Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Cây bàng trên phố

Quang Hùng: Thứ bảy 10/12/2022, 14:25 (GMT+7)

Ở Hà Nội, cây xanh là phần không thể thiếu và phần nào đó làm tăng thêm diện mạo đẹp đẽ của thành phố. Có hàng trăm loài cây được trồng khắp các con đường, trong công viên, quanh bờ hồ… Rất nhiều loài cây đã đi vào thơ ca, biến chúng trở thành những biểu tượng đại diện cho vẻ đẹp của Thủ đô.

Cuối thu, đầu đông, những cây bàng thi nhau đổ lá. Nhưng trước đó là sự thay đổi huy hoàng, rực rỡ đến kỳ lạ. Những tán bàng xanh mướt dựa đầu bên tường những ngôi biệt thự mái ngói cổ kính bỗng một ngày chuyển màu đỏ rực khiến ai đi trên phố cũng phải ngước nhìn.

Những cây bàng rụng lá suốt mùa đông, để rồi đến sắp sang xuân còn trơ lại những cành cây khẳng khiu in bóng lên những bức tường rêu phong ẩm ướt trên phố. Khiến các anh chụp ảnh, hoạ sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ cứ ngẩn ngơ… để rồi lang thang hết con phố này tới con ngõ khác.

Điều kỳ lạ, là người ta trồng mới, chặt bỏ rất nhiều loại cây trên phố, nhưng hình như chỉ có riêng cây bàng là ít bị “đụng chạm”.

Có lẽ, chính vì thế, mà những gốc bàng gần như gắn bó với cả một đời người trên phố, từ lúc sinh ra, tới khi tóc đã đổi màu…

Cây bàng, quen thuộc với người Hà Nội như thể “chúng ta sinh ra đã là của nhau” vậy. Bất kỳ một con phố hay ngõ nhỏ nào cũng thấp thoáng tán lá bàng mát rượi. Có lẽ, vì cây bàng có tán rộng, lá to nên ngày xưa người ta chọn để trồng trên phố, lấy bóng mát. Rồi bỗng dưng nó lại hoà quyện với các con đường và tôn thêm nét đẹp phố cổ.

Cứ thử nhìn mà xem, kiểu gì trong tranh của danh hoạ Bùi Xuân Phái cũng phải có bức thấy bóng dáng cây bàng nghiêng nghiêng tán lá bên cạnh những mái ngói đỏ liêu xiêu…

IMG_9688

Ngày bé, đứa trẻ nào chả có trò đi nhặt quả bàng, rồi mang gạch ra đập lấy nhân để ăn? Hay đi nhặt lá bàng khô về cho vào bể cá chọi? Bây giờ, nói chuyện này lũ trẻ chắc cười vào mặt các anh chị già ngày xưa chẳng có trò gì vui hay sao?

Hà Nội bây giờ mỗi ngày một mở rộng, những con phố mới ngoại thành rộng rãi, khang trang nhưng nhiều nơi trơ trụi, không một bóng cây. Gần đây, thấy người ta xôn xao thích thú với những con đường với hàng cây bàng Đài Loan lá bé tí như lá me, tán nhỏ chẳng che nổi một đầu người. Khiến các cô gái thích thú rủ nhau diện áo dài lũ lượt kéo nhau ra chụp ảnh.

Chẳng biết tại sao người ta gọi nó là cây bàng, rõ là chẳng thể nào sánh nổi với cây bàng thân thuộc…

Tưởng tượng ngày hè nắng chang chang đi trên phố, dưới lòng đường là đoàn xe ào ào hối hả như giận dữ cái nắng 40 độ gay gắt đến cháy da.

Nhưng khách bộ hành vẫn tha hồ rảo bước dưới những tán cây rợp mát, thỉnh thoảng lại dừng chân dưới tán lá bàng xanh mướt, như thể thấy tuổi thơ ùa về dưới gốc cây, góc phố.

Nhà ở phố, có một tán bàng trước cửa, vừa khiến căn nhà trở nên mát mẻ, lại lọc bớt được khói bụi từ xe cộ, lòng đường bay vào. Nên người Hà Nội quý cây lắm, có người còn tự chăm sóc, tưới tắm cho cây trước cửa nhà mình, như thể cây ấy do chính tay mình trồng.

Hà Nội, khác tất cả các thành phố khác ở chỗ bốn mùa xanh lá, với hàng trăm loài cây thi nhau cho bóng mát. Ngay kể cả lúc đến mùa rụng lá, cũng không phải ào ào tất cả, mà thay phiên nhau rụng như thể mỗi loài chịu trách nhiệm một mùa.

Mùa hè, khi tất cả các loài cây còn đương xanh mướt sau một mùa xuân nảy lộc thì xà cừ ào ào rụng lá vàng trải thảm khắp phố phường; Rồi khi đông đến là những bàng, me, cơm nguội… thi nhau rụng lá, khiến Hà Nội lúc nào cũng nên thơ, khác biệt và thân thiết không muốn rời xa.

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.