Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Hình thành đội ngũ làm nông chuyên nghiệp, chìa khóa cho phát triển bền vững

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ bảy 01/10/2022, 16:06 (GMT+7)

Việc xóa bỏ tư duy sản lượng, hướng đến gia tăng lợi nhuận bền vững cho bà con nông dân đang được ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm. Trong đó, yếu tố chuyên nghiệp là hướng đi tất yếu, “chìa khóa” của nền nông nghiệp bền vững và hiện đại vốn được đánh giá là manh mún, nhỏ lẻ.

Trước đây, nếu mỗi vụ thu hoạch cá, ông Lý Văn Bon ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ phải chờ thương lái tới thu mua tận nơi thì giờ người nông dân này đã có hướng đi khác, chuyên nghiệp hơn. Giá trị vì thế cũng tăng cao, không phải lệ thuộc vào một đầu ra.

Ông Lý Văn Bon, chủ xưởng chế biến các thác lác Bảy Bon, ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cho biết: Đầu tiên, tôi chỉ nuôi cá, nhưng do giá cả bấp bênh, thời vụ không phù hợp nên sau đó phát triển thêm con giống, làm thêm cơ sở chế biến để tự cung, tự cấp. Khi đầu ra gặp nhiều khó khăn, tôi kết hợp với làm du lịch.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao để nông dân dần trở nên chuyên nghiệp cần phải xây dựng một hệ sinh thái sát cánh cùng nông dân và thắng bại trong nông nghiệp nằm ở hệ sinh thái đó. Hệ sinh thái phải bao gồm 4 cấp: Cấp quản lý, các viện trường, lực lượng cán bộ phục vụ nông nghiệp và cuối cùng là doanh nghiệp, lực lượng không thể thiếu trong hệ sinh thái hỗ trợ nông dân.

Bà Hạnh cho biết thêm: Rất là cần đội ngũ từ cán bộ quản lý cho tới cán bộ hỗ trợ cho tới viện, trường, cho tới doanh nghiệp sát cánh với lại nông dân và chúng ta nói là trí thức hóa nông dân thật ra là kết nối người nông dân với những người trí thức và nhiều những cán bộ quản lý khác của kinh tế, của xã hội nữa.

Người nông dân cần thay đổi cách làm để chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong công việc (ảnh: vov.vn)

Người nông dân cần thay đổi cách làm để chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong công việc (ảnh: vov.vn)

Cũng khẳng định vai trò quan trọng giữa cơ quan quản lý, nông dân và doanh nghiệp, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ chỉ ra rằng, để xây dựng được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp không phải là câu chuyện một vài năm mà cần cả quá trình. Ông dẫn chứng: Khi nông dân làm ăn cá thể càng nhiều, thì không thể nào ép nông dân vào quy trình kỹ thuật.

Vì vậy phải cần phải có đội ngũ nông dân gắn bó với những kỹ thuật mới, khi áp dụng vào sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, hạ giá thành để làm lực lượng nòng cốt: Cần phải có lớp nông dân chuyên nghiệp, cái này là kỳ vọng như tôi nói rất là lâu. Thì tôi nghĩ bây giờ mình chỉ có là chúng ta huấn luyện bà con nông dân ở tại chỗ khi bây giờ một doanh nghiệp đã có đầu ra đàn hoàng thì doanh nghiệp có thể trình bài vưới địa phương, xã, huyện là tôi có đầu ra như thế này cần một diện tích bao nhiêu để mà tôi sản xuất nó và những người xã viên này sẽ làm đúng theo quy trình của anh doanh nghiệp này. Chỉ cần huấn luyện, một tuần lễ hoặc 2 tuần lễ thì ông nông dân này rành, làm ra sản phẩm đó.

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, TS. Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II còn cho rằng: Khi muốn có đội ngũ làm nông chuyên nghiệp, phải có cấp ủy, chính quyền cấp tiến và năng động.

TS Hải phân tích: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần có nhiều hoạt động hỗ trợ để giúp tri thức hóa người nông dân, hỗ trợ trong phạm vi khả năng, quyền hạn của mình. Hậu Giang rất hay, HĐND tỉnh Hậu Giang có một nghị quyết rất nhỏ luôn, là hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp giải pháp để làm sao nâng cao chất lượng nông sản của tỉnh Hậu Giang lên và hỗ trợ rất là cụ thể.

Cũng theo ông Hải, ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, người nông dân có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ đầu cuối hiện đại, nhưng hạ tầng internet, tốc độ wifi còn chậm nên cần phải cải thiện. Và cần tăng cường tuyên truyền các mô hình thành công của nông dân.

Nói về con đường hướng đến phát triển đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, PGS.TS Nguyễn Duy Cần đưa ra quan điểm, định hướng giáo dục nông nghiệp cho học sinh phổ thông là con đường mang tính chiến lược dài hạn, hướng đến phát triển đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp.

Lấy kinh nghiệm từ Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh trên thế giới, giáo dục nông nghiệp cho trẻ đã trở thành điều bắt buộc. Hay tại Thái Lan, nước bạn đã có sáng kiến đưa giáo dục nông nghiệp vào chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học rất sớm.

PGS.TS Nguyễn Duy Cần, dẫn chứng: Kinh nghiệm của Thái Lan là họ đã có sáng kiến hướng nghiệp, rất sớm cho học sinh và họ đưa giáo dục nông nghiệp vào trong chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và phổ thông ví dụ như họ tổ chức học sinh xu tập các nguồn gen cây trồng, mở các lớp học trên đồng ruộng để cho học sinh làm quen với nông nghiệp, hiểu biết về nông nghiệp.

Các nhà giáo dục tin rằng các hoạt động hướng nghiệp đích thực này sẽ giúp cho học sinh quý trọng ngành nông nghiệp. Họ yêu quý nông nghiệp và nông thôn hơn, họ có trách nhiệm với nông thôn, cộng đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, hiện nay, nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, phải đánh đổi nhiều chi phí, kể cả chi phí thấy được và chi phí ẩn.  Bên cạnh đó, nền nông nghiệp đứng trước 3 biến lớn: Biến đổi khí hậu, thời tiết cục đoan, dịch bệnh khó lường; biến động thị trường, và biến chuyển xu thế tiêu dùng.

Do đó, để đến được thị trường thì phải biến sản phẩm thành thương phẩm hay chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tức là sản xuất ít nhưng mang lại giá trị cao hơn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ: Nông dân phải được đào tạo, được huấn luyện, hay nói cách khác nông dân làm nông, chúng ta hay dùng từ nghề nông nhưng chưa bao giờ chúng ta xem làm nông là một nghề. Bởi vì nếu là một nghề phải đi học, học để có tri thức, từ tri thức mới chuyển thành chuyên nghiệp, khi chuyên nghiệp thì chúng ta chỉnh chu từ tổ chức làm ăn cho tới cái chế biến tới bảo quản, tới biết là kinh doanh nông sản mình tạo ra.

Cùng một loại nông sản nhưng mà nếu chuyên nghiệp thì có thể biết cách bán giá cao hơn do đó không có tri thức thì không thể chuyên nghiệp mà nếu không có nông dân chuyên nghiệp thì không có ngành nông nghiệp chuyên nghiệp.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, một trong những phương pháp nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách chia sẻ tri thức cho nông dân, bắt đầu từ những tri thức nhỏ như cách làm giống, cách thu hoạch… dần tiến đến đưa công nghệ số, thương mại điện tử, cho người nông dân. Không có tri thức thì không thể chuyên nghiệp, không có nông dân chuyên nghiệp thì không có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp.

Thực tế hiện nay, mức độ chuyên nghiệp và chuyên môn hóa trong từng quy trình sản xuất đã được bà con nông dân từng bước tiếp cận. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng hệ sinh thái để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.

Chúng ta chưa bao giờ xem làm nông như một nghề? (ảnh: thoibaonganhang.vn)

Chúng ta chưa bao giờ xem làm nông như một nghề? (ảnh: thoibaonganhang.vn)

Làm nông chuyên nghiệp, xóa tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy sáng”. 

Gần đây cụm từ “Nông dân chuyên nghiệp” xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn, hội thảo…Đây là một cố gắng thay đổi hình ảnh nông dân vốn xưa nay làm theo kiểu tự phát, truyền từ đời này sang đời khác.

Ngày nay “trăm người bán, vạn người mua”, người tiêu dùng bắt đầu khó tính hơn bởi họ có quyền chọn lựa sản phẩm nào phù hợp với mình. Xã hội khá giả dần lên, người ta chuyển từ ăn cho no, đến ăn cho ngon, rồi ăn phải sạch, tiến đến ăn phải có nhiều chất dinh dưỡng, lành mạnh, tốt cho sức khoẻ. Vậy nông dân chuyên nghiệp là biết sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần, chứ không phải sản xuất theo ý của mình. Giá cả do quy luật cung - cầu quyết định. 

Chính vì lẽ đó mà người nông dân chuyên nghiệp cần biết sản xuất sao cho tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất, mà vẫn bảo đảm chất lượng. Người nông dân phải thông minh, mà muốn thông minh thì phải không ngừng học hỏi. Nông dân chuyên nghiệp là người có tri thức, vừa có kiến thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế.

ĐBSCL đang đối mặt với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, lượng phù sa ngày càng suy giảm, đất đai suy kiệt do những vòng quay sản xuất không ngơi nghỉ, dịch bệnh thường xuyên hơn. Chính vì thế, nông dân chuyên nghiệp trước hết là người có tâm, biết nghĩ đến sức khoẻ của người khác, không làm tổn thương lợi ích chung của cộng đồng, là người có kiến thức và hành động vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững cho hôm nay và cho thế hệ tương lai.

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, người nông dân ngày nay không chỉ dựa vào kinh nghiệm làm nông truyền thống mà còn có thể sử dụng các thiết bị thông minh, các ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, chuyển đổi số. Thực tế cho thấy những hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đều là những người dám nghĩ, dám làm, biết nắm bắt thời cơ, đồng thời vừa có tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, lại vừa có tư duy kinh tế, nhanh nhạy nắm bắt xu thế...

Nông dân xứ mình ngày xưa “đèn nhà ai nấy sáng, đất nhà ai nấy làm”. Do vậy, muốn vượt qua nó đưa nền nông nghiệp vững mạnh, người làm nông nghiệp không chỉ đủ ăn mà làm giàu, sống được với vườn tược, ao cá thì họ phải là người đổi mới, chuyên nghiệp trong cách nghĩ, cách làm và quan trọng hơn hết là không ngừng học hỏi.

Đồng thời, phải mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến làm ăn tập thể, hợp tác xã để có diện tích đủ lớn. Điều quan trọng,  họ cần có tư duy mở, luôn mong muốn mở rộng không gian giao tiếp, chủ động tạo lập các mối quan hệ xã hội. Người nông dân chuyên nghiệp khởi nguồn từ những con người sống tử tế, làm ăn tử tể. Sự tử tế bắt đầu bằng chữ tín.  

Nông dân chuyên nghiệp là yêu cầu tiên quyết để hình thành một nền nông nghiệp chuyên nghiệp. Muốn vậy cần nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng, huấn luyện chuyên môn, tạo ra không gian mở để người nông dân tiếp cận, kết nối những mới mẻ, đa dạng, phong phú trong xã hội. Đây là câu chuyện sống còn của tiến trình chuyển đổi nền nông nghiệp nước nhà.

 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.