Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Hà Nội sống và yêu: Hứa hẹn một rừng trúc bên hồ

Thùy Linh - Ngọc Tiến: Thứ bảy 16/03/2024, 09:56 (GMT+7)

Cuối năm 2023, UBND quận Ba Đình triển khai dự án trồng trúc trên diện tích 1000m2 góc ngã ba đường Thanh Niên-phố Trấn Vũ. Tháng Ba năm 2024 những cây trúc có dấu hiệu sống và phát triển Nhưng tại sao lại trồng trúc mà không phải cây khác?

Du khách tham quan bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh: TL)

Du khách tham quan bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh: TL)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TIN YÊU

# Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5/2024. Triển lãm sẽ giới thiệu 70 - 90 tác phẩm đặc sắc thuộc các loại hình hội họa, đồ họa, điêu khắc. Các tác phẩm về đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ; các sự kiện lịch sử, con người góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và những thành tựu đổi mới của đất nước.

# Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024, gồm chuỗi hoạt động mang thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe” sẽ diễn ra từ ngày 15-4 đến 1-5. Lễ khai mạc tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 17 đến 21-4.

Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

# Với quan niệm “Sách nằm im là sách chết” và sự quyết tâm đánh thức văn hóa đọc trong cuộc sống hiện đại, thư viện “3 không” đã thành công khi thu hút cộng đồng ủng hộ sách và tạo cho người yêu thích đọc một không gian riêng. Toàn bộ sách ở thư viện đều được cho bạn đọc mượn miễn phí, chỉ cần đặt cọc bằng "niềm tin". Đây là một cách gửi gắm thông điệp về giá trị của niềm tin giữa người với người trong xã hội.

# Những cây lộc vừng, bằng lăng... trên khắp các phố phường Hà Nội đang vào mùa thay lá, đồng loạt chuyển sắc đỏ, sắc vàng, khiến nhiều góc phố Hà Nội rực rỡ ấm áp trong những ngày tháng ba.

# Khoảng 3-4 ngày gần đây, hoa Phong Linh bắt đầu nở vàng rực trên một số tuyến đường ở Hà Nội có trồng nhiều loại cây này, tuy nhiên vẫn chưa rực rỡ. Dự báo khoảng 2-3 ngày đến 1 tuần nữa, loài hoa này mới nở dày, chụp lên hình rất 'bắt mắt'...

Ảnh: Ngôi sao

Ảnh: Ngôi sao

BÊN DÒNG THỜI GIAN

Chùng chình hương bưởi qua phố. Những ngày đầu tháng 3, hoa bưởi như dẫn lối người đi đường đến với một thế giới ngào ngạt hương thơm và đầy ắp kỷ niệm. Người chơi hoa theo kiểu Hà Thành, người bán và người trồng bưởi đều mong mỏi mỗi mùa hoa bưởi để họ lại thêm hy vọng cho mỗi câu chuyện riêng.

Ai cũng có một vùng ký ức để tìm về những gì xưa cũ. Với những người trồng bưởi, họ mong một mùa hoa để săn sóc, vun vén chờ ngày trái bưởi sai trĩu. Họ tỉ mỉ với từng gốc bưởi, sánh so với mùa cũ để đón mùa mới.

Ở những vùng của Hà Nội như khu Minh Khai, Bắc Từ Liêm hay Chương Mỹ, người nông dân vẫn cần mẫn với mảnh vườn của mình. Năm nay, hoa bưởi nở rộng. Họ phải tỉa bớt hoa trên cây để quả đậu cho đúng, để cây bưởi đủ sức mang dinh dưỡng cho các trái trên cành:

"Vườn bưởi này của tôi trồng đến năm nay là 21 năm rồi. chỉ chuyên bưởi diễn. nó phụ thuộc vào thời tiết, nhưng cơ bản theo lập xuân sớm hay muộn. Thường sau lập xuân khoảng 15 ngày là hoa bắt đầu chớm nở. Từ lúc hoa nở cho tới lúc tắt là một tháng".

"Tôi rất yêu nó vì nó là một loài hoa rất mỏng mảnh nhưng nó lại có nghị lực kiên cường. Một cánh hoa rất mỏng manh này nhưng nó cho mình một trái rất to. Nó là một loài hoa lưỡng tính, nó tự thụ phấn, tự đậu thành quả. Mình mong từng ngày một đậu thành nụ, nở thành hoa, khi đơm trái mong làm sao nó đậu được sai. Đấy là sự mong mỏi của một người làm vườn như một đứa bé. Mình chăm làm sao chăm chút để nó cho mình cái trái đó".

Chẳng phải vô tình mà em nhớ tháng ba

Nhớ về anh nhớ mùa hoa bưởi

Cánh hoa rơi lòng em bổi hổi

Chút hương thầm làng bãi lan xa…

Ảnh: Ngôi sao

Ảnh: Ngôi sao

Ở quê, hoa bưởi nở rụng đầy vườn. Còn ở khắp các phố Hà Nội, những thúng hoa bằng xe đạp đang chở mùa về hoa phố. Hoa bưởi bán theo lạng, nửa triệu một cân hoa bưởi, nào có rẻ cho cam. Vụ hoa thì ngắn. Một năm chỉ nở một mùa. Mỗi mùa giỏi nhất được một tháng. Người yêu hoa thì thấy xứng. Người bán hoa thì được lãi. Âu cũng là đáp ứng cho một thú chơi của người Hà thành:

"Tôi đi bán hoa bưởi từ mùng 6 tết. thường thường đầu xuân năm mới thì hoa bưởi là trào lưu thì các bác mua chủ yếu đi lễ là chính, rồi nhà có việc thì thắp hương thắp khói, rồi có người mua những cánh hoa kia về chưng, ướp bột sắn hoặc lót xuống dưới đồ xôi. Nhất là ngày rằm ngày tuần, bán chạy gần như 100%".

"Hoa bưởi thì nó ngắn ngày nhất. Chúng tôi mang từ quê lên đây bán, trong hạn 10 ngày nửa tháng là cùng. Hôm nào nó nở rộ thì đẹp chứ còn đầu mùa hay cuối mùa đều xấu. Chúng tôi mua yến thì bán lạng. Cứ 20-25 nghìn/lạng. Đây là gặp khách thì bán dễ còn không 15 nghìn cũng phải bán".

Không phải tự nhiên người ta yêu hoa bưởi vào tháng 3. Thời tiết miền Bắc có ai lạ gì, mưa đầu xuân, ẩm nồm khiến không khí khó chịu, mùi ẩm mốc cứ thế khiến người ta thấy bức bối, chùng cả sức sống. Thế mà, chỉ cần ngửi thấy hương hoa bưởi, người ta cứ như được đánh thức tâm hồn đang buồn rười rượi ấy trở nên tươi vui ngay tức. Người ta không chỉ yêu đơn thuần, mà còn có nhiều cách để tận dụng ngoài mùi hương như chia sẻ của bạn Ngọc Phương, sinh sống tại Hàng Than – Hà Nội:

"Khi nó là một thú gì đó thì người ta rất là đam mê. Và đôi khi đặt sự đam mê đấy lên các giá trị khác. Tất nhiên nó cũng có nhiều lý do khiến cho hoa bưởi không phải loại hoa rẻ. Một năm nó chỉ có một mùa thôi. Thứ 2 là vì những tác dụng của nó. Cứ đến mùa hoa như thế này đầu tiên mình mua về để chưng, mình cắm trong nhà và nó cũng có tác dụng nữa là thanh lọc không khí làm sạch bầu không khí trong ngôi nhà của mình; mình còn ướp vào trà. Ngoài ra chưng cất nước hoa bưởi để dùng cho trẻ nhỏ khi ho".

Ảnh: Ngôi sao

Ảnh: Ngôi sao

Không rực rỡ như hoa gạo, không thanh tao như loa kèn, không đượm sắc như đóa hồng… hoa bưởi mang vẻ đẹp mộc mạc với năm cánh đầy đặn, trắng muốt, uốn cong cong về phía cuống, khoe nhụy vàng.

Trong không khí tấp nập, người qua kẻ lại nơi thị thành, từng giỏ hoa, những chùm bông trắng tinh nhỏ lấp ló giữa vòm lá xanh tươi, quyến rũ như người thôn nữ có duyên ngầm, tạo nên một nét riêng biệt cho Hà Nội những ngày tháng 3.

Nó còn mang về cả một vùng ký ức cho chị Thanh Nga, sống tại Lý Nam Đế, Hà Nội: "Cái mùi hoa bưởi làm mình rất xao xuyến và nhớ những kỷ niệm từ ngày xưa khi mẹ đun cho nồi nước lá bưởi với hoa bưởi để gội đầu. Mùi thơm của nó rất là đặc trưng. Nó thơm rất ngọt. Không đâu có những gánh rong như vậy cả. Và nhất là những xe hoa bưởi trắng muốt lên, đi qua nhìn là đã thấy thích mê mẩn rồi".

Không chỉ để trang trí, hoa bưởi còn dùng để ướp trà, nấu chè hay được sử dụng như một dược liệu làm đẹp, tốt cho sức khỏe. Hương bưởi có tác dụng kháng khuẩn, thanh lọc không khí, giúp không gian trong nhà dễ chịu... Thú chơi hoa bưởi của người Hà Nội xưa vì thế cũng cầu kỳ hơn hẳn.

Là cô gái gốc Hà thành, Ngọc Phương cũng đã “thừa hưởng” những thú chơi đó từ bà và mẹ của mình. Để đến mỗi mùa hoa bưởi, thói quen đó lại về, chậm lại giữa nhịp sống năng động của Hà Nội hôm nay:

"Tôi nghĩ là mỗi vùng miền có tập tục tập quán khác nhau, có một cách chơi thú chơi khác nhau. Người Hà Nội thường thích cái gì đó cổ xưa. Thành ra tôi được thừa hưởng những cách chơi hoa như thế từ bà và mẹ. Như bà tôi ngày xưa nấu chè hay mua hoa bưởi về để ướp dùng nước đấy nấu chè. Mà chỉ dùng cánh hoa bưởi, không dùng nhuỵ vàng của hoa vì nó rất đắng.

Từ bé tôi thấy bà và mẹ làm thế và tôi học được chút kinh nghiệm như thế Bây giờ có rất nhiều loại hoa nhưng cá nhân tôi và gia đình tôi vẫn thích hương của bưởi hơn. Nó rất nhẹ nhàng và mang đến cảm giác nhịp sống và suy nghĩ trang nhã, lịch sự và chầm chậm như cách của người Hà Nội xưa".

Rõ ràng, loài hoa mộc mạc, dân dã ấy lại như ướp bầu trời Thủ đô một mùi hương thật dịu dàng và tinh tế. Những chiếc xe đạp thong dong, nặng trĩu bông hoa trắng, đưa hương xuân đi khắp phố phường, gieo vào lòng người một cảm xúc yên bình, một nét đẹp Hà Nội không thể lẫn vào đâu được…

Empty


SỐNG Ở HÀ NỘI

Xa xưa, làng quanh hồ Trúc Bạch ngày nay có nghề làm mành trúc. Những cây trúc ở miền núi được những người buôn đóng thành từng bè thả trên sông Hồng về bến Thạch Khối (nay là đầu dường Thanh Niên).

Người làng mua về cắt từng khúc đánh bóng xâu lại bằng dây làm ra các loại mành khác nhau. Những gia đình khá giả mua về làm treo ngăn gian trong gian ngoài thay cửa. Có nghề làm mành trúc và làng yên ả bên hồ thơ mộng  nên cái tên làng Trúc Yên từ đó mà ra.

Còn tên hồ Trúc Bạch lại gắn với thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thời Hậu Lê, chúa Trịnh Giang  đã cho xây một khu  nghỉ ngơi cạnh  hồ trên đất làng Trúc Yên  nhưng về sau khu này thành lãnh cung gọi là Trúc Tầm viện.

Những cung nữ thất sủng bị đưa ra đây sinh sống bằng nghề chăn tằm dệt  lụa. Họ  ôm đau đớn, tủi hổ  làm lụng chờ ngày được chúa tha về. Lạ thay các tấm lụa do cung nữ dệt ra rất đẹp, trở nên nổi tiếng. Ca dao Hà Nội xưa có câu:

Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng

May áo chàng cùng sóng áo em

Chữ tình gắn với chữ duyên

Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền

Empty

Khi các cung nữ chuội tơ trên hồ, những sợi tơ trắng ra hiện chìm trong  làn nước trong nên xuất hiện tên Trúc Bạch. Đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế, các  cung nữ được  tha về quê vì thế  Trúc Tầm viện không còn kéo theo nghề dệt lụa cũng mất. Bên cạnh làng Trúc Yên và hồ Trúc Bạch có làng Ngũ Xã chuyên đúc đồng.

Thời Hậu Lê, làng này đúc tiền đồng cho triều đình nên Hương cống Đoàn Nguyễn Tuấn có bài thơ “Trúc Bạch tiền lô” bằng chữ Hán. Khoảng giữa thế kỷ 19, sông Hồng  đổi dòng, bờ bên này bị phù sa bồi lấp, bến Thạch Khối bị xóa sổ. Mất bến, người buôn bè không thể đưa tre, nứa, trúc  vào và  nghề làm mành  ở Trúc Yên mất theo.

Cuối thế kỷ 19, ruộng của làng xưa trồng dâu trở thành nghĩa  địa chôn lính Pháp chết trận và người Pháp chết vì bệnh tật, già yếu. Khi nghĩa  trang chuyển xuống  khu Nguyễn Công Trứ  ngày nay thì đất nghĩa  trang cũ thành nhà máy gạch. 

Năm 1936, Hội Thể thao Bắc Kỳ tổ chức chợ phiên ở đầu đường Cổ Ngư phía hồ Trúc Bạch  thu hút rất đông người tới mua bán và tham gia các  trò giải trí trong đó có  thi bơi dành riêng cho phụ nữ. Rồi Hội Thể thao Bắc Kỳ đã  lập chi nhánh bơi lội ở  hồ Trúc Bạch.

Empty

Tuy nhiên vì hồ nông, nước cũng không sạch, lại thêm quanh năm nhà máy điện Yên Phụ xả nước nóng ra đây nên không thu hút được người ham thích bơi lội. Sau tiếp quản thủ đô chính quyền  dự kiến xây Nhà hát Nhân Dân nằm  trên mặt hồ Trúc Bạch. Tuy nhiên dự án không được thực hiện. Và cũng từ năm này, bán đâỏ Ngũ Xã trở thành bãi  đổ xỉ than  của Nhà  máy điện Yên Phụ.

Trong bản qui hoạch Hà Nội năm 1943, hồ có diện tích 29,6 héc ta. Sau khi kè hồ năm 2000, diện tích hồ hiện chỉ còn còn 22 héc ta. Việt trồng 7500 cây trúc bên hồ Trúc Bạch như nhớ về một làng nghề nổi tiếng xưa cũng là chỉnh trang làm cho khu vực này thêm xanh, thêm đẹp. 

 

Thùy Linh - Ngọc Tiến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giáng sinh màu lửa

Giáng sinh màu lửa

Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.

Phố phường cuối năm

Phố phường cuối năm

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ sang năm mới. Bước ra phố, không khi tấp nập, vội vã, nhưng cũng mang đầy hương vị của năm mới cận kề...

Xử lý kịp thời hàng chục 'điểm đen', đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Xử lý kịp thời hàng chục "điểm đen", đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Công tác xóa bỏ điểm tập kết rác ban ngày đồng thời chỉ tổ chức thu gom rác thải 1 lần/1 ngày vào sau 19 giờ đã giúp quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dỡ bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày, mang lại diện mạo đô thị sạch đẹp và khang trang cho khu vực trung tâm Thủ đô.

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Nhắc đến Đại tá Võ Tấn Dũng, nhiều người dân ở đất Tây Đô (TP. Cần Thơ) đều biết đến, bởi ông là một cán bộ hưu trí gần gũi, dễ bắt chuyện và đang thực hiện tâm niệm: Dành trọn cuộc đời mình làm nhiều việc ý nghĩa cho đồng đội năm xưa và thế hệ trẻ hôm nay.