Vitanmin cho tâm trí: 'Cha mẹ voi' và 'cha mẹ hổ'

Chọn “Thương cho roi cho vọt” hay là chọn “mềm mỏng, tâm lý” vẫn khiến nhiều bậc cha mẹ bối rối, nhất là những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Có hai kiểu nuôi dạy trẻ, một là theo kiểu “cha mẹ hổ”, hai là “cha mẹ voi”. Nhìn chung, cha mẹ hổ là những người

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

 

Cha mẹ hổ là những người nghiêm khắc, vô cùng kỷ luật khi uốn nắn con

Thuật ngữ “mẹ hổ” được đưa ra bởi Amy Chua, một giáo sư tại trường Luật Yale trong cuốn hồi ký Battle Hymn of the Tiger Mother (Khúc tráng ca của mẹ Hổ) của bà. Tác giả Amy Chua có gốc gác là một gia đình người Hoa nhập cư đến Mỹ. Phương pháp nuôi dạy con của bà được kế thừa từ chính mẹ đẻ của mình và khi được chia sẻ qua cuốn sách, nó đã gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt là tại Mỹ.

Amy Chua quan niệm rằng: “Tuổi thơ như một quá trình rèn luyện, là một thời gian để xây dựng nhân cách và tích lũy cho tương lai”. Chính vì thế mà bà đặt rất nhiều kỳ vọng và áp lực lên hai cô con gái là Sophia và Lulu.  Bà có rất nhiều yêu cầu khắt khe, ví dụ như các con không bao giờ được đạt điểm số nào thấp hơn điểm A.

Bà mẹ Hổ này còn có cả một danh sách những việc các con không bao giờ được phép làm: chẳng hạn như ngủ ở nhà người khác, nghỉ học, tham gia đóng kịch ở trường, xem tivi hay chơi điện tử, không đứng đầu trong tất cả các môn học trừ thể dục và kịch,... Ngay cả việc “kêu ca về các điều cấm này” cũng nằm trong danh sách cấm.

Kết quả là cả hai cô con gái của mẹ Hổ đều được nhận vào Đại học Harvard danh giá của nước Mỹ và đều là những tay chơi đàn piano và violin điêu luyện. Theo tờ Daily Mail thì hai cô con gái của Mẹ Hổ đã chia sẻ rằng: Sau này, họ sẽ đào tạo những “chú hổ con” của mình theo đúng như cách mẹ họ đã nuôi dạy. Họ cho rằng phương pháp này không tạo ra tác động tiêu cực nhưng những gì nhiều người nghĩ. Trái lại, nó giúp hai chị em độc lập hơn để có thành công như hiện  tại.

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến trái chiều về phương pháp “mẹ hổ này”. Vào năm 2013, một nghiên cứu của Giáo sư Su Yeong Kim từ Đại học Texas Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển con người và khoa học gia đình đã cho thấy hệ quả cách nuôi dạy con của những bà mẹ hổ. Theo Giáo sư Kim, hổ con thường có điểm GPA kém hơn, cảm thấy trầm cảm và xa lạ với cha mẹ mình so với những đứa trẻ có bố mẹ được êu tả là “luôn ủng hộ” và dễ chịu.

Cha mẹ voi luôn bảo vệ con kỹ lưỡng khi còn nhỏ.

Trái ngược với phong cách “mẹ hổ”, những bậc “phụ huynh voi” tin rằng họ cần phải nuôi dưỡng, bảo vệ và khuyến khích con cái mình, đặc biệt là ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Ông chia sẻ rằng: “Tôi đã có may mắn được nuôi dưỡng bởi bố mẹ voi. Nếu không có sự khuyến khích của bộ mẹ tôi với việc “Hãy làm những gì khiến con hạnh phúc - và nếu họ không cho tôi biết rằng họ yêu thương tôi, tôi không chắc tôi có đủ can đảm để bắt đầu những hành trình của mình”.

Dĩ nhiên chẳng có phương pháp nuôi dạy con nào là “hoàn hảo”, cũng như chẳng có vị phụ huynh hay đứa trẻ nào “hoàn hảo”. Điều quan trọng khi chọn phương pháp nuôi dạy con là phải phù hợp với thực tiễn, đặc biệt phải quan tâm đến tính cách, tâm lý của trẻ để tìm được cách nuôi dưỡng phù hợp. Đôi khi, kết hợp ưu điểm giữa các phương pháp cũng là một ý tưởng rất hay.

Điều quan trọng nhất vẫn là làm sao thể hiện được đúng mực tình yêu của bố mẹ. Nếu là “yêu cho roi cho vọt”, thì làm sao các con vẫn cảm nhận được phần ‘yêu”, chứ không phải sau tất cả, những gì đọng lại, ám ảnh trong tâm trí trẻ chỉ là “roi”, là “vọt” hằn sâu.