Vitamin cuối tuần: Sử dụng những ngôn từ vay mượn từ nước ngoài như thế nào?

Gần đây, tác giả Trần Vương Thuấn đã lên tiếng vì câu thơ của anh đã bị một bên xuất bản dùng làm tên của một bộ tiểu thuyết Trung Quốc.

Câu thơ Tác giả Trần Vương Thuấn (bên phải) bị dùng làm tên của một cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc
 

Theo tác giả Trần Vương Thuấn, bút danh Thục Linh, câu thơ "Uống lầm một ánh mắt cơn say theo nửa đời" vốn nằm trong bài thơ "Treo tình" của anh mà báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã đắc năm 2004, sau này đã trở thành một câu rất phổ biến trên mạng nhưng bị chất thành "uống nhầm một ánh mắt cơn say theo cả đời". 

Theo chia sẻ của anh Thuấn, lâu nay, khi câu này lưu truyền và sản sinh nhiều dị bản bị bóp méo trong một bài hát lẫn được ứng dụng vào các tình huống khác nhau thì anh thường chỉ gãi đầu cười: "Nhìn điều anh viết ra đi quá khỏi tưởng tượng hình dung của anh cũng là một trải nghiệm hay".

Nhưng lần này anh lên tiếng khi một người dịch tên Thu ngân đã dùng hai câu này để làm tựa đề cho bản dịch một chuyện ngôn tình Trung Quốc của một tác giả như trong ảnh, như thể đó là của chính tác giả Trung Quốc. Với tư cách là tác giả hai câu thơ trên, anh không đồng ý cho việc sử dụng làm tựa đề này. Lý do đơn giản là việc này hai câu trên trong thời gian tới, sau khi mất sở cứ sẽ trở thành của chính tác giả Trung Quốc ấy. Hai câu thơ có thể không có giá trị gì nhiều, nhưng anh không thích chúng bỗng thuộc về một tác giả Trung Quốc. 

Câu chuyện của tác giả Trần Văn Thuấn cũng có phần liên quan tới chủ đề của chương trình Vitan cuối tuần lần này. Đó là việc chúng ta sử dụng những ngôn từ vay mượn từ nước ngoài như thế nào? Đặc biệt là trong thời gian gần đây, có rất nhiều hiện tượng các bạn trẻ lấy những ngôn ngữ Hán Việt trong các bộ phim và sử dụng vào trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Điều này thì có những tác động như thế nào và đặc biệt là trong đời sống văn chương thì việc sáng tác nếu như sử dụng những ngôn ngữ ở nước ngoài để thay thế cho ngôn ngữ thuần Việt cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định ra sao?