Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Đàn ông phố cổ

Quang Hùng: Thứ tư 26/10/2022, 07:29 (GMT+7)

Nếu tính từ đời ông nội của Nguyễn Phương Hùng cho đến nay thì nghề rèn này theo gia đình anh đã hơn một thế kỷ. Thời ông nội Nguyễn Phương Hùng nghề rèn ở kinh kỳ rất phát triển. Khi ấy, khi Pháp sang Việt Nam đã mang theo rất nhiều thứ máy móc như: máy dệt, máy xay xát, ô tô, xe lửa...

 

Có tay nghề, ông cụ được rất nhiều người Pháp và cả người Việt thuê gia công, sửa chữa các phụ tùng máy móc. Khách hàng của cụ có những người nổi tiếng như cụ Bạch Thái Bưởi - một doanh nhân yêu nước nổi tiếng thời Pháp thuộc, Tạ Duy Hiển - người được coi là đã khai sinh ra ngành xiếc Việt Nam hiện đại.

Chính ông nội của anh là người đã làm được chiếc máy dệt đầu tiên cho làng dệt Vạn Phúc... Thời kháng chiến chống Pháp, cha anh cùng những thợ rèn trong phố còn tham gia rèn vũ khí cho quân kháng chiến...

Phố cổ Hà Nội có trăm thứ nghề, tự thân có, nhưng hầu hết là dân ở các tỉnh mang nghề về đây lập nghiệp từ hàng trăm năm trước. Cha truyền, con nối… rồi trở thành một phần máu thịt, là nét văn hoá đặc sắc không ở đâu có được…

Anh Hùng tâm sự: Nghề rèn là nghề của ông cha để lại cho. Ngày xưa thời Pháp thuộc ông nội tôi lại chuyên đi sửa máy cửi. Đời bố tôi làm đạo cụ sân khấu, dao, kiếm… thời tôi thì làm đồ xây dựng, đục… Nhưng tay nghề là hàng đầu, sức khoẻ, tay nghề phải có mới tồn tại được.

Phải có văn hoá, phải có trí tuệ, phải thay đổi suy nghĩ theo thời đại, nhà tôi không bao giờ làm hàng chợ, chỉ làm hàng đặt theo yêu cầu, ai đặt thì làm, nên giá cao hơn các hàng khác...

Nên chúng ta phải hiểu rằng, mỗi thời mỗi khác, phải bắt được nhịp độ của thời đại. Phải có học mới tính toán được, nếu nghĩ rằng làm nghề này không cần học là sai lầm. Mình có thể nhìn nhiệt độ lò bao nhiêu có thể đoán được, hay thành phần thép để tôi, cho gia giảm để tăng độ cứng của thép.

Hồi xưa nhu cầu không như bây giờ, nhu cầu bây giờ cao hơn nên mình phải nghiên cứu làm theo yêu cầu bây giờ mới có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Empty

Nằm gọn trong một góc phố Lò Rèn, cửa hàng của anh Hùng chỉ vừa để đúng cái bễ lò rèn và vài vật dụng phục vụ công việc. Nếu đi qua phố này, không để ý, cũng khó nhận ra cái lò rèn ấy.

Ngày ngày bễ lò rèn của anh Hùng vẫn đều đặn đỏ lửa, tiếng búa, tiếng đe chan chát như chưa bao giờ muốn nghỉ.

Đến đời Nguyễn Phương Hùng, đã trải qua mấy chục năm theo nghề, anh chưa bao giờ có ý định bỏ nghề, thứ nhất đó là nghề do ông, cha anh truyền lại, thứ hai thu nhập từ công việc này vẫn đủ giúp anh trang trải cuộc sống gia đình và nuôi các con ăn học.

Nhưng là người thực tế, anh không hề ép các con anh phải theo nghề, bởi anh biết rằng, xã hội hiện đại có rất nhiều công việc đỡ cực nhọc, vất vả, cho thu nhập cao hơn để cho lớp trẻ, các con anh lựa chọn:

Nói đúng ra theo nghề là phải yêu nghề, điều hay là làm nghề sức khoẻ lúc nào cũng có, 365 ngày lúc nào cũng làm việc, trừ mấy ngày nghỉ Tết…. Phải yêu nghề, đừng bảo thủ, ai nói gì mình phải lắng nghe, rồi sau đó đúc kết lại…

Lớp trẻ bây giờ không muốn theo nghề, không muốn học, con nhà tôi bây giờ 2 đứa học đại học và cũng không muốn theo nghề. Lớp trẻ bây giờ ngại không muốn làm nghề này, không kiên trì được, nghề này phải kiên trì, chịu khó, chịu khổ, chịu nóng…

Theo tôi nghề thủ công rất xứng đáng, phải duy trì, nhưng lớp trẻ bây giờ khác ngày xưa, không kiên trì, không muốn theo nghề. Sau chúng tôi thì rồi cũng bỏ hết, không còn nghề nữa.

Điều tiếc nuối đó thì mỗi người làm nghề thủ công đều có nỗi nuối tiếc riêng, nhưng như 1 người dạy võ, nếu không có học trò tốt họ cũng sẽ không truyền thụ lại những miếng võ hay, nghề rèn của tôi cũng vậy, một khi không ai yêu nghề thì sẽ không thể truyền lại nghề được…

Empty

Đàn ông phố cổ cực kỳ chăm chỉ và khéo léo, đặc biệt với những nghề thủ công, như nghề rèn của anh Hùng, hay nghề may vá, khâu giày dép, khắc con dấu... Việc gì cũng làm và làm tới nơi tới chốn. Chính nhờ họ, hồn cốt phố cổ vẫn còn được lưu giữ lại đến ngày nay.

Đó là nhận xét của anh bạn vong niên dân Hà Nội chính tông nói với tôi...

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Chiều 4/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an TP HCM và các cơ quan chức năng thông tin về việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, bị bạo hành.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.