Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn hút khách

Trong quý III này, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn đang tăng cao. Theo thống kê, Tiền gửi của người dân và các tổ chức vào hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 15 triệu tỷ đồng.

# Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương áp dụng các giải pháp thực tiễn hiệu quả để tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao. Còn theo Tổng Cục thuế, cả nước còn gần 49.000 hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân chưa được giải quyết. Các Cục Thuế đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế. 

# Trong quý III này, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn đang tăng cao. Theo thống kê, Tiền gửi của người dân và các tổ chức vào hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 15 triệu tỷ đồng.

Ảnh nh họa: TP

Dù lãi suất huy động vẫn ở mức thấp, nhưng con số này cũng phản ánh, tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. 

Và tính từ đầu tháng 9, các nhà băng vẫn có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm với mức dao động từ 0,1-0,8%. (Bnews)

# Tình trạng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại hoặc nhắn tin hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ tài chính nhằm chiếm đoạt tài sản ngày một tinh vi. Nhiều ngân hàng vừa phát đi cảnh báo các chiêu thức lừa đảo liên tục thay đổi, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt người dân.

Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo mới và tự trang bị những kiến thức cần thiết về an toàn thông tin để bảo vệ bản thân và tài sản của mình. 

# Theo thống kê, nhiều địa phương đã đạt doanh thu kỷ lục từ du lịch dịp 2/9. Theo Cục Du lịch quốc gia, 4 ngày nghĩ lễ, ước tính du lịch cả nước đã phục vụ khoảng 3 triệu lượt du khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỷ từ du lịch như: TPHCM (~3.000 tỷ đồng), Hà Nội (~2.200 tỷ đồng), Đà Nẵng, Quảng Ninh (~1.000 tỷ đồng). 

# Những ngày này, thị trường đồ dùng học tập đang rất sôi động, trong khi đó giá cả không có nhiều biến động so với năm trước.

Đặc biệt, do tạo được lòng tin với người tiêu dùng, năm nay, hàng Việt tiếp tục cho thấy sự áp đảo so với các sản phẩm nhập khẩu. 

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa

# Sau 4 phiên nhích nhẹ trong chuỗi 7 phiên giằng co biến động trong biên độ hẹp, áp lực bán khá mạnh diễn ra trên diện rộng đã khiến thị trường mở cửa chìm trong sắc đỏ và chỉ số VN-Index giảm mạnh về dưới mốc 1.270 điểm.

Hầu hết các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều đang gặp phải áp lực bán mạnh. Cụ thể, FPT, TCB, VPB và HDB đều giảm. Trái lại, VHM, GAS và BID là 3 mã hiếm hoi vẫn còn giữ được sắc xanh nhưng mức tăng cũng không đáng kể.

# Nhóm ngành công nghệ thông tin ghi nhận mức sụt giảm mạnh trên thị trường. Trong đó, lực bán chủ yếu tập trung ở 2 mã FPT giảm 1.63% và CMG giảm 1.57%.

# Ngành tài chính tuy có mức giảm không quá lớn nhưng lại là nhóm ngành đang có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số khi chiếm hơn 34% tỷ trọng vốn hóa toàn thị trường cùng độ rộng với hầu hết các mã đều nhuộm đỏ.

Cụ thể, sắc đỏ xuất hiện ở các mã như MBB giảm, VPB giảm, SSI giảm, TCB giảm … Chỉ còn một số ít các mã như FTS, BID, CSI, VNR… vẫn giữ được sắc xanh nhưng mức tăng không đáng kể.

# Ở chiều ngược lại, nhóm chăm sóc sức khỏe với diễn biến khá tích cực khi tiếp nối đà tăng của 3 phiên trước đó mặc dù sự phân hóa vẫn đang hiệu hữu với gần 30 mã tham chiếu.

Cụ thể, sắc xanh xuất hiện ở các mã IMP tăng 4.67%, DCL tăng 0.39%, DHT tăng 0.58%, AMV tăng 3.33%… Riêng DHG giảm 0.56%, OPC giảm 3.35%, TNH giảm 1.04%, DVM giảm 1.96%… là những mã vẫn đang chịu áp lực bán không mấy tích cực.

# Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm mạnh hơn 12 điểm, xuống còn 1.271 điểm./.