Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Để nông dân có thể làm giàu từ cây lúa

Mỹ Phụng: Chủ nhật 02/04/2023, 18:01 (GMT+7)

Đề án nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của các địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn tại ĐBSCL. Bộ NN&PTNT đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 này. Đề án cũng được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân....

Mấy ngày nay anh Huỳnh Thanh Điền ở Thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ra vào, đứng ngồi không yên vì lúa đã đến thời gian thu hoạch nhưng chưa thấy doanh nghiệp đến tiến hành cắt lúa, cân lúa như đã hứa.

Anh Điền cho biết, anh sở hữu 30 ha diện tích lúa nhưng chỉ dùng 10 ha để tham gia thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL. Anh Điền chia sẻ vì chưa biết hiệu quả của đề án như thế nào nên vừa tham gia vừa mang tính thử nghiệm.

Là nông dân gắn bó với cây lúa thời gian dài, anh Điền ngao ngán: "Như hiện nay tới ngày cắt lúa đáng lẽ thu hoạch 4,5 ngày trước rồi nhưng mà do kẹt ghe, kẹt máy cắt này nọ do ở trên chưa xuống để mà test lúa mẫu cho mình đạt chất lượng không thành ra kéo dài tới 5 ngày mới thu hoạch. Rồi hôm nay thu hoạch thì chưa biết là khi nào họ mới cân lúa cho mình nữa. 

Khi nghe đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ đưa ra anh Huỳnh Thanh Điền cũng rất hào hứng tham gia. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện anh mới nhận thấy còn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ để người nông dân thiết tha tham gia đề án nhiều hơn: Muốn làm được chuyện này phải đưa ra giá sàn co hơn 500 hoặc 800 chứ 200/kg thì thấp quá.  Rồi danh mục nào cấm thì phải nêu rõ cho nông dân họ nắm rõ. Hợp đồng chặt chẽ với nông dân là lúa trồng bao nhiêu ngày cắt. Khi cắt phải có ghe tại chỗ để cân và phải thanh toán tại ruộng chứ còn để nông dân cứ suốt ngày chờ chờ chờ hoài thì nông dân lúc nào cũng trông chờ. Rồi chưa tính là gặp mưa gió đổ ngã là nó thiệt hại dữ lắm". 

ảnh: laodong.vn

ảnh: laodong.vn

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho rằng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được thành công đề án thì cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước về các cơ chế, chính sách. Trong đó, vấn đề lớn nhất là gỡ khó nguồn vốn vay cho doanh nghiệp.

Ông Bình chia sẻ: Khi đã liên kết sản xuất theo hướng bền vững thì phải cần vốn. Vốn để đầu tư phân thuốc cho nông dân, vốn để thanh toán tiền lúa cho nông dân khi thu hoạch. Khi bao tiêu lúa tươi cho nông dân thì phải có nhà máy sấy, nhà kho… Tức là phải có nguồn vốn. Vốn này là vốn vay nên nhà nước cần phải làm sao để cho doanh nghiệp vay được nguồn vốn. 

Về phía các địa phương tham gia đề án đều thể hiện sự đồng thuận và đánh giá cao ý tưởng của đề án và có kế hoạch cụ thể tham gia giai đoạn 2025 và đến năm 2030. Theo ông Trần Công Thắng, các địa phương đang phát triển ngành lúa gạo và theo hướng bền vững hơn, giảm phát thải và đặc biệt góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của người nông dân.

Phần lớn diện tích đăng ký tham gia đề án đến năm 2025 là những vùng lúa có điều kiện thích hợp sản xuất lúa, được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, tổ chức sản xuất hơn những vùng còn lại. Đến năm 2030 tổng diện tích của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham gia đề án hơn 1 triệu ha.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - nông thôn cho biết thêm: Các tỉnh thấy được sự cần thiết của đề án này, cái thứ hai dựa vào những dự án trước của Ngân hàng thế giới các cán bộ rất hiểu rõ về quy trình, các bước và đặc biệt là hướng đến sản xuất lúa bền vững. Cái điểm thứ ba các tỉnh đều có nền tảng trước đây tham gia đề án cũ, ngoài ra tất cả các tỉnh đều rất là quan tâm đến câu chuyện chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa, đưa doanh nghiệp vào dẫn dắt chuỗi giá trị. 

Dự kiến có 12.000 tỉ đồng được rót vào đề án. Trong đó 3.000 tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, 8.400 tỉ đồng vốn xã hội hóa, còn lại là từ các nguồn vốn khác. Theo ông Tùng, khi tham gia vào đề án, nông dân sẽ được hỗ trợ 30% chi phí mua giống lúa trong bốn vụ đầu liên tiếp. Được vay ngân hàng không thế chấp tối đa 20 triệu/vụ sản xuất (thời gian vay trong 6 tháng) trong thời gian tham gia liên kết.

Ảnh: thanhnien.vn

Ảnh: thanhnien.vn

Tại "Hội thảo tham vấn các đối tác quốc tế và tổ chức tín dụng trong nước về Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long" diễn ra chiều 29/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, Đề án sẽ chuyển đổi căn bản hệ thống sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, cùng với đó gắn với việc chuyển đổi tư duy sản xuất của nông dân về nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng:  

- Đề án không chỉ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn nâng cao vai trò của hợp tác xã gắn với doanh nghiệp để tạo chuỗi giá trị. Đề án khi triển khai cần rất nhiều nguồn lực đầu tư, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là huy động nguồn lực xã hội tham gia, trong đó có hỗ trợ một phần về cơ chế, chính sách của Nhà nước, huy động nguồn lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức quốc tế và tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất. 

Đề án đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có thời gian và lộ trình cụ thể. Bộ NN&PTNT đã và đang tập trung hoàn thiện đề án, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 4 năm nay.

Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu lớn nhất là nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam và đảm bảo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để đề án được thành công và bền vững thì bên cạnh đề cao vai trò của nhà nước của doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người nông dân.

Để nông dân có thể làm giàu từ cây lúa

Tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sẽ được hỗ trợ chi phí mua giống lúa, được vay ngân hàng... với mục tiêu lợi nhuận bình quân đạt trên 35%. Khi nghe mục tiêu đề ra của Đề án, hầu hết nông dân không giấu được sự phấn khởi, tuy nhiên cũng không ít người tỏ ra hoài nghi. 

Không phải ngẫu nhiên mà người dân thiếu sự tin tưởng. Bởi vì khoảng hơn chục năm trước, Bộ NN&PTNT cũng đã đưa ra đề án sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao nhưng cuối cùng cũng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng bởi thiếu tính quyết tâm và giám sát thực hiện còn hời hợt. Cuối cùng, người nông dân vẫn thường xuyên rơi vào cảnh “được mùa, mất giá” và không thể làm giàu từ cây lúa. Có không ít người từng tham gia các chương trình trồng lúa sạch nhưng cuối cùng vẫn phải quay lại sản xuất truyền thống vì không có hiệu quả. 

Trên thực tế, khi tham gia sản xuất lúa sạch, lúa chất lượng cao theo đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, người trồng lúa bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phân, thuốc trong các danh mục cấm nên năng suất chắc chắn sẽ thấp hơn.

Bù lại, chất lượng hạt gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ăn ngon hơn và sạch hơn. Vì vậy, để nông dân có lời thì giá lúa được thu mua phải đảm bảo cao hơn giá thị trường và tương xứng với giá trị hạt lúa và công sức của người nông dân bỏ ra. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nông dân, mức giá chênh lệch được quy định so với giá thị trường hiện nay vẫn còn quá thấp, nông dân chưa đủ bù trừ vào các khoản chi phí đầu tư. Đó là lý do hiện nay vẫn có nhiều nông dân chưa mặn mà để tham gia vào đề án lớn này. 

Đối với doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là nguồn vốn. Nếu không có đủ vốn thì doanh nghiệp rất xoay sở trong việc bao tiêu lúa hay mở rộng doanh nghiệp, mở rộng thị trường. Bên cạnh vai trò doanh nghiệp thì vai trò của nhà nước cũng cần được phát huy mạnh mẽ. Nhà nước phải tiên phong trong việc định hướng sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng nghĩa phải có những cơ chế, chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng lòng của 3 bên là nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân. Tuy nhiên, để đề án này không giẫm lên “vết xe đổ” của các đề án trước kia thì cần phải đặt lợi ích của người nông dân làm trung tâm, định hướng cho phát triển.

Doanh nghiệp cần được trợ lực về vốn. Phía nhà nước thì cần sự quyết tâm cao để thực hiện đề án, đừng theo kiểu phong trào, hô hào rồi qua loa, chiếu lệ. Khi đó, ngành lúa gạo ĐBSCL mới có thể vươn mình, người nông dân mới có thể làm giàu từ cây lúa, yêu cây lúa và quyết tâm đồng hành cùng cây lúa. 

 

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.