Nằm ẩn mình bên bờ kênh Tàu Hũ, hẻm 140 Phạm Thế Hiển, Quận 8, TP.HCM, là nơi tập trung của một cộng đồng đặc biệt chuyên thu mua, tái chế và buôn bán đồ gỗ cũ.
Suốt hơn ba thập kỷ qua, nơi đây đã trở thành điểm đến quen thuộc của những ai tìm kiếm và trân trọng vẻ đẹp của những món đồ gỗ xưa cũ, được "hồi sinh" qua bàn tay tài hoa của những người thợ mộc.
Sau năm 1975, nhiều gia đình ở Sài Gòn bắt đầu bán đi những bộ bàn ghế, ván ngựa, đồ trang trí bằng gỗ. Những người mua rong đã tỏa đi khắp thành phố, và chợ đồ gỗ cũ trong con hẻm 124 Phạm Thế Hiển bắt đầu hình thành.
Ban đầu, khu vực này chỉ nhộn nhịp ở mé sát bờ kênh, nhưng theo thời gian, mặt tiền ngoài đường nhựa trở thành điểm thu hút khách. Các chủ vựa bày biện đồ gỗ cũ đã được tân trang, còn phía trong được tận dụng làm kho chứa và nơi giao dịch cho những người thạo nghề.
Đối với nhiều người trong xóm, công việc hồi sinh đồ gỗ không chỉ là cách kiếm sống mà còn là cái nghề gắn bó lâu dài, như lời chia sẻ của anh Trì, một người thợ đã có thâm niên tròm trèm hơn 1 thập kỷ tại xóm đồ gỗ cũ này:
"Thực ra, lúc mới bắt đầu, tôi không hề có đam mê với công việc này. Nhưng sau một thời gian làm, tôi dần cảm thấy yêu thích nó. Dù ban đầu tôi không có sự lựa chọn nghề nghiệp khác, nên quyết định gắn bó để kiếm sống, nuôi gia đình và bản thân. Công việc có vất vả, nhưng vẫn rất vui vì tôi đã tìm thấy đam mê. Những lúc mua được những món đồ độc, lạ, hoặc có giá trị thì tôi rất vui, và đó là lý do tôi tiếp tục theo nghề".
Với anh, nghề mộc trong xóm không đơn thuần là công việc, mà còn là một phần cuộc sống, là niềm vui khi tìm thấy những món đồ gỗ quý giá để trùng tu, mang lại giá trị cho khách hàng. Đồ gỗ xưa có nhiều loại khác nhau, tùy theo vùng ền và phong cách chế tác. Và đặc biệt thay, mỗi một loại đồ gỗ xưa đều mang theo hồn – cốt của một thời.
Anh Trì giải thích: "Đồ xưa có nhiều loại, như đồ Sài Gòn, đồ Phan Văn Nhị, đồ Hố Nai, mỗi loại mang đặc trưng riêng. Đồ Sài Gòn thường được đóng chắc chắn, sử dụng ván xưa và gỗ tốt. Đồ Phan Văn Nhị có đặc điểm nổi bật là chân móng đồng. Trong khi đó, đồ Hố Nai cũ cũng làm từ gỗ gõ, cẩm, nhưng thiết kế mỏng hơn nhiều so với đồ Sài Gòn và Phan Văn Nhị".
Mỗi món đồ gỗ cũ khi được mua về đều trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng. Những món còn nguyên vẹn sẽ được giữ lại và sơn mới để bán, còn những món bị hư hỏng sẽ được tháo ra để tận dụng các tấm ván gỗ còn tốt cho việc chế tác lại sản phẩm mới. Điều đặc biệt là ở đây không có thói quen đóng đồ mới hoàn toàn, mà chỉ sửa chữa, phục chế để giữ lại giá trị nguyên bản của gỗ cũ.
“Nó còn nguyên thì mình giữ lại, mình sơn mới lên rồi mình bán, còn cái nào hư thì mình tháo ra mình lấy ván, mình đóng cái đồ khác. Mà ở đây không có đóng đồ mới, mà sửa gỗ cũ bào ra mới. Những cái tủ, ví dụ cái tủ 2 cái hông nó là gõ, cái mặt bằng ván ép thì bỏ cái mặt ván ép đi, mình lấy cái gỗ cũ mình làm vô”.
Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, những món đồ gỗ còn mang theo những giá trị vượt thời gian. Sự bền bỉ của gỗ cũ khiến nhiều khách hàng tìm đến những món nội thất ở đây. Những bộ bàn ghế, tủ kệ từ những năm 70, 80 vẫn giữ được độ chắc chắn và nét đẹp theo thời gian, trong khi các sản phẩm gỗ công nghiệp hiện nay không thể sánh bằng.
Theo anh Trì: “Cái gỗ cũ này nó rất là tốt, đóng gỗ nó dày dặn, gỗ mới giờ đóng đâu bằng nó. Cái chất liệu gỗ mới bây giờ, ví dụ cũng là gỗ nhưng không bao giờ bằng nó nổi. Tại vì nó là gỗ xưa, nó quá gìa rồi không có còn cong vênh nữa. Còn gỗ mới bây giờ nó dễ cong vênh lắm, làm mà không phơi nắng mấy tháng là mốt nó tét hết".
Hơn 3 thập kỷ trôi qua ở con hẻm nhỏ nằm sát bên con kênh Tàu Hũ, xóm nghề ngày nào giờ cũng đã có những dổi thay, những thế hệ tiếp theo của xóm nghề cũng đã dần xuất hiện. Ngồi xuống băng ghế nhỏ trong khu xưởng của anh Trì, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng bạn Dũng, một bạn trẻ chỉ vừa 23 tuổi, sinh ra và lớn lên cũng tại chính con hẻm này. Sự đặc biệt của con hẻm nho nhỏ, không chỉ nằm ở công việc tái chế đồ gỗ, mà còn ở tinh thần học hỏi, truyền nghề giữa những thế hệ thợ mộc.
Những người đi trước như anh Trì sẵn sàng truyền dạy kinh nghiệm của bản thân cho lớp thợ trẻ để nghề của hẻm không bị thất truyền: “Trước đó em bên bốc vác kìa, giờ em mới quay qua đây, em làm bên nguội này. Nếu mà mình chịu học nữa thì mình hỏi anh đánh véc ni thì dần dần mốt mình cũng lên như ảnh vậy đó. Mỗi hẻm nó có một nét riêng nhưng mà em cảm giác hẻm của em nó khá là đặc biệt. Mấy cái đồ gỗ".
Dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng xóm đồ gỗ cũ vẫn giữ được sức hút riêng. Khách hàng tìm đến đây không chỉ để mua đồ mà còn để cảm nhận hơi thở của thời gian, hòa mình vào một không gian đậm chất hoài niệm. Những món đồ tưởng như đã bị lãng quên lại có cơ hội sống lại, tiếp tục đồng hành cùng các thế hệ mới.
Xóm đồ gỗ cũ, hẻm 140 Phạm Thế Hiển là một nh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và sáng tạo của những người thợ mộc của Sài Gòn. Họ không chỉ làm nghề để mưu sinh, mà còn góp phần hồi sinh những giá trị xưa cũ, tạo nên một nét đẹp riêng cho thành phố. Ở nơi này, mỗi món đồ gỗ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm, mà còn là một câu chuyện, một dấu ấn của thời gian, để những thế hệ sau vẫn có thể trân trọng và gìn giữ.
SỐNG Ở SÀI GÒN: Nuôi chó và trách nhiệm cộng đồng
Câu chuyện nuôi chó và trách nhiệm với xã hội luôn là vấn đề "nóng" được nói đi, nói lại rất nhiều lần. Đằng sau sự thờ ơ của người nuôi chó là những phiền toái đối với người xung quanh. Chó thả rong tấn công người, phóng uế...và thậm chí là dẫn đến những cuộc mâu thuẫn không đáng có, mọi thứ đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm của chủ vật nuôi.
Yêu thương động vật là điều rất quý, tuy nhiên, yêu và có trách nhiệm với cộng đồng là thứ cần được song hành, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội văn nh, phát triển.
Từ xưa, chó đã là một vật nuôi thân thuộc ở mỗi gia đình. Bởi loài chó không chỉ thông nh, trung thành, mà còn giàu tình cảm, luôn gắn bó và mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi. Cũng vì thế, ngày nay, việc nuôi thú cưng, đặc biệt là chó lại càng được phổ biến và trở thành xu hướng trong xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, đi cùng với những mặt lợi ích của vật nuôi gắn liền với đời sống xã hội, thì hiện nay, đang tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối mà do chính những người nuôi chó thiếu ý thức, chưa có trách nhiệm gây ra. Chính vì vậy, việc “nuôi chó và trách nhiệm cộng đồng” là một vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc trong xã hội ngày nay.
Thời gian qua, trên khắp cả nước đã xảy ra nhiều vụ chó tấn công người, trở thành một vấn đề nổi cộm ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân xuất phát từ việc người chủ nuôi quá chủ quan, thiếu trách nhiệm khi không cho chó tiêm ngừa, không rọ mỏn, không dây xích, thậm chí để chó chạy tự do ngoài công cộng...dẫn đến hàng loạt vụ việc thương tâm, không đáng có và rất đáng trách đối với người chủ nuôi. Cũng vì người chủ nuôi thiếu trách nhiệm đã “biến” loài chó từ một loài vật gần gũi nay giống như “một quả bom nổ chậm”, luôn trực chờ nguy hiểm trong mắt của nhiều người.
Nếu ai đã từng là nạn nhân của việc chó thả rông cắn người thì có thể sẽ mãi không hết ám ảnh. Tôi cũng đã từng là nạn nhân của vấn đề này - dù vụ việc đã xảy ra từ rất lâu, nhưng đến nay, vẫn e dè khi nhìn thấy chó không rọ mõm. Vì sao lại thế? Vì tôi và bạn sẽ chẳng thể biết được con chó ngay trước mặt đang trong trạng thái, tâm lý như thế nào.
Chỉ cần trong một khoảnh khắc bất ổn tâm lý, con chó sẽ sẵn sàng tấn công bạn khi bạn đến vuốt ve nó, mặc dù trước đó bạn và nó có thân thiết, gần gũi mỗi ngày. Điều này giống câu nói “Một lần bị rắn cắn thì mười năm sợ dây thừng” - và nếu bị tấn công bất ngờ thì không chỉ hậu quả để lại là nỗi đau thể xác, mà còn là tổn thương về tâm lý về sau.
Bên cạnh nỗi lo chó tấn công người còn là vấn đề ô nhiễm môi trường khi người chủ vô tư cho vật nuôi của mình phóng uế thản nhiên ngoài công cộng. Một hành động tưởng chừng nhỏ bé nhưng nó lại phản ánh rõ nét về ý thức, trách nhiệm của người chủ nuôi đối với sự tôn trọng không gian chung của mọi người.
Nuôi chó là quyền chính đáng của mỗi cá nhân vì loài chó mang lại giá trị về tinh thần rất lớn với con người. Tuy nhiên, để nuôi chó thì chỉ yêu thương và chăm sóc thôi là chưa đủ, mà thứ tối thiểu cần phải có đó là trách nhiệm với những người xung quanh. Bởi chúng ta đang sống ở một xã hội phát triển và văn nh thì việc nuôi thú cưng cũng phải trong khuôn khổ như thế. Thật đáng buồn khi có nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu đồng để chăm sóc cho vật nuôi mỗi tháng, nhưng lại chẳng thể “để mắt” đến vật nuôi của mình có làm ảnh hưởng, gây phiền toái cho người khác hay không.
Câu chuyện chó thả rông tấn công người không phải là lỗi ở con vật mà là trách nhiệm thuộc về người nuôi. Vì một con chó chẳng thể tự tháo xích, mở cửa nhà để ra ngoài gây nguy hiểm cho người khác nếu không có sự tác động của chủ nhân.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có những chế tài để xử phạt đối với người chủ vì thiếu trách nhiệm trong quản lý vật nuôi, tuy nhiên, mức xử phạt hiện nay vẫn chưa đủ sức nặng nên đã dẫn đến việc nhiều người ngó lơ, nhờn luật. Thế nên, việc “đánh vào túi tiền” những người nuôi chó thiếu trách nhiệm sẽ là biện pháp hiệu quả trong việc nâng cao ý thức và cải thiện tình trạng này.
Trong một xã hội đang chuyển mình để hướng đến văn nh, hiện đại, những hành vi thiếu ý thức và ích kỷ chắc chắn sẽ dần bị đào thải. Chỉ khi mỗi người ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, thì việc nuôi chó mới trở thành một nét đẹp văn hóa trong xã hội phát triển.
TIN YÊU
# Theo Phòng CSGT TP.HCM, số lượng phương tiện vi phạm quy định cấm dừng, đỗ ở các khu vực cấm từ đầu năm đến nay ở TP.HCM giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một tín hiệu tốt đối với ý thức chấp hành của người dân trong văn hoá giao thông.
# Công ty cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc cho biết, siêu tàu Thăng Long sẽ khai thác trở lại tuyến Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đi Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) vào giữa tháng 4/2025, sau hơn một năm tạm dừng hoạt động.
# Theo Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn HVNCLC 2025 được thực hiện từ tháng 9/2024 đến nay đã chọn ra được 562 doanh nghiệp (DN).
Đáng chú ý, các doanh nghiệp này đã đóng góp ngân sách gần 168.000 tỉ đồng, tương ứng khoảng 8,4% tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2024. Các DN đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 246.000 lao động toàn thời gian và hơn 10.000 lao động bán thời gian. TP.HCM là địa phương có số lượng DN được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC nhiều nhất với 257 DN.
# Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng ền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngành du lịch TP.HCM đã phát động và tổ chức truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, các hoạt động Công bố bộ nhận diện và thông điệp truyền thông “Tìm đúng chất, chạm đúng cảm - Find Your Vibes” của ngành du lịch thành phố năm 2025 cùng 50 hình ảnh đồ họa các công trình, biểu tượng tiêu biểu, khắc họa hình ảnh điểm đến tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Chiến dịch này đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của mọi người.