Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Cách nào gỡ khó cho doanh nghiệp may mặc?

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ sáu 26/08/2022, 22:38 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, ngành dệt may gặp nhiều thuận lợi khi đơn hàng dồi dào, tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 26 tỷ USD. Lực lượng lao động dần ổn định thời kỳ “hậu COVID -19”.

Tuy nhiên, trước diễn biến của kinh tế thế giới, các chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm nay, ngành may mặc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn để giữ vững mục tiêu xuất khẩu cho cả năm là 43,5 tỷ USD.

Giá xăng, dầu liên tục tăng cao đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Tại công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, dù có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và đơn hàng nhưng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Ông Lê Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, thông tin: giá xăng dầu nhảy múa thời gian qua đã đẩy chi phí logistics, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nếu như trước đây, chỉ tốn 1.500 đồng để mua 1 kg trấu làm chất đốt thì thì nay để mua 1 kg trấu, phải bỏ chi phí gấp đôi.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp may mặc gặp khó đó là lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu tăng cao, người tiêu dùng sở tại thắt chặt chi tiêu khiến đối tác khó bán được hàng.

Còn theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, lạm phát tăng một số thị trường xuất khẩu quan trọng khiến sức mua hàng dệt may có xu hướng sẽ giảm. Mặc dù đơn vị đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3, một số mặt hàng thế mạnh đã có đơn hàng đến hết năm nhưng nếu thị trường tiêu thụ chậm, tỷ lệ tồn kho của các nhà nhập khẩu tăng thì khách hàng có thể điều chỉnh giảm hoặc hủy đơn đột ngột.

Trong khi đó, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch vẫn chưa được giải quyết, giá xăng dầu, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng khiến giá thành sản xuất tăng theo, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp.

Ông Thân Đức Việt, bày tỏ: “Chúng tôi đang phải đối mặt với một khó khăn lớn đó chính là câu chuyện giá nguyên nhiên, vật liệu đầu vào đều tăng cao. Cụ thể, giá than tăng, giá xăng dầu tăng và dịch vụ vận chuyển cũng tăng theo giá xăng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”.

ảnh minh hoạ (moit.gov.vn)

ảnh minh hoạ (moit.gov.vn)

Các chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm, ngành dệt may sẽ đối diện với nhiều khó khăn, nhất là những biến động từ thị trường thế giới như: Xung đột quân sự Nga - Ukraine, giá năng lượng, lạm phát, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều nền kinh tế. Đặc biệt, tổng cầu hàng dệt may toàn cầu đã có những dấu hiệu giảm, nhất là tại thị trường lớn là Hoa Kỳ và EU.

Nhiều thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của nước ta.

Cùng với đó, một số doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động, tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may trong nước đang phải đối mặt.

Trước những khó khăn này, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, cho rằng: “Ngành dệt may sử dụng lao động rất lớn, qua thời gian chống dịch thì cũng rất nhiều người lao động về quê và cũng có một số trong đó không trở lại. Thì việc tuyển lao động mới cũng gặp nhiều khó khăn làm tăng chi phí đào tạo, cào lao động mới tuyển năng suất cũng thấp. Khi nói đến ngành dệt may thì chúng ta thì chúng ta nói ngành dệt may là ngành gia công, nguyên phụ liệu chưa chủ động được. Đặc biệt khâu vải chúng ta nhập khoảng 80% tuy nhiên thì đây là vấn đề ngành chúng tôi cũng lây hoay nhưng chưa giải quyết được”.

Ở góc độ của mình, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ ra rằng: Nguy cơ, nút thắt hiện nay là tài chính, nguồn vốn, đây là mạch máu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong tái cấu trúc và phục hồi sau dịch. Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ đẩy mạnh chương trình hỗ trợ phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết, đặc biệt cần khai thông hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% .

Việc bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm cũng như giai đoạn sau này rất quan trọng: “Có có những giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó rất cần sự tham gia của doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện mô hình kết nối n nhà nước - nhà trường – doanh nghiệp trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực. Cần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp gồm các chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực và chi phí tiền bạc”.

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp dệt may, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ cùng với các bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là: Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển dệt may, da giày sau khi được Chính phủ phê duyệt. Phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, logistis tập trung khai thác tốt thị trường nội địa vẫn còn dư địa gia tăng, là trụ đỡ trong bối cảnh thị trường nước ngoài đang có xu hướng bị thu hẹp do nhu cầu giảm. 

ảnh minh hoạ (vov.vn)

ảnh minh hoạ (vov.vn)

Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", diễn ra vào ngày 11/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, nhấn mạnh Bộ Công thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng công tác cung cấp thông tin, thị trường, giá cả, sự thay đổi các chính sách của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp nắm thông tin chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh.

Có thể thấy rằng, mỗi biến động của thị trường, mỗi sự lên xuống của giá cả nguyên, vật liệu sẽ dẫn tới những tác động không nhỏ đến doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng những giải pháp linh hoạt nhằm đối phó, thích ứng kịp thời với các tín hiệu của thị trường để từ đó chủ động, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp dệt may những tháng còn lại đã được chỉ rõ, nguyên nhân cốt lõi cũng đã được chỉ ra. Do đó nếu không sớm có các giải pháp đồng bộ, sự hỗ trợ từ Nhà nước, nhiều doanh nghiệp sẽ lao đao. 

Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Chúng ta đã đi qua hơn nửa năm 2022, thị trường thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dệt may. Đó không chỉ là chuyện chi phí nguyên liệu tăng, cước vận tải cao, áp lực lạm phát…mà còn cả chuyện thiếu lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp để chủ động nguyên liệu sản xuất, vừa đảm bảo đáp ứng đủ về đơn hàng.

Phải bám sát thông tin và diễn biến thị trường, nắm vững yêu cầu thị trường nước nhập khẩu hàng hóa để có những điều chỉnh phù hợp. Dù trong bất kỳ khó khăn nào, thì chìa khóa vàng chính là các doanh nghiệp dệt may cần ưu tiên các biện pháp giữ ổn định lao động, linh hoạt chuyển đổi mặt hàng, điều phối hoặc cắt giảm thời gian sản xuất, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động trong thời gian chờ tìm kiếm các đơn hàng mới.

Ngoài ra, chữ “tín” trong kinh doanh cần luôn đặt lên hàng đầu. Chữ “tín”trong đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu đúng hẹn, đúng số lượng và đúng chất lượng, giá cả. Đây là yếu tố quan trọng giữ vững kết quả sản xuất, kinh doanh cũng như chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may của năm nay.

Về lâu dài, không còn cách nào khác, tự thân các doanh nghiệp phải tự làm mới mình, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng và nâng tầm thương hiệu dệt may xuất khẩu của nước ta.

Thực tế, các doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp vượt thách thức, để đạt mục tiêu xuất khẩu cũng như doanh thu năm 2022. Trong đó, năm bắt xu thế thị trường, tiếp tục đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ nhằm thích ứng được với yêu cầu từ các nước nhập khẩu. Xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, nhất là chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang.

Mở rộng thêm thị trường để không quá phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu, dễ bị rủi ro. Tin rằng, với sự vào cuộc của Bộ, ngành và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động sẽ là điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp dệt may vững niềm tin tháo gỡ khó khăn, vượt sóng, hoàn thành một mục tiêu đặt ra của năm nay, tạo đà cho những năm tiếp theo.

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.