TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những con đường thêm đẹp hơn dưới nắng thu và tà áo dài truyền thống của phụ nữ Thủ đô với chuyến xe buýt hai tầng với tên gọi City Bus “Tinh hoa áo dài”. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
BÊN DÒNG THỜI GIAN
Trong nắng thu như rót mật xuống những con đường, tà áo dài của người dân Thủ đô như điểm thêm cái hồn cốt cho một Hà Nội bình yên hôm nay.
Từ sáng sớm, hàng trăm chị em phụ nữ Thủ đô Hà Nội đã có mặt ở trước Nhà hát lớn để tham gia chuyến xe buýt 2 tầng City Bus “Tinh hoa áo dài” miễn phí:
"Em thấy nhộn nhịp ai cũng mặc áo dài, xong màu sắc rực rỡ. Em nghĩ áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam nên em nghĩ phù hợp với ngày như hôm nay".
"Cô rất háo hức được đi hôm nay vì trong không khí tuần lễ Áo dài đồng thời không khí kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô thì cũng rất vui vẻ và chuẩn bị rất là lâu. Ngay cả địa bàn dân cư, gia đình treo cờ đầy đủ để hưởng ứng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô. Vậy nên chuẩn bị rất là chu đáo. Nói chung rất là phấn khởi".
"Cô thấy phấn khởi và rất cảm kích sự kiện thăm quan thắng cảnh 1 vòng phố cổ. Lần đầu tiên cô đi trong lòng cảm thấy thoải mái và vui lắm, những tà áo tung bay và cờ đỏ sao vàng phấn phới trên xe là cô thấy sung sướng lắm rồi".
Tham gia chương trình, người dân và du khách cơ hội tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như Tràng Tiền, Hồ Gươm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… với niềm tự hào về nét đẹp văn hóa của người Việt, biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam. Mỗi người đều mặc trang phục áo dài truyền thống rực rỡ màu sắc màu.
Lần đầu tiên trải nghiệm xe bus 2 tầng thăm quan Hà Nội với bộ trang phục áo dài truyền thống, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt không khỏi xúc động khi những hình ảnh truyền thống được lồng ghép với phương tiện hiện đại, tạo nên hình ảnh đẹp của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng:
"Thực sự mà nói thì đối với tôi Hà Nội là một di sản chứa đựng rất nhiều di sản nhỏ khác mà tôi thấy Hà Nội khi phát triển cần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nhiều hơn nữa. Vì chúng ta biết đô thị hoá rồi tác động của hội nhập quốc tế tác động rất nhiều tới việc chúng ta làm mất đi cốt lõi giá trị di sản.
Hà Nội cũng cần bảo lưu giá trị di sản đó, Hà Nội cũng là nơi mà bảo lưu rất nhiều giá trị truyền thống mà các địa phương khác không có được. Đây là một ưu thế rất lớn với thủ đô và cũng cần phát huy là đầu tàu trong việc bảo tồn các giá trị di sản, đặc biệt là di sản áo dài truyền thống".
Khoác lên mình bộ áo dài truyền thống, bạn Trần Đức Dũng – công tác tại đại học Kiến Trúc Hà Nội chia sẻ bạn rất tự hào về Thủ đô ngày càng phát triển càng văn minh hiện đại và đã chọn cho mình một tà áo dài hợp với trời thu Hà Nội:
"Trước khi tham gia lễ hội tôi rất hào hứng mong đợi, tôi cũng suy nghĩ rất nhiều liệu hôm nay với tiết trời thu Hà Nội thì liệu mình mặc bộ gì đẹp nhất. Thì tôi chọn ngay cho mình một màu áo xanh như nền trời và được cầm trên tay tấm vé này. Đó là một niềm hạnh phúc vinh dự được ngồi trên chiếc xe để quảng bá tinh thần truyền thống văn hoá này, cái cốt hồn cốt tuý của chúng ta đến với mọi người".
Nói về ý nghĩa của hoạt động này đối với ngành du lịch Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh nêu rõ City Bus “Tinh hoa áo dài”, bằng xe buýt 2 tầng là một trong những hoạt động bên lề của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 nhằm mục đích tôn vinh bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời đưa áo dài trở thành một sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam:
"Với mỗi năm chúng tôi lựa chọn chủ đề khác nhau nhưng năm nay trong không khí cả nước cũng như Hà Nội chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô, chúng tôi thông qua tà áo dài kể những câu chuyện 70 năm lịch sử hình thành phát triển của thủ đô Hà Nội và lịch sử hào hùng của thủ đô; thông qua tà áo dài chúng tôi cũng muốn quảng bá du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến đông đảo du khách và bạn bè quốc tế.
Từ đó mong muốn áo dài từ một đại sử văn hoá dần trở thành đại sứ du lịch, thông qua đó muốn quảng bá Hà Nội điểm đến an toàn thân thiện chất lượng và hấp dẫn. Hà Nội qua 70 năm đổi mới và phát triển sẽ là một thành phố văn hiến văn minh hiện đại".
Thông qua hoạt động này mở ra định hướng mới, góp phần không nhỏ để du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trở thành điểm đến yêu mến, sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục tổ chức chuyến xe City bus “Tinh hoa áo dài” 2024 vào ngày 10/10, với dự kiến 1.010 hành khách.
SỐNG Ở HÀ NỘI
70 năm đã qua, nhưng cứ đến mùa thu tháng 10, nhiều thế hệ người Hà Nội vẫn trào dâng cảm xúc về ngày thành phố được giải phóng, trở lại vai trò Thủ đô của đất nước Việt Nam độc lập, tự do. Câu chuyện về ngày cuối cùng của lính Pháp ở Hà Nội sẽ được kể qua bài viết sau của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến…
Sau hơn 2 tháng đấu tranh khôn khéo nhưng cương quyết trên bàn hội nghị, trong các cuộc gặp riêng giữa hai bên, phía Pháp dù mưu mô song buộc phải thực hiện các điều khoản đã ký với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Genève (Thụy Sĩ). Ngày 8-9-1954, họ đã phải bàn giao 35 điểm tại Hà Nội cho lực lượng quân đội Việt Nam. Và, trong ngày 8 và 9-10-1954, rất nhiều sự kiện lớn đã diễn ra...
Sáng 9-10-1954, các đội công tác ngoại thành Hà Nội phối hợp với bộ đội tiến vào tiếp quản Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi. Đến trưa, bộ đội và nhân dân đã tiếp quản trụ sở đại lý Hoàn Long (nay là phố Thái Hà). Trong khi bà con ngoại thành nô nức đón mừng chính quyền cách mạng và bộ đội về giải phóng thì sáng chiều ngày 8-10-1954, quân đội Pháp đã âm thầm làm lễ hạ cờ và thu cờ.
Cờ ba mầu màu xanh, trắng, đỏ của nước Pháp lần đầu xuất hiện trên kỳ đài thay cho lá cờ Long Tinh của nhà Nguyễn là ngày 20-11-1873 sau khi họ chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất. Sau khi Pháp ký Hòa ước Giáp Tuất với triều Nguyễn năm 1874, trong đó có điều khoản trao lại thành Hà Nội cho triều Nguyễn, họ đã làm lễ hạ cờ.
Nhưng lần hạ cờ lần thứ hai khác lần thứ nhất. Họ dựng bục lớn ở sân vận động Mangin (người Hà Nội gọi là sân Cột Cờ), lính Pháp và lính lê dương Bắc Phi thuộc Trung đoàn bộ binh Bắc Kỳ, đơn vị cuối cùng rời Hà Nội, xếp hàng bồng súng làm lễ chào cờ lần cuối trong tiếng kèn binh buồn bã. Trời Hà Nội mưa tầm tã.
Tướng Masson, Chỉ huy trưởng lực lượng triệt thoái quân đội Pháp bước ra, đứng nghiêm chào lá cờ đang từ từ kéo xuống. Lá cờ ba màu ướt sũng vì nước mưa được 2 hạ sĩ quan mang xuống sân để làm lễ thu cờ. Họ gấp lá cờ làm bốn. Một sĩ quan cao tuổi ngực đeo đầy huân chương công trạng, trong đó có Bắc Đẩu Bội tinh, đứng chờ lệnh. Viên sĩ quan ấy chính là Đại tá Argence, đã ở Bắc Kỳ từ năm 1945. Tướng Masson quay về phía Đại tá Argence trao lá cờ chô ông này.
Trong hồi ức đăng trên “Diễn đàn Điện Biên Phủ” về lễ hạ cờ, một hạ sĩ quan Pháp viết: “Yên lặng bao trùm vừa khớp với mưa gió lẫn nước mưa trên mặt các sĩ quan là những giọt nước mắt lặng lẽ trong sự tuyệt vọng. Tiếng kèn vang lên trong buồn tẻ thống thiết này đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử. Đó là một buổi chiều buồn bã. 72 năm hiện diện của nước Pháp mà nay ra đi với lá cờ này".
Sau lễ thu cờ, một số lính Pháp và lê dương Bắc Phi đi chào tạm biệt những người đồng đội đã chết ở nghĩa trang. Số khác về doanh trại thì thầm bàn tán tương lai. 14h ngày 9/10, họ được lệnh tập trung. Đúng 16h, họ đặt chân lên cầu Long Biên đi xuống vùng đệm Hải Phòng.
Khi người lính Pháp cuối cùng đặt chân lên cầu Long Biên, các con phố Hà Nội rực màu cờ đỏ sao vàng. Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập, do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ là Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.3 giờ chièu ngày 10/10/1954, một lễ nít tính lớn trong đó có lễ chào cờ nghiêm trang đã diễn ra ngay tại chính san Cột cờ
70 năm đã qua, nhưng cứ đến mùa thu tháng 10, nhiều thế hệ người Hà Nội vẫn trào dâng cảm xúc về ngày thành phố được giải phóng, trở lại vai trò Thủ đô của đất nước Việt Nam độc lập, tự do.
TIN YÊU
- UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động Hà Nội tham gia Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025. Theo đó, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 9-17/11 gắn với chủ đề Giao lộ sáng tạo.
- Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội là sự kiện được tổ chức hằng năm. Đây là lần thứ ba lễ hội được tổ chức, kể từ năm 2022. Lễ hội Áo dài Du lịch năm nay là những câu chuyện kể về lịch sự hào hùng của Thủ đô trong suốt hành trình 70 năm với đa dạng các hoạt động diễn ra ngay từ đầu tháng 8 do Sở Du lịch Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức.
- Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Trong đó, đáng chú ý có trưng bày tư liệu “Hà Nội và những cửa ô”. Câu chuyện về những cửa ô của Hà Nội là một nội dung đầy tính hấp dẫn về chính bản thân nó cũng như gắn liền với lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
- Còn trưng bày “Ký ức Hà Nội - 70 năm” diễn ra tại không gian bích hoạ Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947 - 1954). Từ nay đến ngày 13/10/2024, tại đây diễn ra nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động trải nghiệm, tương tác tìm hiểu văn hóa lịch sử dành cho người dân và du khách.
- Triển lãm 'Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản' chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức.
- Cũng nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội cổ vật Thăng Long trưng bày chuyên đề 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố', trưng bày giới thiệu bộ sưu tập gần 300 cổ vật của các hội viên các nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Một nhóm họa sĩ trẻ đã cùng nhau lên ý tưởng và thực hiện bức tranh tường khổng lồ tại khu vực Quảng trường Ẩm thực Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội). Bức tranh giúp những người yêu Hà Nội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Thủ đô thông qua hình thức nghệ thuật cộng đồng.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.