Nhập liệu online, chăm sóc khách hàng qua mạng, chơi game kiếm tiền, hay livestream bán hàng.., những công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp đi kèm với những lời hứa hẹn như được bao ăn ở, đi lại, được đăng tải trên các trang mạng xã hội hay các nhóm tìm việc,… đã vẽ ra giấc mơ màu hồng cho rất nhiều người. Nhưng thực tế lại khác xa.
- Em bị gạt nói là đi làm bồi bàn ở Campuchia, qua tới đó nó bán em vô một khu rất lớn.
- Tôi khuyên mọi người có ý định đi sang Campuchia thì tuyệt đối không nên tin những lời giới thiệu trên mạng xã hội, đều là lọc lừa cả.
Đó là chia sẻ của 2 nạn nhân sập bẫy “việc nhẹ - lương cao” đã may mắn được giúp đỡ trở về quê hương sau thời gian ám ảnh nơi xứ người. Điểm chung ở họ và rất nhiều những “con mồi” khác bị các tổ chức lừa đảo thao túng đó là sự nhẹ dạ, cả tin, nôn nóng có thu nhập và ôm giấc mộng đổi đời.
Không chỉ bị lừa tiền, một số nạn nhân còn rơi vào tình cảnh nguy hiểm hơn khi bị dụ dỗ đưa qua biên giới, bị thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, bắt ép lao động phi pháp.
Theo Đại tá Phạm Long Biên- Trưởng Phòng Phòng, chống mua bán người, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng), các nận nhân sập bẫy của các tổ chức lừa đảo, nếu có may mắn được trở về Việt Nam thì cũng sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề: Tất cả các nạn nhân bị mua bán đều rơi vào tình trạng bị bóc lột, bị cưỡng bức lao động, cưỡng bức tình dục. Khi trở lại rất nhiều người bị sang chấn tâm lý. Đa số bị mặc cảm tự ti. Bởi người ta đã trải quan rất nhiều trải nghiệm đau buồn. Khi họ trở về Việt Nam thì việc tái hòa nhập cộng đồng là vấn đề khó khăn. Bởi vì có những người phải bỏ ra một số tiền chuộc rất lớn. Vì thương con, có những gia đình phải thế chấp cả nhà cửa để nộp tiền chuộc.

Theo số liệu của Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ tư lệnh Biên Phòng, hai tháng đầu năm 2025, lực lượng Biên Phòng đã đấu tranh thành công 2 chuyên án mua bán người, bắt 6 đối tượng, giải cứu hàng trăm người là nạn nhân của loại tội này.
Tại ĐBSCL, mới đây, vào ngày 06/2/2025, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Kiên Giang cũng đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên tiếp nhận 24 công dân Việt Nam bị lừa đảo sang nước ngoài làm việc trái phép và bị lực lượng chức năng Campuchia phát hiện bắt giữ, trao trả về nước. Họ đa phần là người trẻ, đến từ nhiều nơi trên cả nước và đều mong muốn tìm kiếm việc làm có thu nhập cao.
Những con số trên cho thấy tình hình tội phạm mua bán người qua biên giới vẫn đang rất nóng, bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng. Nói về công tác đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán người, Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn- Đoàn trưởng đoàn Đặc nhiệm Biên phòng Miền Nam cho biết: Với mục tiêu bóc gỡ, triệt phá tận gốc các đường dây mua bán người, chúng tôi đã tung hàng trăm lượt trinh sát đi xác nh. Với các nạn nhân nữ thì đối tượng này đưa vào các tổ chức, đường dây mại dâm. Đối với các nạn nhân nam thì đối tượng đưa vào các tổ chức lừa đảo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, “hàng rào” phòng vệ của người dùng đang trở nên yếu ớt, trong khi thủ đoạn lừa đảo thì rất tinh vi. Nếu người dân đã được cảnh báo nhiều về các hình thức lừa chuyển tiền, lừa mua hàng online hay trúng thưởng... thì giờ đây, các đối tượng xấu lại lợi dụng các hội nhóm trên Zalo, Viber, Facebook... để thực hiện hành vi lừa đảo, khiến không ít người sập bẫy. Nếu may mắn không rơi vào tay các tổ chức mua bán người thì cũng ngậm ngùi chịu cảnh trắng tay vì tiền bị mất mà việc cũng chẳng thấy đâu.
Theo một số chuyên gia, các đối tượng lừa đảo thường nhắm tới những người tìm việc chưa có nhiều kinh nghiệm, mang tâm lý hám lợi và nôn nóng đổi đời. Vì vậy, để tránh rơi vào các bẫy lừa như trên, cần cảnh giác trước những thông tin tuyển dụng thiếu nh bạch trên mạng xã hội.
Trước khi quyết định làm việc ở nước ngoài, cần tìm hiểu rõ thông tin về công ty, môi trường làm việc và điều kiện pháp lý. Nếu có nghi vấn, nên liên hệ với cơ quan chức năng để được tư vấn phù hợp.
Mơ ước việc làm có thu nhập cao, làm giàu là ước mơ chính đáng nhưng nếu nhìn vào những cái lợi trước mắt, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân lúc nào không hay. Câu chuyện không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đang đối mặt, nhóm tội phạm liên quan buôn người hoạt động tại một số khu vực biên giới vốn đang trở thành những điểm nóng nổi cộm trong thời gian qua. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực ngăn chặn nạn buôn người và lừa đảo nhưng cần nhất vẫn là ý thức tỉnh táo của công dân.
***
Xuất khẩu lao động là chủ trương được nhất quán và đúng đắn của nước ta nhằm tạo công ăn việc làm, học tập kinh nghiệm cho người dân có nhu cầu thông qua các tổ chức xuất khẩu lao động được cơ quan chức năng cấp phép. Ở đó người lao động được đào tạo nghề, khi xuất cảnh được thực hiện quyền bảo hộ công dân, được trả công đúng năng lực và vị trí công việc, hợp đồng lao động có thời hạn và được làm thủ tục quay về nước khi hết hạn.
Tại Việt Nam, có những ngôi làng được mệnh danh là “làng xuất khẩu”, người lao động gửi tiền về cho gia đình xây nhà, giải quyết khó khăn… là có thật. Khi có ý định xuất khẩu lao động, công dân hãy nhìn ở góc độ công khai, nh bạch, có pháp lý… mới tin tưởng để khăn gói lên đường. Còn nếu chỉ dựa vào lời ngon ngọt “việc nhẹ lương cao” thì khả năng rất cao là lừa đảo của đường dây buôn người.
Để không trở thành nạn nhân của đường dây mua bán người với cái mác “việc nhẹ lương cao”, mỗi công dân phải tự nâng cao nhận thức, tránh xa các mối quan hệ “độc hại”, nhất là những lời dụ dỗ ngon ngọt, hứa hẹn giúp đỡ ra nước ngoài làm việc theo đường tiểu ngạch (vượt biên). Trong số những lao động có nhu cầu làm việc ở nước ngoài, muốn kiếm tiền ngay tức khắc, có thể nhiều người “bức bối” vì thiếu thu nhập nên đã nghĩ quẩn làm liều.
Những trường hợp này rất cần lời khuyên nhủ, sự chia sẻ của người thân trong gia đình để người họ tỉnh táo hơn. Hãy luôn nhớ rằng xã hội rất công bằng, trả tiền theo năng lực, theo sức lao động, chẳng có nơi nào thuê người làm việc nhẹ nhàng nhưng trả lương lại hậu hĩnh 5-7 ngàn USD/tháng.
Đầu năm 2025, tỉnh Cà Mau ghi nhận một trường hợp bị bán sang Campuchia lúc 13 tuổi, sau đó được giải cứu, nhưng đến năm 17 tuổi thì cô gái này lại tiếp tục bị dụ dỗ. Điều này có thể bắt nguồn từ chướng ngại tâm lý khó tái hòa nhập cộng đồng sau khi nạn nhân tự giải thoát hoặc được giải cứu, trở về quê hương.
Trước thực trạng này, Bộ Nội Vụ và các ngành chức năng trên cả nước cũng cần triển khai nhiều chiến dịch, chương trình hỗ trợ để giúp nạn nhân tránh nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội và bị tái mua bán. Hiện, Việt Nam cũng đã có những địa chỉ tin cậy, như: Nhà Nhân ái ở Lào Cai, Ngôi nhà Bình Yên ở Hà Nội… được ví như nơi trú ẩn an toàn, là gia đình mới của những cô gái trẻ từng là nạn nhân của của các tổ chức mua bán người.
Ước mơ lao động nuôi thân là chính đáng nhưng nếu nhìn vào những cái lợi trước mắt, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân lúc nào không hay. Vậy nên, mỗi người phải cẩn trọng và tỉnh táo, đừng tin lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao” để cuộc đời bị đánh cắp.