"Tiệm sách đặc biệt” của cụ ông U100 giữa lòng Sài Gòn

Giữa lòng Sài Gòn – TP.HCM sôi động, sầm uất; bên cạnh những cửa hàng sách khang trang, hiện đại…. vẫn còn đó những hiệu sách cũ, những người bán sách cũ đi cùng năm tháng.

Mấy chục năm qua, họ vẫn giữ nghề, bán những cuốn sách cũ đã nhuốm màu thời gian, không chỉ vì mưu sinh mà còn bởi lòng yêu sách, mến sách, âm thầm gìn giữ một nét đẹp trong văn hóa đọc trên mảnh đất Sài Thành.

“Nếu họ có tiền thì họ trả, không có tiền thì tôi nói khi nào có tiền thì đem lại, bữa nào có thì trả không thì thôi”.

“Tôi cho luôn tôi tặng luôn. Tôi nói “Thôi con lấy luôn đi”, tôi tặng hết để mình duy trì văn hóa đọc, họ thích đọc mà họ không có tiền thì mình đưa cho họ đọc”.

Nép mình ở góc vỉa hè trên con đường Lâm Văn Bền đoạn gần trường tiểu học Nguyễn Thị Định (TPHCM) là tiệm sách cũ “kỳ lạ” của ông Trần Minh Quang.

Nép mình ở góc vỉa hè trên con đường Lâm Văn Bền đoạn gần trường tiểu học Nguyễn Thị Định (phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM) là tiệm sách cũ “kỳ lạ”: không nhà cửa, chẳng biển hiệu, mua 1 được 2 thậm chí còn được tặng ễn phí… của ông Trần Minh Quang (97 tuổi).

Ông Quang quê ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hơn 20 năm về trước, gia đình làm ăn thua lỗ, vợ con ly tán, ông lang bạt vào Sài Gòn mưu sinh ở độ tuổi thất thập. Thời gian đầu đến với mảnh đất Sài Thành, khoảng năm 1999, ông mở quán ăn nhỏ. Tuy nhiên, phần vì môi trường quán xá đông đúc, xô bồ; phần do tuổi cao, công việc nấu nướng, dọn dẹp khiến ông đuối sức, nên ông nghỉ bán. Sau đó, ông chuyển hướng sang mở “tiệm sách dã chiến” mưu sinh.

Chia sẻ về lý do lựa chọn và gắn bó với nghề bán sách cũ vỉa hè đến ngày nay, ông Quang trải lòng: “Tôi ở bên Đồng Nai, tôi đến Sài Gòn bán sách từ năm 2000 đến nay là năm 2025, tức là tôi bán ở đây 25 năm rồi. Tôi mê sách mà mến sách mà quý trọng sách lắm thành ra tôi mới lựa chọn bán sách. Tôi rất là yêu sách, thành ra tôi mở ra bán sách là tôi để tôi đọc. Sách là quý lắm, văn hóa thông tin là nhờ sách không, nó giúp ích cho mình về vấn đề đời sống, về văn hóa...”

Thấm thoát hơn 20 năm trôi qua, đều đặn mỗi ngày, “tiệm sách” không tên của ông Quang “mở cửa” đón khách từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.

Theo lời kể của ông Quang, thập niên 2000, sách, báo cũ được săn lùng và rất có giá. Từ người lớn đến trẻ em, ai ai cũng mê đọc sách, nghiền truyện tranh nên ông trải tấm bạt nhỏ bán sách, báo cũ trên vỉa hè quận 7 để mưu sinh và thỏa mãn niềm đam mê đọc sách của mình.

Thời gian đầu “khởi nghiệp”, ông mua sách, báo cũ từ những người bán ve chai, ở những cửa hàng bán sách báo ở quận 5, quận 1… với giá 5.000 - 10.000 đồng/kg, rồi phân loại bán theo cuốn. Những năm sau này, tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần cộng thêm không có tiền để thu mua sách làm vốn, ông được bà con xung quanh, các nhà hảo tâm mang sách, báo đến tặng. Cứ như thế, năm này qua tháng nọ, ông vẫn có sách để bán hằng ngày để trang trải cuộc sống sinh hoạt.

“Tôi thu mua ở trong đường Trần Nhân Tôn, Nguyễn Thị Minh Khai với gần nhà thờ Đức Bà nó có đường sách mua. Thu nhập thì có khi cũng khá khá, có khi là không có rất thất thường. Buôn bán một ngày thì kiếm được 100 trăm mấy còn nhiều bữa mười mấy nghìn à. Bây giờ già rồi, không có đi mua được. Tôi đi chiếc xe đạp vô đó cả ngày. Mua rồi nó nặng quá, 2-3 trăm ký không chở được, thành ra tôi không có đi.

Ở đây, họ tới họ cho sách, sách họ cho không: sách tình cảm, sách kinh tế, sách Anh văn, tiếng Nhật, tiếng Hàn, truyện tranh, từ điển…. đủ thứ hết..Họ giúp đỡ tôi giữ lắm. Tôi mang ơn ở đây dữ lắm", ông Quang chia sẻ.

Ông cụ vẫn ngủ ven đường, “tổ ấm” nhỏ là chiếc võng cột tạm bên hàng cây, “gia tài” vỏn vẹn chỉ có chiếc xe đạp cũ kỹ cùng chiếc xe đẩy chứa hàng trăm quyển sách, báo cũ được được ông xếp ngay ngắn, tỷ mỉ.

Thấm thoát hơn 20 năm trôi qua, đều đặn mỗi ngày, “tiệm sách” không tên của ông Quang “mở cửa” đón khách từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Cứ mỗi sáng sớm, nơi góc đường Lâm Văn Bền, người ta lại thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ cẩn thận bày những chồng sách, báo cũ ra tấm bạt nhỏ trải trên vỉa hè.

Đến khoảng giữa trưa, ông cụ lại cặm cụi sắp xếp lại đống sách lên chiếc xe đẩy nằm nép trong góc tường, rồi che chắn kỹ càng để tránh mưa, tránh gió.

Gắn bó với nghề bán sách cũ lề đường ở Sài Gòn – TP.HCM ngót nghét hơn 2 thập kỷ qua, số tiền kiếm được từ bán sách báo cũ chả đáng bao nhiêu, nhất là trong bối cảnh hiện nay, mạng internet bùng nổ, nhiều phương tiện hiện đại như smartphone, tivi, ipad… xuất hiện, vị trí của sách, báo cũ cũng không còn như xưa.

Ông cụ vẫn ngủ ven đường, “tổ ấm” nhỏ là chiếc võng cột tạm bên hàng cây, “gia tài” vỏn vẹn chỉ có chiếc xe đạp cũ kỹ cùng chiếc xe đẩy chứa hàng trăm quyển sách, báo cũ được được ông xếp ngay ngắn, tỷ mỉ.

Trải qua hàng chục năm vất vả, cực khổ nhưng đến nay tuổi đã cao, ông vẫn cần mẫn bày bán sách cũ trên vỉa hè, cố gắng duy trì hàng sách cho đến ngày nay. Ông giữ nghề không chỉ vì kế sinh nhai, vì ếng cơm manh áo mà còn vì tình yêu sách, quý sách. Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, ước nguyện cuối đời của ông là được tặng “gia tài” sách cũ cho trường học, cho những ai cần với mong muốn lan tỏa, giữ gìn văn hóa đọc giữa thời đại công nghệ số bùng nổ như giữa lòng đô thị Sài Gòn - TP.HCM.

“Tôi duy trì bán sách 20 năm nay, thứ nhất là để mưu sinh, kiếm chút đỉnh tiền sống qua ngày sống qua ngày. Thứ hai nữa là tôi yêu sách lắm. Tôi tôi thích đọc sách lắm vì đọc sách là mình hiểu đủ thứ chuyện hết. 20 năm qua tôi nhờ sách mà tôi sống được. Tôi nhờ sách mà tôi mới có ngày hôm nay.

Nhờ đọc sách mà tôi nh mẫn vậy nè, tâm hồn của tôi cũng như là con người tôi nó thoải mái lắm. Mà tôi có ý định, sau này tôi muốn hiến tặng xe sách cho trường học hay là hiến do địa phương, Tôi mang con chữ đến cho người ta. Tôi tặng hết đặng để mình duy trì văn hóa đọc”, ông Quang chia sẻ.

 

SỐNG Ở SÀI GÒN

Đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa làm nên lịch sử khi giành chức vô địch AFF Cup 2024 sau chiến thắng kịch tính 3-2 ở trận chung kết lượt về trước Thái Lan, qua đó thắng chung cuộc với tổng tỷ số 5-3 sau hai lượt trận. Một hành trình với nhiều quyết tâm, sự đoàn kết mạnh mẽ và tinh thần cống hiến quên mình đã tạo nên những khoảnh khắc rực rỡ, đầy cảm xúc.

Vô địch AFF Cup 2024 không chỉ là chiến thắng về thể thao, mà còn là biểu tượng cho ý chí vươn lên và tinh thần của bóng đá và con người Việt Nam. Người dân Sài Gòn và các tỉnh thành khác đã xuống phố ăn mừng cùng đội tuyển bóng đá Việt Nam vinh quang này.

Đầu năm 2025, người hâm mộ bóng đá đã trải qua một đêm không ngủ sau khi đội tuyển Việt Nam đăng quang chức vô địch AFF Cup 2024 vào tối 5/1. Nhiều người dân sống ở các đô thị cả nước đã cùng nhau xuống phố ăn mừng chiến thắng với niềm hân hoan, kiêu hãnh của bóng đá nước nhà. Chúng ta quen gọi những cuộc vui bóng đá hòa trong biển người như thế là “đi bão”.

Cũng khá lâu rồi, người hâm mộ bóng đá mới lại đắm mình trong niềm vui sướng như vậy. “Việt Nam vô địch!” đã trở thành khẩu hiệu hô vang khắp mọi ngóc ngách, đường phố Sài Gòn trong đêm 5/1 vừa qua. Người dân “đi bão” không chỉ vì niềm vui do môn thể thao này mang lại, mà còn tự hào khi thấy tinh thần đoàn kết, tình yêu nước cháy rực qua từng ánh mắt, nụ cười. Cảm giác như triệu triệu con tim người dân trên đất Việt cùng chung một nhịp đập để hòa chung niềm vui của dân tộc.

Đến nay, dư âm ấy vẫn còn được nhắc đến ở các cuộc trò chuyện nơi công sở, cà phê, quán nước hay trên mạng xã hộ... Nó cũng là động lực rất lớn để đội tuyển VN chuẩn bị đến với các giải đấu quan trọng của năm 2025 như Vòng loại Asian Cup 2027, vòng loại U23 châu Á và cả SEA Games 33.

Báo chí quốc tế thường hay nhắc đến những đêm “đi bão” của người Việt với góc nhìn thiện cảm và phấn khích. Họ vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến người người ra đường cầm cờ đỏ sao vàng, băng rôn với dòng chữ "Việt Nam chiến thắng" và hò hét “Việt Nam vô địch”.

Biển người rợp màu cờ Tổ quốc những lần” bão đêm” như thế đã trở thành đặc sản văn hóa “có một không hai” của Việt Nam. Điều này thật hiếm hoi và may mắn mới trùng vào dịp du lịch của họ. Những lần như vậy, không ít người nước ngoài cũng hòa vào niềm vui “đi bão” để sưu tầm những kỷ niệm khó quên trong chuyến du lịch của mình.

Còn bạn, ở Sài Gòn đã lâu, nếu bạn chưa lần nào “đi bão”  hoặc vô tình hòa vào biển người trong bất kỳ dịp mừng chiến thắng nào của bóng đá VN thì có lẽ hơi thiếu một chút trải nghiệm. Dẫu vẫn là kẹt xe, phải nhích từng tí từng tí trong dòng người đông đúc nhưng ai cũng nở nụ cười rạng rỡ với niềm vui chung.

Có lỡ bị người khác chạy xe dẫm phải chân thì cũng không sao, cũng chẳng nhăn nhó, cáu kỉnh như ngày thường, mà sẽ trao cho nhau nụ cười trìu mến… Rồi trên những cung đường đi bão, quy định mới về việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ lại là cơ hội để họ cùng nhau đếm ngược thật to chờ tín hiệu đèn xanh…

Sài Gòn những đêm “đi bão” rất lạ lùng. Bỏ hết mọi tất bật, bộn bề của cuộc sông, từ các thanh niên, nam thanh nũ tú, người già đến trẻ con… đều hân hoan chung một niềm vui sướng tột cùng; khắp các nẻo đường rợp bóng cờ tổ quốc tung bay.

Tất cả những đêm “đi bão” ấy, dường như đó đều là những đêm Sài Gòn không ngủ. Sài Gòn rộn rã, huyên náo hơn mọi ngày. Sài Gòn những đêm ấy thật tuyệt vời với những cảm xúc khó tả…

Có ở trong biển người, có hòa mình vào dòng người đi bão ngoài kia mới cảm nhận rõ được: Nếu cùng chung một mục tiêu, lý tưởng vì tổ quốc thì người Việt Nam đoàn kết, cùng nhau tạo nên một sức mạnh tập thể như thế nào. Người Việt Nam yêu bóng đá, nhưng họ yêu hơn cái màu cờ đỏ sao vàng của dân tộc.

Bóng đá trở thành phương tiện để người dân thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Và chỉ chờ đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng khải hoàn, những tình yêu đều được giải tỏa và đơm bông kết trái… qua những dịp “bão đêm” với văn hóa giao thông văn nh và an toàn…  

TIN YÊU

# TP.HCM vừa tổ chức lễ phát động kêu gọi người dân trở thành công dân số để kết nối nhanh chóng với chính quyền, hướng tới mục tiêu xây dựng một chính quyền số hiện đại, thân thiện và hiệu quả, thông qua ứng dụng Công dân số. Để trở thành Công dân số TP.HCM, người dân tìm kiếm và tải ứng dụng trên Google Play hoặc App Store với tên ứng dụng “Công dân số TP.HCM”.

App Công dân số là nền tảng kết nối công dân và chính quyền qua các chức năng như Phản ánh kiến nghị, Tra cứu thủ tục hành chính, Lấy ý kiến người dân. Người dân cũng được cập nhật thông tin về các hoạt động, chủ trương, chính sách của TP; tin tức, thông báo, cảnh báo khẩn cấp…

# Sau công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn), UBND TP Thủ Đức tiếp tục khánh thành công viên Sáng tạo. Công viên có chiều dài hơn 1km dọc bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm), chiều ngang theo mép bờ cao khoảng 100 - 120m, diện tích hiện hữu khoảng 10ha với điểm nhấn là bức tường graffiti dài 30m thể hiện sự năng động, trẻ trung và sáng tạo của thế hệ mới. 

Công viên Sáng tạo được đưa vào hoạt động sau hai tháng triển khai bằng nguồn xã hội hóa. Qua đây, UBND TP Thủ Đức gửi gắm mong muốn công viên Sáng tạo trở thành biểu tượng mới của thành phố, là điểm đến lý tưởng cho người dân và du khách, nơi diễn ra nhiều hoạt động và sự kiện mang tính sáng tạo. 

# Vừa qua, tại Khu chế xuất  Linh Trung I, Liên đoàn Lao động TPHCM  đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân đoàn kết” năm 2025 dành cho 15.000 hộ gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bão lũ, doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, những gia đình không có điều kiện về quê đón Tết…

Tại chương trình, LĐLĐ TP.HCM đã chăm lo 360 hộ gia đình đoàn viên, công nhân lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Mỗi hộ sẽ nhận được một voucher trị giá 300.000 đồng và tiền mặt 1,5 triệu đồng, các bé được nhận lì xì.

Cũng trong dịp này, các gia đình được tham gia nhiều hoạt động: tham quan không gian Tết cổ truyền, ông đồ tặng chữ, gian hàng trò chơi thiếu nhi, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc.