Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Thùy Linh - Ngọc Tiến: Thứ ba 30/04/2024, 07:27 (GMT+7)

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Câu chuyện về những người nằm lại mãi nơi chiến trường để “bắc nam nối liền một dải” vẫn còn vẹn nguyện trong ký ức của người Hà Nội hôm nay… 

Nhà báo Trần Đức Nuôi: Tôi vào chiến trường năm 1972 và trở ra Hà Nội năm 1974. Tôi rất vinh dự may mắn được đảm trách làm bản tin đầu tiên báo tin miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Gần trưa ngày 30/4/1975, Đài TNVN thông báo tin miền Nam hoàn toàn giải phóng và tổng thống VNCH Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng, lúc ấy thành phố như vỡ oà, mọi người đổ ra đường ra phố đông kinh khủng.

Bà Nguyên – người dân phố Hàng Bông: Gia đình tôi ở phố cổ. Hoà chung ngày giải phóng, phố phường Hà Nội đông đúc người người nhà nhà cờ hoa đón không khí vui mừng vì chiến tranh đã qua.

Bà Nga – người dân phố Hàng Điếu: Ngày đó tôi chỉ 9 tuổi nhưng vẫn nhớ sau khi loa của khu phố vang lên bài hát “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, mọi người ùa ra cửa và lắng nghe rất háo hức, nghẹn ngào như muốn khóc vì vui quá. Chúng ta không còn phải đánh nhau nữa rồi.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Đêm 28/4 tôi viết từ 9 rưỡi tới 11 rưỡi đêm thì viết xong, tôi cứ nghĩ coi như đây là một tiếng reo vui thôi. Sau đấy 2 ngày đến 30/4 cắm cờ trên Dinh Độc Lập.

Những người sống trong không khí ngày 30/4 vẫn luôn xúc động khi nhắc tới thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Ảnh: Báo Lao động)

Những người sống trong không khí ngày 30/4 vẫn luôn xúc động khi nhắc tới thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Ảnh: Báo Lao động)

Những người sống trong không khí ngày 30/4 vẫn luôn xúc động khi nhắc tới thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi dịp kỷ niệm là một lần trái tim của họ xốn xang với những ký ức cứ tự nhiên ùa về.

Và rồi, hình ảnh ăn mừng của người dân Thủ đô trong năm tháng lịch sử ấy dần hiện lên như thước phim quay chậm. Nhà văn Ngô Thảo tự thấy may mắn khi có ngôi nhà nép bên Hồ Gươm, giúp ông chứng kiến trọn vẹn niềm vui của người Hà Nội ngày ấy:

"Tôi rất sung sướng có một nhà ở góc bờ hồ để chứng kiến cảnh người Hà Nội đã đón mừng 30/4/1975 hào hùng vui vẻ sung sướng tràn ngập và từ đó tới đêm là 1 đêm không ngủ vì tất cả mọi người đổ dồn đợi bắn pháo hoa để chào mừng. Cái niềm vui ấy chúng tôi nghĩ không dễ gì, không phải thời nào cũng có thể chứng kiến được".

Còn trong ký ức của một thanh niên 17 tuổi khi ấy, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã cùng bạn bè hoà mình vào không khí “toàn dân ra đường”:

"Hồi đó tôi đang học lớp 10. Buổi chiều hôm đấy nhà trường cho nghỉ học. Bọn tôi đạp xe từ trường ở phía Bạch Mai đi ngược lên Bờ Hồ thì tắc đường. Và lên đến gần bờ hồ thì trời ơi khủng khiếp, người và người, tiếng pháo đốt. Trên các ban công của cơ quan nhà nước vẫy cờ treo cờ.

Quanh trung tâm bờ hồ đông cứng người, tàu điện không chạy được. Bọn tôi cũng len lỏi qua phố này phố kia và ra cơ quan của bố một người bạn làm ở Đài TNVN 58 Quán Sứ. Tôi đã nhìn thấy cảnh bánh pháo rất dài buộc từ đỉnh cột phát sóng kéo xuống đất được châm ngòi để ăn mừng chiến thắng".

Ảnh: Báo Lao động

Ảnh: Báo Lao động

Làn sóng phát thanh khi đó đã truyền đi sớm nhất thông tin chiến thắng. Nhưng ít ai biết được những người đã âm thầm viết, biên tập ra bản tin chiến thắng vừa là những nhà báo, vừa là những chiến sỹ nhà báo chiến trường.

Nhà báo Trần Đức Nuôi (với bút danh Vĩnh Trà), một trong những phóng viên chiến trường có vinh dự được biên tập và sản xuất các bản tin giải phóng ngày ấy chia sẻ những câu chuyện không thể nào quên về Hà Nội:

"Tất cả như con sông người chảy ào về trung tâm bờ hồ mừng ngày chiến thắng. Có 1 cái lạ khi mà về chiều tối Đài TNVN phát bài “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, thế mà dòng người đã hát theo được, hát rất vui hát rất đúng. Tôi có cảm giác như cả Hà Nội ôm Sài gòn, cả Hà Nội ôm cả miền Nam, cả đất nước hoà trong bản hùng ca chiến thắng không thể nào quên được.

Tất cả những người nói tiếng miền nam đều khóc. Có một ông già rất già tóc hoa râm rồi, ông ôm bản đồ Việt Nam ông chỉ vào đây: chợ muối là nhà tôi, giải phóng rồi các ông các bà ơi, các ông các bà vào đó tôi sẽ mời ăn cơm ở nhà tôi, nhà tôi ở chợ cầu muối đây này. Ông ý chỉ vào bản đồ SG. Ông khóc làm cho tất cả mọi người khóc theo…"

Trong chiến tranh không thể tránh được những mất mát. Khi Sài Gòn giải phóng, nhiều gia đình ở miền bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn ngóng chờ con em đang ở chiến trường miền Nam. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến nhớ lại:

"Nhà tôi cũng có một người cậu ruột cũng ở trong chiến trường. Mẹ tôi không nói ra. Nhưng hồi đó tôi đủ lớn và hiểu mẹ đang lo lắng. Xung quanh nhà tôi cũng có vài gia đình có con em đang chiến đấu ở chiến trường miền nam cũng trong 1 nỗi lo lắng như vậy.

Có thể nói không khí bao trùm khi đó là hân hoan vui mừng, nhưng một cái cảm xúc ẩn sâu trong lòng mọi người và không ai nói ra, đó là một cái lo lắng chờ đợi là: liệu người thân của mình còn sống để trở về hay không. Đó là một cảm xúc có thật trong lòng Hà Nội những ngày đó và các ngày sau".

Ảnh: Báo Lao động

Ảnh: Báo Lao động

Bà Nguyên, sinh sống ở Hàng Bông: "Gia đình tôi có 1 anh đi chiến trường nhưng ra đi vì chiến tranh không phải trò đùa. Đã hy sinh và là liệt sĩ. Gia đình nhà nào có người thân đi đánh trận trở về thì hân hoan vui mừng khôn xiết. Nhưng nếu gia đình có người thân hi sinh nằm lại chiến trường thì đấy là đau thương của chiến tranh nhưng vẫn phải chấp nhận vì chiến tranh không phải trò đùa".

Đó là câu chuyện của bà Nguyên, sinh sống tại phố Hàng Bông, Hà Nội. Còn với bà Nga sống tại phố Hàng Điếu, thì câu chuyện của anh lính bộ đội cụ Hồ cạnh nhà sau ngày giải phóng về sự hi sinh của đồng đội, vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức:

"Ra chiến trường thì anh là lính mới thì anh xung phong đi trước. Anh bảo người nào may mắn lắm thì đc sống sót về nhà, còn hầu như hy sinh rất nhiều. A bảo rất buồn nhưng không buồn được vì còn phải chiến đấu.

Vì chiến thắng dân tộc nên mong đến ngày chiến thắng nên ai cũng hăng hái đánh địch. Những ngày đấy đúng là những anh bộ độ cụ Hồ hi sinh k biết bao nhiêu xương máu để dành lại độc lập cho tổ quốc như này, thật là đáng quý vô cùng".

Để có bắc nam nối liền một dài ngảy hôm nay, nhiều người đã phải hy sinh cho trận chiến cuối như con trai cả của bà Thi, sinh sống ở ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội – một nhân vật mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tình cờ được biết.

Khi con trai nhập ngũ năm 1973 đi chiến trường miền nam, bà chưa trao được cho anh chiếc áo len tự tay đan, vì thiếu tiền mua len. 30/4/1975 – ngày giải phóng miền Nam, bà đã cố gắng đan nốt chiếc áo để đợi ngày đón con trở về. Nhưng 2 tháng sau đó, bà nhận được tin anh đã hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn đúng ngày giải phóng . Nhà báo Ngọc Tiến kể lại:

"Bác lập bàn thờ và sau đó đặt cái áo len lên bàn thờ của người con đấy. Hôm tôi đến tôi thấy áo len vẫn gói nguyên trong bịch ni lông đặt trên bàn thờ. Mặc dù những năm tôi đến cũng khoảng hơn 20 năm sau đó rồi.

Nhưng chuyện của nhà bác Thi cũng giống như nhiều gia đình khác ở Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc. Ngày chiến thắng có người trở về nguyên vẹn, có người trở về không lành lặn nhưng vẫn là trở về. Nhưng có người mãi mãi không trở về, nằm lại mãi mãi ở mảnh đất miền Nam xa xôi. Chiến tranh nào cũng có mất mát. Thắng lợi nào cũng trả giá bằng đau thương.

Thế nhưng tất cả máu của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã góp phần làm cho đất nước hoà bình thống nhất. Tôi nghĩ hi sinh của họ là đáng trân trọng và những người thế hệ hôm nay và mai sau phải biết ơn những người đã nằm xuống để có một VN nối liền một dải như ngày hôm nay…"

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đang thực hiện dự án cải tạo kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng tuyến phố Tràng Tiền (Ảnh: QDND)

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đang thực hiện dự án cải tạo kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng tuyến phố Tràng Tiền (Ảnh: QDND)

SỐNG Ở HÀ NỘI

Năm nay kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, Hà Nội cho chỉnh trang lại phố Tràng Tiền. Câu chuyện về con phố Tràng Tiên – phố có nhiều thứ đầu tiên của Thăng Long – Hà Nội sẽ được kể lại trong bài viết sau của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

Thế kỷ 16, các chúa Trịnh đã cho đắp con đường từ phủ chúa ở đầu phố Quang Trung ngày nay ra lầu Ngũ Long gần sông Hồng. Con đường  đã chia hồ Lục Thủy thành 2 phần, phần phía Bắc  gọi là Tả Vọng (nay là hồ Hoàn Kiếm), phần phía Nam gọi là Hữu Vọng (đã bị lấp từ lâu).

Cuối thế kỷ 18, phủ chúa  bị phóng hỏa cháy trụi và lấu Ngũ Long cũng bị phá, con đường này trở thành lối đi của các làng phía nam Hồ Gươm. Một số nhà làm  khảm trai ở làng Cựu Lâu đã bày bán hàng  hai bên đường nên nó được gọi là phố Hàng Khảm.

Năm 1882, thực dân  Pháp đánh và chiếm thành Hà Nội, Hàng Khảm  thành con đường quan trọng chở vũ khí, thực phẩm, lương thực  từ lãnh sự Pháp ở Đồn Thủy vào trong thành.

Năm 1883, Pháp đã cải tạo Hàng Khảm, cho mở rộng đường, rải đá răm, làm vỉa hè, cống thoát nước, dựng các cột đèn đường và trồng phượng hai bên. Việc cải tạo, xây dựng hoàn thành vào năm 1885 và  Hàng Khảm là con phố đầu tiên ở Hà Nội theo kiểu phố Phương Tây.

Đơn vị sửa chữa tiến hành quây lưới để cải tạo các công trình (Ảnh: QDND)

Đơn vị sửa chữa tiến hành quây lưới để cải tạo các công trình (Ảnh: QDND)

Tuy nhiên, trước đó  năm 1883, Hàng Khảm xuất hiện quán  cà phê đầu tiên, sau đó là các quán rượu  phục vụ cho sĩ quan và binh lính Pháp. Tiếp đó là xưởng làm bánh mì, hiệu bán đồ ăn Pháp. Năm 1890, chính quyền thành phố đã lấy tên thống sứ Bắc Kỳ là Paul Bert bị chết năm 1886 đặt  cho phố Hàng Khảm.

Phố  bắt đầu từ khu Đồn Thủy đến hết  Hàng Khay ngày nay. Cũng trong năm này, Bá Hộ Kim, người làng Cựu Lâu tặng  thành phố tấm biển tên phố bằng khảm trai, trên là chữ Pháp, dưới là  chữ Hán. Và Paul Bert là phố đầu tiên ở Hà Nội được gắn biển.

Vài năm, hàng phượng xanh tốt, mùa hè nở hoa đỏ rực rất đẹp. Tuy nhiên chủ cửa hàng người Pháp  cho rằng, phượng đã che chắn mặt tiền, họ đổ lỗi những cây phượng này là  nơi trú ngụ của muỗi đã gây ra bệnh sốt rét cho người Pháp. Trước thái độ công thần của họ, chính quyền đã nhượng bộ cho chặt bỏ hàng cây phượng.

Paul Bert trở thành phố trung tâm của Hà Nội vì thế rất nhiều nhà  tư bản đã đầu tư vào  phố này. Năm 1898, ở khu đất trước là xưởng đúc tiền của nhà Nguyễn, chính quyền đã cấp  phép cho một công ty xây dựng cửa hàng thương mại lớn gọi là nhà hàng Godard. Godard  khánh thành năm 1902 chuyên bán các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu vì thế nó chỉ dành cho người Pháp.

Ảnh: QDND

Ảnh: QDND

Từ năm này cho đến năm 1954, nhà  hàng này đã sửa chữa, cải tạo ba lần. Paul Bert có các cửa hàng ẩm thực Âu sang trọng, có rạp chiếu bóng, cửa hiệu sách báo, khách sạn và các ngân hàng lớn. Năm 1928, công trình IDEO ở giữa phố khánh thành cao 28 mét đã trở thành tòa  nhà  cao thứ 2 ở khu vực phố cổ, phố cũ chỉ sau Cột Cờ. IDEO giữ kỷ lục này cho đến thập niên 90, thế kỷ 20.

Tháng 7-1945, thị trưởng Trần Văn Lai đã xóa bỏ tên phố Paul Bert, chia thành 2 phố. Từ Nhà hát lớn đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng gọi là Tràng Tiền, từ ngã  tư Đinh Tiên Hoàng đến đầu phố Bà Triệu gọi là phố Hàng Khay.

Sau năm 1954, nhà hàng Godard thành cửa hàng công tư hợp doanh với cái tên Bách hóa Tràng Tiền. Đầu thập niên 60, Bách  hóa Tràng Tiền được  mệnh danh là “pháo đài thương nghiệp  xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”. 

Năm 2024, kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô, Hà Nội cho chỉnh trang lại phố Tràng Tiền. Mong rằng  những  kiến trúc cũ, bề mặt tuyến phố sẽ giữ nguyên  những gì vốn có.

Phong bì ngày phát hành đầu tiên bộ tem bưu chính 'Hà Nội 12 mùa hoa (bộ 1)'

Phong bì ngày phát hành đầu tiên bộ tem bưu chính "Hà Nội 12 mùa hoa (bộ 1)"

TIN YÊU

- Bộ TT&TT vừa phát hành bộ đầu tiên trong chuỗi 4 bộ tem bưu chính 'Hà Nội 12 mùa hoa', gồm 3 mẫu và 1 blốc tem thể hiện hình ảnh 3 loài hoa đào, ban và sưa trắng của mùa xuân. Lấy tứ từ lời bài hát 'Hà Nội 12 mùa hoa', một sáng tác của nhạc sĩ Giáng Son, bộ tem bưu chính này được họa sĩ Nguyễn Quang Vinh thiết kế theo phong cách đồ họa, khắc họa cảnh sắc mùa xuân Hà Nội một cách sống động trên các mẫu tem nhỏ bé

- UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Di tích lịch sử đình Hoa Chử và Di tích lịch sử chùa Hoa Chử, tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng.

- Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve,  Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức trưng bày chuyên đề 'Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt'.

- Trung tâm Chiếu phim quốc gia tổ chức đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn từ ngày 30-4 đến ngày 7-5. Phim được chọn chiếu đợt này gồm các phim truyện “Đừng đốt”, “Mùi cỏ cháy”, “Ký ức Điện Biên” và các phim tài liệu “Điện Biên Phủ”, “Đồng hành cùng lịch sử”. 

Thùy Linh - Ngọc Tiến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.