Với kịch bản cao, tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mục tiêu 7%.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố 2 kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý IV sẽ đi ngang với mức 7,4%. Như vậy, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7,0% mà Chính phủ đề ra cho năm 2024.

Ảnh nh họa. Nguồn: Doanh nghiệp trẻ

# Với kịch bản thấp, tăng trưởng quý IV sẽ dưới mức 7%, dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động mức quanh mức 6,84%. 

# Cũng nhắc tới tăng trưởng, ngân hàng là một trong những lĩnh vực ghi nhận sự gia tăng thương hiệu cao nhất trong năm 2024:

Cụ thể, báo cáo 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam vừa được Brand Finance công bố cho thấy, có tới 20 nhà băng lọt vào bảng xếp hạng.

Theo đó, năm 2024, ngành ngân hàng tăng trưởng khá ấn tượng với tổng giá trị thương hiệu tăng 10%, đạt 13,8 tỷ USD và chiếm 32% tổng giá trị của tất cả các thương hiệu được liệt kê.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của các NH tăng lên qua các năm là nh chứng cho những bước chuyển mình mạnh mẽ về phát triển dịch vụ NH, đặc biệt là ngân hàng số. 

# Tương tự, việc tuyển dụng lao động của các DN cũng đang ngày càng sôi động trong quý cuối năm:

Về các nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dự báo dịp cuối năm 2024, sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ - thương mại.

Đặc biệt, là tại hệ thống các siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, công ty giao nhận hàng cần nhiều lao động để phục vụ đơn hàng của khách.

# Ngoài ra, thời điểm những tháng cuối năm đơn hàng dồi dào, nhiều doanh nghiệp may mặc đang ráo riết tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất... 

Ảnh: Vneconomy

# Tuy nhiên, sự lo ngại lại đang đến với thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Giới phân tích dự báo áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý IV ở mức cao nhất năm 2024.

Trong đó, BĐS là ngành chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất (tính đến hết 4/10 chiếm tới hơn 43%).

Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ở mức cao sẽ buộc nhiều DN phải tiếp tục tái phát hành để huy động vốn trong quý IV năm nay. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày 15/10, lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới kéo chỉ số MXV-Index giảm hơn 1% về mức 2.173 điểm.

Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm năng lượng ghi nhận mức giảm mạnh nhất, dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu đồng loạt giảm hơn 4% về mức 70,5 USD/thùng đối với dầu WTI và 74 USD/thùng đối với dầu Brent.

Theo MXV, giá dầu thế giới lao dốc sau khi IEA hạ dự báo tăng trưởng và cảnh báo thị trường sẽ quay trở lại trạng thái thặng dư vào năm sau. Cụ thể, IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 xuống còn 862.000 thùng/ngày, giảm đáng kể so với ước tính hồi tháng 9, do tăng trưởng tiêu thụ dầu của Trung Quốc chậm lại. Thêm vào đó, IEA đưa ra khẳng định sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện cú sốc nguồn cung. Tuyên bố này gần như đã đẩy giá dầu giảm mạnh sau đó.

Thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ lùi lại từ vùng đỉnh lịch sử. Nhóm cổ phiếu Công nghệ suy yếu đáng kể trước triển vọng ảm đạm của ngành sản xuất chip khi đơn vị đầu ngành ASML Holding (ASML, -15,6%) cắt giảm dự báo hàng năm. Hai cổ phiếu Nvidia và Intel cũng mất lần lượt 4,5% và 3,3% giá trị.

Đóng cửa, Nasdaq -0,98%; S&P 500 -0,76% và DJIA -0,75%.

# Còn ở trong nước, VNIndex tiếp tục đảo chiều từ vùng 1.294. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì trung tính.

Theo SSI Reseach, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp 1.278 - 1.290./.