Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Chuyện mũ bảo hiểm

Quang Hùng: Thứ năm 15/12/2022, 23:10 (GMT+7)

Cách đây 15 năm, một quy định mới ra đời, có tác động tới toàn bộ người dân Việt Nam, đó là việc băt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy khi tham gia giao thông… Những ngày mới áp dụng, quy định này đã gây ra những tranh cãi rất lớn trong xã hội...

Còn nhớ những ngày đầu tiên nghị định của Chính phủ ra đời, bắt buộc toàn dân tham gia giao thông bằng phương tiện moto, xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã khiến nhiều người tỏ ra khó chịu, thậm chí viện đủ lý do để không tuân thủ.

Có chị lý do rằng vừa làm tóc nên đội mũ sẽ hỏng, mất hết cả mấy tiếng đồng hồ ngồi cho thợ tạo kiểu, uốn tóc, có anh thì nói mới gội đầu, rồi có bệnh ở da đầu, hay nóng quá không chịu nổi…

Dân ta có cái kỳ lạ, đó là đã không muốn làm gì, thì kiểu gì cũng phải nghĩ ra một lý do để từ chối thực hiện. Nhưng mà nhìn lại, với thời tiết nắng nóng như ở ta, không bắt đội mũ bảo hiểm khi ra đường thì bình thường, ai chẳng phải đội mũ, đội nón khi ra đường mà tránh nắng?

Đúng là đội mũ bảo hiểm, nó lạ lẫm quá, có chăng chỉ thấy trên phim ảnh mấy anh Tây đi moto hay đội. Thế nên người ta cứ rủ nhau phản đối. Nhưng luật là luật, tất cả phải tuân theo.

Rồi cuối cùng, ai ra đường bằng xe máy cũng phải tự trang bị cho mình một cái mũ bảo hiểm. Chẳng phải thành thói quen thì cũng là do sợ bị phạt.

Sau 15 năm thực hiện, giờ ra đường gần như ai cũng đội mũ bảo hiểm, như một điều hiển nhiên. Ấy cũng là thành công của một chính sách, xét về một khía cạnh nào đó. Nhưng còn cái việc bắt đội mũ bảo hiểm sao cho đạt chuẩn thì mãi vẫn cứ loay hoay.

Nam thanh nữ tú lái xe máy ra đường bây giờ tuân thủ rất nghiêm việc đội mũ, nhưng cái mũ ở trên đầu có phải mũ bảo hiểm và bảo vệ được cái đầu không thì còn phải xét.

IMG_7009

Người ta thường gọi đấy là “mũ bảo hiểm thời trang”. Kỳ lạ. Trước nay chỉ thấy có quần áo thời trang, mũ thời trang. Như cánh đàn ông ở phố, đi chơi, đi cà phê hay đội mũ berret, mũ lưỡi trai, mũ nồi… chị em thì mũ rộng vành, nón lá… 

Nhưng đấy là đi bộ, đi ô tô, đi chơi… Còn cái mũ mà đội khi đi xe máy, người ta đã phải định nghĩa hẳn hoi, là mũ bảo hiểm.

Ấy thế nhưng, chẳng biết ai nhanh nhạy lại nghĩ ra cái mũ bảo hiểm thời trang để giúp những người đội mũ theo kiểu đối phó. Hình thức thì rõ là không phải mũ bảo hiểm, mà giống cái mũ lưỡi trai người ta trước nay vẫn đội, có khác là nó làm bằng nhựa. Chẳng có lớp xốp, lớp mút đệm bên trong để tránh va đập khi gặp tai nạn.

Thế là, mỗi năm, có hàng trăm, hàng ngàn vụ tai nạn giao thông trên cả nước, trong đó có vô khối người chỉ vì đội mấy cái mũ bảo hiểm thời trang mà mất đi cơ hội được sống.

Có một chuyện thế này, chẳng biết có đúng hay không nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy người ta kháo nhau: Ai mà cứ đi xe máy, đội mũ bảo hiểm kiểu “nồi cơm điện” – tức là cái mũ bảo hiểm trùm hết cả đầu cả mặt, là rất hay bị các anh công an giao thông dừng xe kiểm tra.

Bởi dân thành phố, chả mấy anh chịu đội cái mũ to tổ bố nóng toát mồ hôi đấy cả. Mà các anh ở quê ra thì hay vi phạm luật giao thông, nên hay bị công an giao thông hỏi thăm là vậy…

Chuyện vui vậy thôi, chứ điều đáng mừng bây giờ, rất nhiều bạn trẻ còn lập ra hẳn những hội nhóm yêu thích đội mũ bảo hiểm. Họ thậm chí bỏ ra rất nhiều tiền để sắm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm với đầy đủ tính năng an toàn cao nhất, với suy nghĩ, đã mất công đội mũ bảo hiểm thì phải đội cho đẹp, và hơn hết là an toàn.

Giờ thì chẳng ai còn cười người nào đội “nồi cơm điện” ra đường nữa mà nó đã thành một phần của thời trang đường phố rồi. Tất nhiên, cái mũ bảo hiểm thời trang thì chúng ta nên bỏ, và không nên coi nó là thời trang khi ra đường.

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
36 lỗi khiến xe ô tô bị phạt tiền và trừ điểm bằng lái

36 lỗi khiến xe ô tô bị phạt tiền và trừ điểm bằng lái

Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô. Đặc biệt, 36 lỗi vi phạm nghiêm trọng không chỉ bị phạt tiền mà còn dẫn đến trừ điểm trực tiếp trên bằng lái.

Phạt nặng, có sợ thật không?

Phạt nặng, có sợ thật không?

Mức xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông cao, thậm chí gấp hàng chục lần so với trước đây. Vậy, câu hỏi đặt ra là với mức xử phạt như thế, người ta có sợ mà kiểm soát tay lái của mình mỗi khi ra đường hay không? Câu trả lời là có và không...

Rón rén hơn khi mượn, thuê xe tự lái sau Nghị định 168

Rón rén hơn khi mượn, thuê xe tự lái sau Nghị định 168

Nhiều người dân, doanh nghiệp đã thận trọng, có phần rón rén hơn trong việc mượn, thuê xe tự lái ngay sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, các mức xử phạt với hành vi vi phạm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tăng vọt.

Vì sao không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái?

Vì sao không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái?

Nghị định 160/2024 có hiệu lực từ 01/1/2025, có nhiều quy định đối với các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe; đáng chú ý, nghị định này không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái, mà chỉ yêu cầu đáp ứng đủ các bài tập liên hoàn.

Đào, quất rộn ràng khoe sắc phục vụ người dân chơi Tết sớm

Đào, quất rộn ràng khoe sắc phục vụ người dân chơi Tết sớm

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng tại chợ hoa Quảng An, nhiều tiểu thương đã bắt đầu bày bán những cây quất, cành đào phục vụ nhu cầu chơi Tết sớm của người dân.

Sức sống mới cho làng nghề đan cần xé

Sức sống mới cho làng nghề đan cần xé

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những chiếc cần xé truyền thống gắn liền với nhịp sống làng nghề suốt hơn một thế kỷ, người dân Ngã Bảy, Hậu Giang ngày nay đã khéo léo thổi hồn vào từng nan tre, biến những sản phẩm quen thuộc thành những phiên bản thu nhỏ đầy tinh tế.

Hậu Giang: Bất cập ở những khu tái định cư

Hậu Giang: Bất cập ở những khu tái định cư

Mặc dù các khu tái định cư phục vụ các dự án cao tốc tại Hậu Giang đã hoàn thành và đón người dân vào sinh sống nhưng vấn đề sinh kế và các tiện ích đi kèm như điện chiếu sáng, công viên và các dịch vụ công cộng vẫn chưa phát huy hết tác dụng, gây lo ngại cho cư dân.