Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Chìa khóa cho nông nghiệp bền vững

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ sáu 02/09/2022, 14:24 (GMT+7)

ĐBSCL vốn là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, thực tế, Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp thấp, tỷ lệ tổn thất cao, chất lượng sản phẩm giảm, giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh trên thương trường.

 

HTX Gạo sạch Tân Long, ở huyện Vị Thủy, một trong những đơn vị tiên phong trong tỉnh thực hiện việc liên kết với nông dân để tạo ra hạt gạo sạch phục vụ cho xuất khẩu. Hiện HTX có 110 xã viên, diện tích sản xuất khoảng 138ha. Ngoài được biết đến với thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” và đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, còn là điểm sáng trong việc ứng dụng tối đa cơ giới hóa trong các khâu sản xuất và làm ra hạt gạo.

Trong đó, áp dụng phương pháp sản xuất lúa bằng cấy máy, máy bay phun thuốc, máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa…Hiện HTX đã đầu tư 1 máy bay phun thuốc, mỗi lần bay, 10 lít nước pha thuốc bay cho 1ha, dự kiến năm nay HTX sẽ đầu tư, mua thêm 2 máy bay phun thuốc loại 20 lít.

Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Gạo sạch Tân Long, cho biết: “Đầu tiên mang về đâu ai chịu đâu, người ta nói nước pha nước rất ít, sợ không tác dụng. Khi đưa vào sử dụng bà con mới thấy hữu hiệu, mỗi lần phun thuốc bằng máy bay không có đạp đổi ngã lúa, thứ 2 là chủ động được nguồn nước, mình không phải đi xách nước, giống như phun bằng tay, phải đi tìm nguồn nước này kia nọ, phẻ lắm, cấp sau này bà con ai cũng đăng ký làm hết nên chú đang làm tờ trình mua thêm 2 máy”.

ảnh minh họa: baodautu.vn

ảnh minh họa: baodautu.vn

Tại Hội thảo "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững" tổ chức sáng 24-8 tại thành phố Cần Thơ. Bộ NN-PTNT cho biết, hiện nay, số lượng, chủng loại máy và thiết bị cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp đang tăng nhanh và đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể, trong trồng trọt tỷ lệ cơ giới hóa đã đạt 70 - 100%, lĩnh vực chăn nuôi đạt 55 - 90%, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các máy móc, thiết bị đã được ứng dụng sâu rộng. 

ĐBSCL, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, với giá trị sản xuất nông lâm thủy sản chiếm 45% tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của quốc gia, đòi hỏi phải đẩy mạnh cơ giới hóa góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị cho người nông dân.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ NN-PTNT chia sẻ: “Thật sự từ xưa đến nay, cơ giới hóa phát triển tự phát, chưa được tổ chức một cách đồng bộ cho nên là máy móc trang bị chủ yếu là cấp nông hộ, thiếu sự quy hoạch vùng tập trung những cái máy ứng dụng vào, công suất rất nhỏ, sử dụng lại không hiệu quả, tức là không hết công suất. Thế rồi thiếu các hạ tầng, để đồng bộ cho cơ giới hóa vào.

Ví dụ phải huy hoạch đồng ruộng như thế nào, đường xá trong vùng sản xuất ra làm sao, đặc biệt là nhân lực ứng dụng cho cơ giới hóa. Nhân lực ứng dụng cho cơ giới hóa ở đây chúng ta chưa thật sự quan tâm, đào tạo một cách bài bản”.

Ở một khía cạnh khác, theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho rằng, vấn đề muốn cơ giới hóa được phải bắt đầu từ người nông dân. Đồng thời, phải liên kết với nhau, hình thành các vùng sản xuất, cùng một loại sản phẩm, loại quy trình thì khi chúng ta ứng dụng cơ giới hóa mới đảm bảo được quy mô nhất định.

“Chúng ta phải liên kết với nhau thành hình thức HTX, các tổ sản xuất để liên kết với thị trường làm sau khi đồng bộ hóa thì nó là các giải pháp mà khi chúng ta sản xuất được đồng bộ thì chúng ta cũng tiêu thụ được những sản phẩm đồng bộ hơn. Việc đưa cơ giới hóa vào không thể nào từng nông hộ tiếp cận được cơ giới hóa.

Vì đầu tư chi phí cho cơ giới hóa là đầu tư lớn,chính vì vậy mà cơ giới hóa nó phải ở hình thức dịch vụ và phải thúc đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp vào trong quá trình chuyển đổi cơ giới hóa này. Chính vì vậy về ngân hàng, vấn đề tài chính chúng ta phải có cơ chế, chính sách, rồi tổ chức sản xuất thành vùng nguyên liệu lớn, tạo điều kiện cho cơ giới hóa thúc đẩy mạnh mẽ hơn”, ông Lê Quốc Thanh nói

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam khẳng định cơ giới hóa đồng bộ không chỉ là máy móc, đó chỉ là công cụ sản xuất. Cơ giới hóa đồng bộ cần được hiểu rộng hơn là toàn bộ quá trình ở các khâu từ sản xuất tới thu hoạch, sơ chế, chế biến, cuối cùng là đưa sản phẩm ra thị trường. Trong đó có sự tích hợp công nghệ thông minh, công nghệ số.

Đây là một quá trình đòi hỏi phải có sự tham gia của các thành phần Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, HTX, nông dân: “Vấn đề tập trung hiện nay là làm sao tăng cường cơ chế vận hành để tạo điều kiện cho người nông dân, có điều kiện được nâng cao, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức về cơ giới hóa và họ biết sử dụng công nghệ và quy trình cơ giới hóa như thế nào để hiệu quả để tăng năng suất lao động và đảm bảo được chất lượng nông sản…”.

Nói về giải pháp thực hiện cơ giới hóa, ông Nguyễn Đức Long, Viện phó Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT cho rằng, để cơ giới hóa, cần xác định tiềm năng và lợi thế của từng vùng để lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với từng loại trái cây. Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa tập trung đất đai để hình thành cánh đồng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về cơ giới hóa.

Có thể nói, cơ giới hóa là việc cần thực hiện để tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra giá trị cao hơn.  Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, thiết bị để tạo ra được năng suất cao hơn trên nền tảng tổ chức lại sản xuất quy mô lớn. Trong đó, sự liên kết giữa người dân trong vùng nguyên liệu tạo ra hợp tác xã, tổ hợp tác để cùng sử dụng chung được công nghệ, thiết bị, máy móc từ cơ giới hóa để đạt được hiệu quả tối ưu hóa sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chỉ rõ: “Tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn, trên nền tảng tổ chức lại sẽ đưa những công nghệ, thiết bị, đưa thị trường vào trong một ngành hàng đó. Nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ sẽ giới hạn tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ, bởi dù tạo ra được sản phẩm chất lượng, tối ưu hơn nhưng sản xuất nhỏ lẻ sẽ gặp phải bài toán thị trường. Do đó, một bên phải tạo ra được giá trị từ tối ưu hóa sản xuất, một bên tạo ra giá trị từ hợp tác từ bà con nông dân để quy lớn hơn”.

Để đạt được mục tiêu cơ giới hoá đồng bộ đến năm 2030 của nước ta, thì phải gắn cơ giới hóa với tổ chức lại sản xuất; thay đổi tiếp cận trong cơ giới hóa; thay đổi cơ giới hóa đồng bộ. Đồng thời, xây dựng thể chế mới kết nối người cung và người cần; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với trang bị máy móc; khuyến khích tạo động lực đào tạo nguồn nhân lực…

Việc sử dụng máy, thiết bị, công nghệ để  năng suất, chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, hướng đến “nông nghiệp chính xác”. Vấn đề là làm sao để cơ giới hóa ngành nông nghiệp, phát huy hết tác dụng những công nghệ, thiết bị phục vụ cho nông dân, HTX trong sản xuất. 

ảnh minh họa: mard.gov.vn

ảnh minh họa: mard.gov.vn

Chìa khóa cho nông nghiệp bền vững

Có thể thấy, với nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, việc ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ là giải pháp riêng rẽ hay gắn với một công đoạn riêng biệt nào mà phải đồng bộ cho hầu hết các công đoạn sản xuất, là cơ sở để tạo dựng, phát triển các chuỗi giá trị nông sản bền vững. Chuỗi giá trị này cần có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. 

Nếu nói chiến lược cơ giới hóa trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Vì cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, công nghệ, thiết bị để tạo ra được năng suất cao hơn, tạo sự đồng đều cho nông sản, tạo ra giá trị cao hơn nhưng phải trên nền tảng tổ chức sản xuất lại quy mô lớn hơn. 

Quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà sự liên kết, hợp tác của những người nông dân trong một vùng nguyên liệu tạo ra những hợp tác xã hay hình thức hợp tác nào đó để cùng sử dụng chung phương tiện, công nghệ, thiết bị, máy móc đạt hiệu quả tối ưu hóa.

Tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn, từ đó đưa những công nghệ, thiết bị, thị trường vào để giúp nông sản tăng sức cạnh tranh trên thị trường, người dân không còn cảnh sản xuất manh muốn, nhỏ lẻ, tới mỗi mùa vụ lại lo chuyện đầu ra. 

Thực tế đã cho thấy rằng, nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ thì sẽ khó áp dụng tối đa cơ giới hóa vào sản xuất và hiệu quả mang lại không cao. Ngoài ra, tư duy vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chỉ lớn về diện tích, mỗi người sản xuất một loại giống… Do vậy, khó xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, điều quan trọng cũng là mấu chốt của vấn đề là tổ chức lại sản xuất.

Việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp là xu hướng tất yếu, nhưng cần làm từ từ, để nâng giá trị lên và lan tỏa ra, để không bỏ câu chuyện cơ giới hóa nửa chừng. 

Cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới được Chính phủ quan tâm, ban hành và xem xét nhiều chính sách hỗ trợ như: Chính sách tín dụng, hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; chính sách miễn thuế giá trị gia tăng đối với việc nhập máy, thiết bị chuyên dụng…

Các hoạt động huấn luyện, đào tạo lao động sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp, cải tạo hạ tầng đồng ruộng, cơ sở nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm được chú trọng.

Khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch, các địa phương vùng ĐBSCL cần suy nghĩ làm sao để hiện thực hóa. Tư duy và hành động của các địa phương cũng phải thay đổi, nắm vai trò dẫn dắt, thu hút cơ chế chính sách phòng trợ để kích hoạt nên chuỗi giá trị…

 

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.