100 năm qua, người dân nơi đây đã tận dụng đất sét để tạo nên làng nghề gạch ngói lớn nhất vùng châu thổ Cửu Long. Đã từ lâu, người dân Vĩnh Long tự hào với danh xưng “vương quốc gạch đỏ” với làng nghề gạch, gốm thủ công truyền thống.
Anh Võ Hài Hữu - chủ lò gạch ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long nhớ lại:
“Vào khoảng thập niên năm 1990 rất thịnh vượng, sản xuất không đủ để bán. Lúc đó chủ yếu sản xuất gạch tàu, gạch men thì chưa có, gạch ống chưa có làm theo công nghệ như hiện nay. Sản xuất chủ yếu phục vụ cho các khu công nghiệp, bán rất đắt. Công nhân làm việc có khoảng 20 công nhân làm khoảng 3-4 ệng lò làm không đủ đáp ứng nhu cầu. Công việc cực nhọc nhưng có thu nhập cao, rất là vui”.
Câu chuyện “thương màu gạch đỏ” được bắt đầu từ những năm tháng phồn thịnh nhất của nghề làm gạch, khi mà cả thị trường Đông Dương cần đến gạch – một loại vật liệu chính yếu để xây các công trình. Nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ban đầu, bà con tận dụng nguồn đất sét dồi dào chỉ để sản xuất gạch và ngói.
Hàng nghìn lò nung rực lửa quanh năm suốt tháng. Thêm vào đó, số lượng ghe chở hàng, nguyên liệu ra vào bến liên tục, kín cả sông Mang Thít, Cổ Chiên, kinh Thầy Cai và đưa Vĩnh Long nhanh chóng trở thành “vương quốc đỏ” của ền Tây.
Thời hoàng kim của những năm 1980, ngành gạch gốm có gần 3.000 ệng lò hoạt động xuyên suốt quanh năm. Làng nghề cung cấp gạch thẻ, gạch ống, gạch tàu… số lượng lớn cho người dân trong và ngoài tỉnh.
Hàng nghìn sản phẩm gạch, gốm với mẫu mã, kiểu dáng khác nhau được tạo ra từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã được khách hàng ưa chuộng và giúp cho nhiều cơ sở sản xuất gạch gốm “ăn nên làm ra” một thời.
Trong những năm hoàng kim, sản phẩm gốm đã xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: Hoa Kỳ, Australia, Đài Loan, HongKong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản. Anh Võ Hoài Hữu – Chủ lò gạch tại xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít cho biết:
“Nhà tôi 3 đời làm gạch, hồi đó sản xuất không đủ để bán. Do là hồi đó chỉ sản xuất gạch tàu với gạch ống thôi chứ thời đó gạch men và gạch công nghiệp như bây giờ đây có, sản xuất để bán cho các khu công nghiệp bán rất chạy. Công nhân thì lúc nào cũng gần 20 người, 3-4 ệng lò, công việc cực nhọc mà đem lại thu nhập rất cao, cảm xúc thời đó khó tả lắm, rất là vui”.
Viên gạch đỏ au cũng phải trải qua quá trình nung chín với sức nóng hàng nghìn độ C. Nghề làm gạch cũng được xem là điêu luyện và khổ luyện. Thông thường, một mẻ nung, người ta cần đến 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nung và 10 ngày để xây cửa lò và chờ gạch nguội.
Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra, canh lửa rất cẩn trọng, để đảm bảo gạch chín vừa đúng. Sau khoảng một tháng nung, thành phẩm thu được là khoảng 120.000 viên gạch đỏ au đúng chuẩn.
Năm 1990, sản lượng gạch ở Mang Thít vượt mức 300 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng cho cả vùng ĐBSCL. Hàng năm, làng nghề tạo ra nguồn thu chiếm gần 50% ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho 15% dân số của huyện.
Ông Bùi Hữu Mai – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Gạch – Gốm Vĩnh Long cho biết: “Năm 1985 là xuất hiện cái máy cho sản xuất gạch, lúc đó là nâng tầm giá trị sản phẩm lên. Mình sản xuất đa dạng sản phẩm, tại vì trước đây mình chỉ làm được gạch xây và ngói âm dướng để lợp thôi. Mình làm máy thì chất lượng đồng đều thì lúc đó gạch của mình bắt đầu xuất khẩu qua các thị trường Úc và Đài Loan”.
Đặc biệt, khi chính quyền huyện Mang Thít ban hành các quy định cụ thể, các lò gạch nung được sắp xếp dọc theo các tuyến sông Cổ Chiên, Kinh Thầy Cai, Hòa Tịnh và cối ép gạch chỉ được khai thác ở những vùng đất gò không trồng lúa được hoặc trồng lúa hiệu quả thấp. Ngành sản xuất gạch ngói khi ấy được điều hành xoay quanh trục: Phát triển công nghiệp trên cơ sở cải tạo mặt bằng nông nghiệp. Chính sự tham gia định hướng ấy đã tác động mạnh mẽ đến việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương bền vững hơn.
Hoàng kim là vậy, nhưng ông chủ của những lò gạch nung truyền thống Mang Thít lại không đủ sức trụ nổi khi bước sang giai đoạn cạnh tranh của thị trường. Giá nguyên liệu tăng liên tục, mỗi lò 200.000 viên gạch phải bỏ ra trên 50 triệu đồng tiền chất đốt. Đầu tư nặng vốn nhưng giá gạch thành phẩm lại không tăng.
Thua lỗ nhiều năm liên tiếp, buộc chủ lò phải vay vốn ngân hàng để cầm cự. Nhưng gạch nung truyền thống lại phải chịu sức ép cạnh tranh với các loại gạch không nung công nghiệp hiện nay. Dần dà, người làm gạch cũng “buông tay” bỏ nghề, lò gạch dần tắt lửa. Từ 2.400 lò nung, giờ đây, địa phương chỉ còn 61 lò còn hoạt động. Rêu phong, bụi bặm đã phủ lên “vương quốc” gạch nung màu thời gian đầy cổ kính.
Người ta không còn nghe tiếng máy ép gạch, tiếng công nhân nói chuyện rôm rả. Thay vào đó là những ệng lò bỏ hoang, toát lên màu vàng úa.
Để vực dậy sức sống cho hệ thống “lò gạch cũ”, Vĩnh Long quy hoạch hướng đi mới cho làng nghề này bằng cách bắt tay làm du lịch. Năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Di sản đương đại Mang Thít”, thực hiện khai thác các lò gạch truyền thống hiện có trên địa bàn làm điểm nhấn để phát triển du lịch. Đưa “vương quốc” gạch ngói Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực. Toàn vùng di sản được quy hoạch khoảng 3.000 hecta, hiện còn 800 lò nguyên vẹn, 500 lò đã bị hư hỏng trở thành phế tích.
Hiện địa phương đã khoanh vùng và ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm tiếp sức, tạo sự đồng thuận để người dân gìn giữ lò gạch, không tháo dỡ trong thời gian chờ Đề án được triển khai. Theo đó, mức hỗ trợ cho Lò loại 1 (những lò còn nguyên vẹn) sẽ là 15 triệu đồng/lò; lò loại II (những lò đã hư hại hoặc phá dỡ một phần, độ cao từ 5m trở lên) là 10 triệu đồng/lò; lò loại III (những lò chỉ còn là phế tích, chân lò, độ cao dưới 5m) được hỗ trợ 5 triệu đồng/lò.
Hiện nay, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp gốm đã đổi mới công nghệ từ nung bằng lò tròn truyền thống sang lò nung liên hoàn, cải thiện quy trình sản xuất, công nghệ nung gạch gốm thân thiện với môi trường và nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, dù đã hết sức cố gắng, ngành gạch gốm tỉnh Vĩnh Long chưa thể phát triển như trước đây. Hiện tại, toàn tỉnh còn hơn 20 doanh nghiệp sản xuất gốm, sản lượng trung bình đạt khoảng 5 triệu sản phẩm, trị giá trị khoảng 400 tỉ đồng/năm.
Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạch, gốm trên thị trường, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Di sản đương đại Mang Thít”.
Đây là bước đi mới của tỉnh nhằm bảo tồn và phát triển nghề gạch gốm truyền thống vừa kết hợp với phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lò gạch gốm hiện có, làm điểm nhấn mang tính đột phá, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm:
“Chúng ta đã thông qua được đồ án quy hoạch chung của vùng sản xuất gạch gốm Mang Thít. Sau khi ban hành đồ án này chúng ta sẽ có quy hoạch chi tiết, sau đó mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các quy hoạch chi tiết, làm sao cho đa dạng về các dịch vụ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch trong thời gian tới”.
Đêm 16/11, Vĩnh Long long trọng khai mạc Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh, với nhiều hoạt động nhằm xúc tiến thương mại đầu tư phát triển du lịch một làng nghề nổi tiếng, độc đáo trong khu vực ĐBSCL.
Đây là sự kiện quan trọng được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất gạch gốm. Với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần này mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về vùng đất Vĩnh Long - Điểm hẹn phương Nam, những giá trị di sản văn hóa độc đáo của Vương Quốc Đỏ - Mang Thít.
Giờ đây, một lần nữa làng nghề được vực dậy, được khai phá một lối đi mới. Tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản. Không thể nào chỉ với “lòng yêu nghề” của các chủ lò là có thể làm được. Mà nó có sự đầu tư của các ngành các cấp và cả các nhà khoa học. Một công nghệ mới trên nền gạch nung truyền thống đã tái sinh lại “vương quốc gạch đỏ” của ền Tây một lần nữa. Lần này, phải thành công, bền vững để phát triển kinh tế ổn định hơn.