Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Bãi tập kết vật liệu xây dựng "bẫy" người đi đường

Nguyễn Yên - Dương Ngọc: Thứ hai 21/10/2024, 08:59 (GMT+7)

Dọc sông Tô Lịch đoạn qua phố Quan Hoa thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, các đơn vị thi công cống bao để dẫn nước thải về nhà máy xử lý Yên Xá đã tháo dỡ nhiều đoạn lan can để tiện vận chuyển vật liệu phục vụ công trình.

Hiện tại, các đoạn khu vực này đang không có rào chắn bảo vệ, trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người đi đường. 

Trước thực tế này, người dân phản ánh ra sao?

Nơi tôi đang đứng đây là đoạn sông Tô Lịch qua phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy. Tại khu vực này có một đoạn khoảng 7 mét đang thi công cống bao không có rào chắn. Bên dưới tập kết vật liệu xây dựng dang dở. Tôi sẽ thử hỏi chuyện bạn Phạm Thanh Hường, người đi bộ tại khu vực này. Mình thấy bạn vừa đi ngang qua bờ sông, bạn có thường di chuyển qua đây không?

"Mình là sinh viên Đại học Thủ đô Hà Nội, mình trọ ở Quan Hoa nên hầu như ngày nào cũng phải đi qua đây".

Công trình tại khu vực sông Tô Lịch dọc phố Quan Hoa đang không có rào chắn bảo vệ, trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người dân

Công trình tại khu vực sông Tô Lịch dọc phố Quan Hoa đang không có rào chắn bảo vệ, trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người dân

Vậy bạn thấy bãi tập kết vật liệu xuất hiện từ khi nào? Và nó có ảnh hưởng gì đến việc đi lại của bạn không?

Thật ra là từ bao giờ thì mình cũng không để ý. Bởi vì là đoạn đấy vừa tập kết rác sinh hoạt, vừa có tập kết các đá hộc rồi là cọc sắt dưới bờ sông ấy. Mà mình thấy là nó cũng bị mất đoạn lan can rào chắn.

Như người trẻ như mình chắc là cũng không ngã xuống đấy được đâu nhưng mà người già đi qua thì trông cũng nguy hiểm, trông cũng sợ. Chém mồm mà các ông bà sảy chân thì lại ngã vào bãi sắt đá ở đấy thì rất nguy hiểm.

Bạn thường đi qua đây, vậy bạn Hường đã gặp trường hợp nào có người sảy chân hay gặp nguy hiểm vì không có rào chắn chưa?

Mình thì không thấy vì mình chỉ đi qua sáng chiều thôi. Nhưng mà mình thấy là vì không có rào chắn nên mọi người đi qua cũng sợ nên đi xuống rìa đường hoặc là đi ngược chiều sang hẳn vỉa hè bên kia, cũng khá là nguy hiểm.

Một thời gian mọi người ngại đi là người ta cũng tiện vứt rác ra gần đấy luôn, ở dưới mấy gốc cây với lan can ấy.

PV: Cảm ơn bạn!

Công trình mới được chăng tạm tấm lưới mỏng để ngăn cách

Công trình mới được chăng tạm tấm lưới mỏng để ngăn cách

Đúng là với người trẻ có thể không quá nguy hiểm nhưng với người già đặc biệt là vào thời điểm nhập nhoạng tối thì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vậy thì tôi sẽ thử hỏi nhóm người cao tuổi đang đi tập thể dục ngang qua đây. Việc di chuyển qua khu vực không có lan can, rào chắn này có gây bất tiện gì cho ông bà không ạ?

- Nguy hiểm chứ, đoạn này rất nguy hiểm luôn đấy. Thực ra cái chỗ này thì rất nguy hiểm cho những người già thôi vì dưới kia nhiều hầm hố. Đường này chủ yếu là phải rào chắn tốt, không là người già đi lại không may trượt chân xuống. Cho nên phải cẩn thận chỗ đó thôi.

- Giờ trượt chân xuống đấy khéo còn trôi ra lòng sông luôn vì cái dốc của nó dốc lắm, đất đá rồi thì sắt thép. Mình cứ phải phòng thôi chứ bị rồi thì nói làm gì.

Cháu thấy ở đây đang căng tạm một tấm lưới mỏng để tạm thay cho lan can. Tấm bạt lưới này căng lâu chưa và nó có hiệu quả cảnh báo không ạ?

- Không, cái bạt này nó vừa mới căng, mấy ngày, mới 1 tuần, trước đó không có gì mà, bỏ trống.

- Nhìn chung là không ảnh hưởng lớn nhưng mà nhà đầu tư chưa làm hết trách nhiệm, nhẽ ra nếu làm hết trách nhiệm thì rào chắn phải tốt hơn, an toàn tốt hơn mới là hết trách nhiệm.

Việc không có rào chắn giữa vỉa hè và bãi tập kết vật liệu dưới lòng sông gây ảnh hưởng ra sao cho sự an toàn của người đi đường ạ?

- Tất nhiên là nó sẽ bị ảnh hưởng về an toàn giao thông, ví dụ như người đi qua lại này. Ví dụ không may mà đi qua ngang đường là không may sẽ vấp ngã vào. Nếu đi qua như thế này mà không có cái lan can như thế thì chắc chắn là không may sẽ trượt chân xuống sông thôi.

Vậy ông bà có đề xuất gì với ban Quản lý dự án để đảm bảo hơn cho sự an toàn của người đi đường không ạ?

- Tốt nhất là rào chắn cho cẩn thận, lỡ không may ảnh hưởng đến người đi bộ và ảnh hưởng vệ sinh. Tốt nhất là phải có rào chắn cho an toàn. Chứ không nhiều khi lỡ ra, không ai người ta muốn nhưng lỡ ra người ta đi qua đi lại rồi ngã xuống đó thì nó ảnh hưởng.

- Tất nhiên là người dân muốn đường này phải rào chắn an toàn chứ, người dân ai chả muốn mà cái bên thi công người ta có làm hay không mới quan trọng.

Vâng, xin cảm ơn chia sẻ của ông bà!

Với người trẻ có thể không quá nguy hiểm nhưng với người già đặc biệt là vào thời điểm nhập nhoạng tối thì khu vực này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Với người trẻ có thể không quá nguy hiểm nhưng với người già đặc biệt là vào thời điểm nhập nhoạng tối thì khu vực này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, các công trình ven bờ sông Tô Lịch trên phố Quan Hoa thuộc gói thầu số 2 - Xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch.

Lãnh đạo Ban Quản lý cho biết, các công trình của hệ thống cống bao trên phố Quan Hoa chưa phải dừng thi công hẳn, mà nhà thầu tổ chức thi công luân phiên các vị trí. Theo tiến độ, gói thầu số 2 sẽ hoàn thành vào tháng 3/2025.

Tuy nhiên, người dân mong mỏi công trình này trong quá trình thi công sẽ sớm được rào chắn an toàn, đảm bảo hơn để không ảnh hưởng đến việc đi qua khu vực này.

Nguyễn Yên - Dương Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

 "Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.

Nhà vườn Chợ Lách 'phập phồng' cúc Tết

Nhà vườn Chợ Lách "phập phồng" cúc Tết

Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.