lầu và bản Dạ Cổ Hoài Lang xưa

Hồng Lê: Thứ năm 27/10/2022, 15:22 (GMT+7)

Nếu nói về một biểu tượng văn hóa của vùng đất Bạc Liêu, ắt phải kể đến Nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng với bản "Dạ Cổ Hoài Lang" huyền thoại - bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật ca Cải lương Việt Nam.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu hay còn gọi là Sáu Lầu (1892-1976), quê tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sáp nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyệnVàm Cỏ, tỉnh Long An ngày nay. Thuở trước, do gia cảnh khốn khó, cả gia đình ông Cao Văn Lầu đã phải rời quê phiêu dạt đến các vùng Xà Phiên (tỉnh Hậu Giang), Họng Chàng Bè, Thạnh Hòa (Bạc Liêu) sinh sống.

Năm 1908, Cao Văn Lầu làm quen với âm nhạc thông qua việc đến xin thọ giáo nhạc sư Lê Tài Khí. Học trò Lầu lúc bấy giờ nhờ sáng dạ và siêng năng nên sớm lĩnh hội được sở học của thầy và chỉ một thời gian ngắn đã sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như: đàn kìm, cò, trống lễ và sớm trở thành nhạc sỹ chính trong ban nhạc của thầy.

Năm 1912, Cao Văn Lầu bắt đầu đi hát với vài gánh hát nhỏ, một năm sau thì ông lập gia đình với cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh). Thời gian này ông cũng bắt đầu sáng tác một số bản nhạc trong đó có bản Bá Điểu.

 

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác giả bài “Dạ cổ hoài lang” Ảnh: TƯ LIỆU

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác giả bài “Dạ cổ hoài lang” Ảnh: TƯ LIỆU

Ở tuổi ngoài 90, ông Cao Văn Hoai, thừa nhận mình đã “nhớ ít quên nhiều” nhưng vẫn luôn rất tự hào khi kể về người cha tài hoa của mình. Ông Hoai xúc động kể lại: “Hồi xưa khoảng thời gian này cha bác ổng về lại với Vĩnh Mỹ, lúc bấy giờ mới may 1 cái túi dài trong đó có 1 cây đờn tranh và 1 cây đờn kìm giao lại cho bác giữ, năm đó bác chỉ mới 25, 26 tuổi thôi. Xuống Vĩnh Mỹ. Thời đó còn loạn lạc đôi khi ổng sợ bị bắt rồi đờn mất nên bỏ bọc cẩn thận giao lại 2 cây đờn để bác giữ lại.”

Có thể nói, cuộc đời nhạc sĩ Cao Văn Lầu là một cuộc chơi tài tử bất tận. Là cuộc chơi nên rất tùy hứng. Ông nổi tiếng khó tính và không phải ai mời cũng chơi, chơi sao cũng được. Cuộc chơi của ông phải ở nơi chốn sạch sẽ, thoáng mát, thanh tĩnh và luôn bắt đầu bằng một cuộc rượu. Nơi nào gia chủ không biết ý chuẩn bị sơ sài hay nói năng không thuận là ông dắt anh em về liền. Là cuộc chơi nên dù tiếp xúc nhiều với giới thượng lưu ông vẫn cứ… nghèo.

Theo lời kể của ông Cao Văn Hoai: Thời đó đờn ca tài tử đâu phải để kiếm tiền. Người ta rước đi chơi, đi dạy đờn khắp chốn nhưng thù lao là tùy tâm. Có người cho tiền, có người tặng đờn. Tài tử mà nên đa số chỉ tặng đờn, thêm đờn bạn bè tặng nữa nên đờn treo đầy nhà.

Ông Cao Văn Hoai kể lại: “Cha tôi ngày xưa ổng vừa đi làm ở ngoài biển vừa đi hát đám tiệc, tiệc gì người ta cũng gọi. Vì trong ban đờn ca tài tử chỉ có mình ổng thôi, nếu như có đi hát thì kéo theo thêm 5-10 người. Nhưng đâu phải là chuyện đơn giản để mời ổng hát, chủ nhà muốn tổ chức đờn ca tài tử, muốn mời thì phải đến nhà nói chuyện đàng hoàng, trà rượu đâu ra đó, ngày xưa cha tui ổng khó lắm.”

Năm 1917, nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu". Bản nhạc này do góp ý của một người đồng môn đã rút xuống còn 20 câu và được trình diễn tại nhà thầy Hai Khị vào tiết trung thu năm 1918. Nhạc sư sau khi nghe sáng tác của học trò đã hết sức khen ngợi, nhân thể nhờ nhà sư Nguyệt Chiếu, người có mặt tại buổi lễ đặt tên cho bản nhạc. Sư Nguyệt Chiếu là người am tường về cổ nhạc nương theo tích cũ đặt là "Dạ cổ hoài lang" (tức nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).

Bản nhạc này sau đó nhanh chóng lan truyền, làm nên danh tiếng của nhạc sỹ Cao Văn Lầu và ngay khi ra đời đã sớm chinh phục người nghe bởi nhiều nguyên do. Thứ nhất, bản Dạ cổ hoài lang ra đời là sự kết tinh về tri thức cổ nhạc và tâm hồn mẫn cảm, tài hoa của nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Thứ hai bản nhạc làm xúc động người nghe bởi nó được "chắt ra" từ chính cuộc tình duyên éo le của nhạc sỹ.

Nguyên do năm 1913, ông lấy vợ nhưng qua ba năm chung sống mà vẫn chưa có con. Gia đình đã buộc Sáu Lầu từ bỏ người vợ này nhằm tìm duyên mới, hy vọng có mụn con nối dõi. Sáu Lầu tuy phải miễn cưỡng vâng lời cha mẹ nhưng lòng thì không hề có ý phụ rẫy người vợ hiền.

Tình nghĩa phu thê sâu nặng, nhạc sỹ vẫn thường lén tìm gặp người vợ cũ hiện nương náu tại một mái chùa. Từ tình cảnh bi thiết đó Sáu Lầu đã đem tâm trạng ấy phổ vào bản Dạ cổ hoài lang.

Bản Dạ cổ hoài lang ra đời cũng với nhiều bản vọng cổ khác đã nói hộ họ những nỗi niềm tâm sự buồn thương, cay đắng, chuyện đạo nghĩa, lòng nhân... Mỗi bản vọng cổ được ca lên là mỗi người nghe tìm thấy một phần số phận mình trong đó, họ cảm thấy được gửi gắm tâm sự, được chia sẻ. Có một điểm đáng chú ý là bản Dạ cổ hoài lang ban đầu từ một sáng tác của cá nhân Cao Văn Lầu sau khi được các gánh hát khắp Nam Kỳ lục tỉnh sử dụng đã dần trở nên có nhiều dị bản.

Từ chỗ là một bản nhạc với âm luật cổ nhạc đã biến đổi thành nhiều dị bản đồng thời với hoạt động biểu diễn của các nghệ sỹ, đi vào dân gian hóa, thành một thứ di sản mang tính cộng đồng. Nhiều gánh hát Nam Bộ và giới cải lương đã tôn xưng Dạ cổ hoài lang là bài ca chính thống,"bài ca vua" trên sân khấu cải lương Nam Bộ. Nhiều soạn giả, nhạc sỹ lấy cảm hứng từ bản nhạc này để sáng tác như: Viễn Châu (tân cổ giao duyên), Vũ Đức Sao Biển (Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang),…

Nhớ lại những ngày đầu từ khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời, ông Cao Văn Hoai tự hào chia sẻ: “Khi bản Dạ Cổ Hoài Lang ra đời thì có biết bao nhiêu người tìm đến, bạn bè, các nơi tìm về với cha tôi để mà học. Cha tôi dạy ở Bạc Liêu này không biết bao nhiêu người. Hồi ổng ra bản Dạ cổ hoài lang này, những người giàu thường xuyên tới để rước ổng để về dạy học. Cha tôi dạy suốt, dạy ban đêm lẫn ban ngày, đi suốt không có nhà, ban đêm dạy tới 9,10 giờ mới xách cái máy hát về đến nhà.”

Trong một cuộc hội thảo bàn về Dạ cổ hoài lang, GS-TS.Trần Văn Khê có viết: "Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như Dạ cổ hoài lang biến thành vọng cổ. Từ một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể, sanh từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng, và sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu bốn bể".

Chỉ với một Dạ cổ hoài lang cũng đã đủ để cái tên Cao Văn Lầu trở thành bất tử. Mang tâm sự riêng của một cá nhân nhưng Dạ cổ hoài lang lại rất gần với nỗi niềm những người chinh phụ có chồng bị bắt lính tham chiến tại Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên nhanh chóng được hưởng ứng và lan tỏa. Lại ra đời trong giai đoạn phong trào đờn ca tài tử phát triển rộng khắp, sân khấu cải lương buổi đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, bản nhạc ngày càng phổ biến và kích thích sự sáng tạo của giới làm nghề.

Nghệ sĩ Ngọc Giàu và Hương Lan ca “Dạ cổ hoài lang” tại chương trình kỷ niệm 90 năm bài bản này được lưu truyền Ảnh: Người lao động

Nghệ sĩ Ngọc Giàu và Hương Lan ca “Dạ cổ hoài lang” tại chương trình kỷ niệm 90 năm bài bản này được lưu truyền Ảnh: Người lao động

Dạ cổ hoài lang qua hoạt động trình diễn đã đi vào đời sống sân khấu, có vị trí, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống âm nhạc dân tộc. Chỉ riêng hào quang đó đã khiến Dạ cổ hoài lang trở thành một thứ di sản mang tính biểu tượng, niềm tự hào của văn hóa Bạc Liêu. Nó cũng giống như hát Quan Họ Bắc Ninh, ca Huế, hát xẩm Ninh Bình, hát Xoan Phú Thọ…là thứ tài sản tinh thần vô giá mà mỗi địa phương đang gắng sức bảo tồn.

Là một người con vốn sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã nhiều lần được về với sông nước miền Tây, anh Lương Trần Đức Duy từ lâu vốn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu trầm bổng mượt mà của đờn ca tài từ Nam bộ, của bản bản Dạ Cổ Hoài Lang huyền thoại ngày nào.

Anh chia sẻ: “Bản thân tôi đã nhiều lần về miền Tây, miền sông nước, được nghe qua những giai điệu trầm bổng mượt mà của đờn ca tài tử, của cải lương Nam bộ, ví dụ như bản Dạ Cổ Hoài Lang, đây được xem là giai điệu đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc, một bài hát in sâu vào trong tâm trí tôi rất nhiều. Tôi thiết nghĩ bài hát này cũng sẽ in sâu vào tâm trí nhiều thế hệ, có một vị trí ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền âm nhạc của dân tộc, của nền âm nhạc Việt Nam.”

Có thể nói, chính bản “Dạ cổ hoài lang” đã góp phần cho nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, nhiều tác giả, soạn giả là người Bạc Liêu nổi danh trên sân khấu cải lương như: Sáu Lầu, Ba Chột, Hai Thơm, Bảy Cao, Năm Nghĩa, Cô Ba Vàm Lẽo, Bảo Quốc, Thanh Nguyệt, Ánh Hồng, Yên Lang, Trọng Nguyễn...  

Với tấm lòng tôn kính, mến mộ và yêu thương một số nghệ sĩ có tên tuổi đã lấy tên ông đặt tên cho đoàn hát của mình, đó là Đoàn Cao Văn Lầu do nghệ sĩ Thái Tài thành lập vào khoảng năm 1990. Tiếp đó là Đoàn Cao Văn Lầu do nghệ sĩ Thanh Tuấn thành lập năm 1994 hoạt động trên địa bàn tỉnh Minh Hải.

“Từ là từ phu tướng Báu kiếm sắc phán lên đàng Vào ra luống trông tin nhạn Năm canh mơ màng

Em luống trông tin chàng Ôi! Gan vàng thêm đau…”

Không chỉ giới nghệ sĩ nhớ ơn nhạc sĩ Cao Văn Lầu mà mọi người dân Nam bộ, đặc biệt là người dân Bạc Liêu luôn canh cánh muốn có những hành động tri ân với người nhạc sĩ tài hoa ấy. Trải qua hơn100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn còn làm cho bao con tim xao xuyến. Cả những người tha hương khi nghe bản nhạc này trên đất khách cũng không thể cầm lòng.

Dạ Cổ Hoài Lang qua hoạt động trình diễn đã đi vào đời sống sân khấu, có vị trí, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống âm nhạc dân tộc, khiến nó trở thành một di sản mang tính biểu tượng, niềm tự hào to lớn của người dân Nam Bộ nói chung./.

Hồng Lê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.