Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Chợ Bưởi

Quang Hùng: Chủ nhật 04/12/2022, 14:54 (GMT+7)

Chợ Bưởi, cách đây vài năm đã được xây dựng mới, khang trang, sạch đẹp hơn xưa. Tuy nhiên, còn một phần chợ họp trên đường Hoàng Hoa Thám vẫn giữ được nét xưa, lệ cũ là họp theo phiên.

Bây giờ, ngày nào chợ Bưởi cũng đông, nhất là đoạn đầu đường Hoàng Hoa Thám, ngách phía sau chợ Bưởi. Tắc đường thường xuyên. Dù bên đầu đường Bưởi người ta cũng đã làm lại đường lớn hơn, nhưng đường Hoàng Hoa Thám thì vẫn thế, hai bên là các cửa hàng cây cảnh, cá cảnh, gốm sứ… người ra kẻ vào mua bán, nên lúc nào cũng đông, cũng tắc.

Đi chơi chợ Bưởi, cứ gửi xe mà đi bộ dọc phố, tha hồ mà ngắm. Tất nhiên, vào ngày chợ phiên truyền thống thì người ta đến họp chợ cũng như đi chơi chợ đông hơn ngày thường rất nhiều.

Một tháng có sáu phiên, ngày mồng bốn và ngày mồng chín âm lịch là những ngày chợ Bưởi họp đông nhất, ngoài hai ngày này còn 4 ngày nữa là 14, 19, 24, 29 âm lịch.

Cứ tầm 6 giờ sáng là người ta rục rịch mang hàng ra chợ bày. Các hàng cây cảnh là nhiều nhất, rồi chó mèo, chim cảnh, cá cảnh, cánh bán chậu trồng cây cảnh thì chiếm cho mình những đoạn vỉa hè to nhất, rộng nhất để bày hàng…

Cứ thế, chợ rộn rã, lao xao đến giữa trưa thì tan, người chơi chợ về nhà còn cánh bán hàng vãng lai thì đủng đỉnh dọn dẹp nghỉ ngơi đến tối mịt… Đây chính là điểm thu hút nhất mỗi khi chợ Bưởi đến phiên.

Đến ngày phiên, những chị hàng gia cầm với những chiếc sọt nan bầy đầy ngan, vịt, gà con vàng ươm đãcos mặt từ sáng sớm, luôn miệng mời khách. Anh lái chó ngồi chễm chệ trên chiếc xe máy cà tàng, tay giằng sợi xích buộc mấy chú chó phốc, chó đốm, miệng kêu ăng ẳng.

Ai thích thì mua, không mua thì xem, với ai anh cũng vui vẻ tư vấn cho từng giống chó phải chăm thế này, phải nuôi thế kia, có hợp với nhà họ hay không…

Những hình ảnh ấy luôn hấp dẫn khiến người ta một lần đến chợ là nhớ mãi.

Empty

Theo những người sống lâu ở đây cho biết, ngày xưa, vào phiên chợ 19 tháng Chạp âm lịch hàng năm, chợ Bưởi còn có bán cả các loại đại gia súc như trâu, bò, ngựa... Với nhiều người, họ chỉ chờ đến phiên để được đi chơi chợ, chẳng mua, chẳng bán thứ gì, chỉ là một thú vui lâu ngày thành quen không thể thiếu.

Ông Dương Văn Ân, nhà ở Hoàng Hoa Thám, ngay cạnh chợ Bưởi vẫn giữ thói quen ấy từ mấy chục năm nay, ông cho biết: Tôi là khách hàng thường xuyên đi chơi chợ, tôi vừa đi vừa ngắm nhưng cảm thấy cái gì cảm thấy thích thì mình mua, nào cây cảnh, chó cảnh.

Chợ bây giờ cũng không khác gì ngày xưa mấy, tức là phiên đến họp thì chỗ nào người ta bán cây cảnh là ra chỗ cây cảnh, chỗ nào bán rau là bán rau, chỗ nào bán hạt giống là bán hạt giống. Ngày xưa là người ta ngồi từng nơi từng chốn một, nhưng bây giờ cả dãy phố là chợ cả, ngày xưa người ta cũng bán cây cảnh như thế này, nhưng cây nông nghiệp thì nhiều hơn… 

Với ông Ân mỗi phiên chợ lại đem đến cho ông một niềm vui, ông thường dành trọn cả buổi sáng, từ lúc người ta rục rịch họp chợ cho đến lúc các hàng vãn khách, người đi chợ ra về hết, ông mới lên xe đạp ra về. Ông cho biết, chợ giờ đã khác xưa nhiều, các hàng thủ công, hàng nông nghiệp, cây giống không còn bày bán nhiều vì nhu cầu người mua rất ít, thêm nữa các làng nghề cũng đã không còn giữ nghề nữa.

Empty

Đến bây giờ, nhiều người vẫn thích đến chợ Bưởi, bởi ở đây người ta có thể mua được những thứ rau quả tươi ngon mới được cất về từ những làng rau chuyên canh ven sông Tô và sông Nhuệ, hay các loại rau quả đặc sản của các vùng ven nội. Và cũng ở chợ Bưởi, các loại cá tôm tươi rói như thể vừa được cất lưới từ mặt nước Hồ Tây hay từ các thuyền cá trên sông Hồng đem về.

Rất nhiều người đến đây để tìm mua cho nhà mình một vài loại cây cảnh, cây hoa trang trí cho khuôn viên gia đình. Các loại hoa, cây cảnh từ các làng gần đó như Yên Phụ, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân đem về rất được ưa chuộng. Đến ngày phiên, số lượng các mặt hàng cây hoa giống tăng lên gấp hàng chục lần so với ngày thường. Rồi các giống cây ăn quả đặc sản như hồng xiêm Xuân Ðỉnh, cam Canh, bưởi Diễn... thứ gì cũng có, song cũng tuỳ theo mùa, theo tiết, hợp với việc bán giống, trồng cây.

Bác Hòa, một người bán hàng cây cảnh đã trên 20 năm ở chợ Bưởi cho biết: Chợ Bưởi ngày trước người ta họp từ 3 giờ đêm đến 5 giờ sáng, những người sản xuất ra nông sản, rồi các gia súc như lợn gà giống người ta mang ra chợ bán cho những người đi buôn, rồi người ta lại đi về nhà. Còn bây giờ thì đa số người ta mang ra đây bán trực tiếp đến trưa, xong rồi giải tán…

Với những người dân nơi đây, chợ Bưởi truyền thống sẽ mãi tồn tại. Mong rằng, dù Hà Nội có phát triển đến đâu, đô thị hóa thế nào đi nữa, các phiên chợ Bưởi sẽ vẫn còn. Bởi Hà Nội được làm nên từ những nét độc đáo ấy…

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.