Vitanmin cho tâm trí: Những hiểu lầm về người hướng nội

Những người hướng nội thường thích các hoạt động đòi hỏi sự độc lập, yên tĩnh; thích có không gian riêng cho bản thân; thích lặng lẽ quan sát thay vì trở thành trung tâm của một bữa tiệc. Những hiểu nhầm về tính cách của người hướng nội cùng bắt nguồn từ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Nhãn

Nhà tâm lý trị liệu và phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Jung là người đã đặt nền tảng cho thuật ngữ "hướng nội", "hướng ngoại" vào những năm 1920. Hiểu một cách đơn giản nhất về quan điểm của Jung thì, người hướng ngoại đón nhận năng lượng từ môi trường xung quanh, còn người hướng nội thì ngược lại.

Sophia Dembling, tác giả cuốn sách “Người hướng nội - Sống đời lặng lẽ giữa thế giới ồn ã” giải thích: “Nếu người hướng ngoại có được năng lượng từ sự tương tác giữa người với người, thì người hướng nội lại bị chính những cuộc gặp gỡ ngoài xã hội đó hút cạn năng lượng. Chỉ có không gian yên tĩnh một mình mới có thể ‘nạp’ lại năng lượng cho họ.”

Vì lẽ đó mà ta thường bắt gặp hình ảnh những người hướng nội thích các hoạt động đòi hỏi sự độc lập, yên tĩnh; thích có không gian riêng cho bản thân; thích lặng lẽ quan sát thay vì trở thành trung tâm của một bữa tiệc. Nếu cuộc sống giống như một bản nhạc bất tận, thì họ là những nốt nhạc trầm lắng, du dương nhất.

Những hiểu nhầm về tính cách của người hướng nội cùng bắt nguồn từ các đặc điểm này. Hiểu nhầm thường thấy nhất chính là cho rằng, hướng nội đồng nghĩa với nhút nhát, sợ giao tiếp bởi họ quá tĩnh lặng. Vẫn có những người hướng nội sợ giao tiếp, nhưng đó hoàn toàn không phải là tất cả. Họ chỉ muốn biết rõ hơn về đối phương trước khi bắt đầu dấn sâu vào cuộc hội thoại, họ thích nghĩ kỹ trước khi nói, thích chú tâm lắng nghe.

Và khi đã quen thân rồi, đôi khi họ lại là những người “nói nhiều” nhất đúng không chị. Không ít lần tôi từng thấy cảnh một người bình thường rất trầm lắng, nhưng khi ở cạnh những người bạn thân mà họ thấy thoải mái, họ lại “thao thao bất tuyệt” về một chủ đề nào đó.

Một hiểu nhầm khác đó là cho rằng người hướng nội lúc nào cũng thích ở một mình và có xu hướng tự cô lập. Quả thật, sau những buổi tụ tập, tiếp xúc, người hướng nội cảm thấy được “sạc pin” và cân bằng lại khi chỉ có bản thân họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ ghét giao thiệp và luôn từ chối những cuộc vui. Họ vẫn thích chuyện hẹn hò, gặp gỡ những người bạn thân thiết; sẵn sàng làm quen với những người bạn mới thú vị nếu có cơ hội.