Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
"Tối nay Việt Nam thắng thì thế nào bọn nó cũng đi bão!"
"Vô địch rồi anh em ơi, lên Bờ Hồ đi bão thôi!"
“Bão” không còn là thời tiết trong cụm từ “đi bão”. Cụm từ này thậm chí còn được coi là một “đặc sản” của Việt Nam khi nó không thể chuyển ngữ qua bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Cá nhân tôi thì biết được “đi bão” từ những năm 2000, đó là thời điểm mà vòng chung kết U16 châu Á được diễn ra. Và ngay trên sân nhà, U16 Việt Nam với những cái tên không quên Văn Quyến, Như Thuật, Ánh Cường,… đã tạo nên cú sốc khi lội ngược dòng thành công và dành thắng lợi chung cuộc 3-2 trước U16 Trung Quốc.
Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, một đội tuyển quốc gia của Việt Nam giành quyền lọt vào bán kết một giải đấu cấp châu lục. Ngay sau trận đấu, người dân Việt Nam đổ ra đường, mang theo cờ quạt, băng rôn, khẩu hiệu, ai có nồi dùng nồi, ai có vùng dùng vung, ai có kèn dùng kèn.
Tắc đường nhưng xe vẫn nẹt bô ầm ĩ, rộn ràng inh ỏi khắp phố phường. Tiếng hô “Việt Nam vô địch” vang lên khắp phố, kèm một niềm tự hào lớn lao.
Lúc đó, tôi xin phép bố mình “cho con đi bão”!
Tuy nhiên, cụm từ này chính xác thì có từ trước đó 5 năm, năm 1995, khi Việt Nam vượt qua Myanmar 2-1 bằng bàn thắng vàng của cầu thủ Minh Chiến ở bán kết SeaGames. Cú ngã bàn làm nức lòng người hâm mộ này đã khiến nhà nhà hân hoan người người phấn khởi, lao ra đường ăn mừng với nhau, dù khi đó đội tuyển Việt Nam đang thi đấu ở nước ngoài.
Trận đấu cũng chưa phải là trận chung kết, nhưng đã là một dấu mốc vô cùng đáng nhớ của bóng đá Việt Nam. Từ đó, “đi bão” là một cụm từ gắn liền với môn thể thao vua – bóng đá. Và cả thế giới phải công nhận rằng Việt Nam không vô địch bóng đá thế giới, nhưng tình yêu bóng đá, tinh thần chiến thắng của người Việt Nam thì phải gọi là vô địch.
Gần như không năm nào là chúng ta không được chứng kiến những trận “đi bão” vừa vui vừa… sợ này. Vì vui quá nên nhiều bạn trẻ lại dở chứng nẹt bô, đua xe, bó vỉa, thậm chí là đến 2-3h sáng bão mới tan.
Các anh cảnh sát giao thông cũng phải rất vất vả trong những ngày vui này. Những người nước ngoài khi có mặt tại Việt Nam trong những dịp này thì không khỏi ngỡ ngàng.
Với họ, thật khó tưởng tượng một không khí vui vẻ, tự hào đến thế của cả một đám đông chỉ vì… thắng đá bóng. Tuy nhiên, với những người đã ở Việt Nam lâu ngày, họ lại rất hứng thú với những lần như thế, và bản thân họ cũng rủ nhau “đi bão”.
Như vậy, “đi bão” này mang ý nghĩa của niềm vui và chiến thắng, tuy nhiên cũng xin lưu ý thính giả nếu có tham dự thì cũng hãy giữ ý thức an toàn giao thông và trật tự xã hội nhé!
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Đây là đánh giá tổng quan của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khi nói về công tác thuế năm 2024, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 của toàn ngành Thuế.
Tình hình trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thời điểm cuối năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tiềm ẩn diễn biến phức tạp do nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp tăng, đặc biệt tại các tuyến đường trục chính, đường vành đai, các nút giao,…
Thực hiện Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và văn bản số 8976/CĐBVN-QLVT,PT&NL ngày 25/12/2024 Cục Đường bộ Việt Nam về việc công tác quán lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX theo phân hạng GPLX mới.